Giáo án Sinh học Lớp 10 nâng cao - Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống - Năm học 2009-2010 - Ngô Duy Thanh

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:

1. Kiến thức

- Trình bày được hệ sống là hệ thống mở có tổ chức phức tạp theo cấp bậc tương tác với nhau, với môi trường sống và hệ luôn tiến hóa.

- Nêu được sự đa dạng và thống nhất giữa các cấp tổ chức.

- Nêu được đặc điểm của các cấp tổ chức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp, kỹ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập.

3. Thái độ

- Xây dựng quan điểm duy vật biện chứng về thế giới sống: Hệ sống là hệ thống nhất tự điều chỉnh, thể hiện mối liên hệ giữa cấu trúc với chức năng, giữa hệ với môi trường sống và hệ luôn tiến hóa.

Nội dung trọng tâm:

- Hệ sống là hệ mở có tổ chức phức tạp theo cấp bậc tương tác với nhau và tương tác với môi trường sống.

- Phân biệt các cấp tổ chức chính: tế bào, cơ thể, quần thể - loài, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển, trong đó tế bào là cấp tổ chức cơ bản và sinh quyển là cấp tổ chức cao nhất, lớn nhất.

- Hệ sống là hệ thống nhất, tự điều chỉnh thể hiện mối tương quan giữa cấu trúc và chức năng, giữa hệ với môi trường sống và hệ luôn tiến hóa.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học:

- Phương pháp:

o Phương pháp chính: hỏi đáp và thảo luận nhóm.

o Phương pháp xen kẽ: diễn giảng và chứng minh.

- Phương tiện dạy học:

o Hình 1/trang 7 - SGK.

o Các mẫu bìa cứng hình chữ nhật có ghi tên các cấp tổ chức từ tế bào  mô  cơ quan  hệ cơ quan  cơ thể  quần thể - loài  quần xã  hệ sinh thái – sinh quyển để học sinh tự sắp xếp theo thứ tự cấp tổ chức từ thấp đến cao ở phần I/bài mới.

III. Nội dung và tiến trình lên lớp:

1. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra bài cũ.

Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh

2. Vào bài mới:

a. Mở bài <2 phút>

GV đặt vấn đề: Nội dung chương trình sinh học trung học phổ thông bố trí kiến thức theo cấp độ tổ chức của hệ sống từ thấp đến cao:

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 10 nâng cao - Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống - Năm học 2009-2010 - Ngô Duy Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1. CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG -------- o0o -------- Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần phải: Kiến thức Trình bày được hệ sống là hệ thống mở có tổ chức phức tạp theo cấp bậc tương tác với nhau, với môi trường sống và hệ luôn tiến hóa. Nêu được sự đa dạng và thống nhất giữa các cấp tổ chức. Nêu được đặc điểm của các cấp tổ chức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Kỹ năng Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp, kỹ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập. Thái độ Xây dựng quan điểm duy vật biện chứng về thế giới sống: Hệ sống là hệ thống nhất tự điều chỉnh, thể hiện mối liên hệ giữa cấu trúc với chức năng, giữa hệ với môi trường sống và hệ luôn tiến hóa. Nội dung trọng tâm: Hệ sống là hệ mở có tổ chức phức tạp theo cấp bậc tương tác với nhau và tương tác với môi trường sống. Phân biệt các cấp tổ chức chính: tế bào, cơ thể, quần thể - loài, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển, trong đó tế bào là cấp tổ chức cơ bản và sinh quyển là cấp tổ chức cao nhất, lớn nhất. Hệ sống là hệ thống nhất, tự điều chỉnh thể hiện mối tương quan giữa cấu trúc và chức năng, giữa hệ với môi trường sống và hệ luôn tiến hóa. Phương pháp và phương tiện dạy học: Phương pháp: Phương pháp chính: hỏi đáp và thảo luận nhóm. Phương pháp xen kẽ: diễn giảng và chứng minh. Phương tiện dạy học: Hình 1/trang 7 - SGK. Các mẫu bìa cứng hình chữ nhật có ghi tên các cấp tổ chức từ tế bào à mô à cơ quan à hệ cơ quan à cơ thể à quần thể - loài à quần xã à hệ sinh thái – sinh quyển để học sinh tự sắp xếp theo thứ tự cấp tổ chức từ thấp đến cao ở phần I/bài mới. Nội dung và tiến trình lên lớp: Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra bài cũ. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh Vào bài mới: Mở bài GV đặt vấn đề: Nội dung chương trình sinh học trung học phổ thông bố trí kiến thức theo cấp độ tổ chức của hệ sống từ thấp đến cao: - Lớp 10: Sinh học tế bào - Lớp 11: Sinh học cơ thể - Lớp 12: Sinh học quần thể và hệ sinh thái GV: Sinh vật có những đặc tính sống cơ bản nào mà em biết? HS: Trao đổi chất và năng lượng; Sinh trưởng phát triển; Sinh sản; Cảm ứng và vận động GV: Vật vô sinh có những đặc tính đó không? GV: lý giải sự khác biệt rồi kết luận: Một trong những đặc tính cơ bản của hệ sống là tính có tổ chức cao " phân biệt với hệ vô cơ và là cơ sở để hiểu các đặc tính khác của hệ sống. Tiến trình bài học : Hoạt động của GV và HS Nội dung bài mới GV: yêu cầu HS quan sát hình 1, thảo luận nhóm theo từng bàn về cách sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp theo cấu thành quan sát được " Viết ra giấy. HS: Đại diện nhóm lên xếp từ các miếng bìa. Phân tử " Đại phân tử " Bào quan " Tế bào " Mô " Cơ quan " Hệ cơ quan " Cơ thể " Quần thể - Loài " Quần xã " Hệ sinh thái – Sinh quyển. GV: Cách sắp xếp này, tuy phản ảnh đúng thực tế, nhưng chưa thể hiện rõ sự tiến hóa của hệ thống sống.Với quan điểm mỗi cấp độ tổ chức chính là một hệ mở độc lập, nghĩa là thường xuyên có sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường và có đầy đủ các đặc tính sống " Thế giới sống sẽ gồm các cấp độ tổ chức chính nào? - Vì sao tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của hệ sống? _ Vật chất phải tiến hóa đến tổ chức tế bào thì mới xuất hiện đặc tính sống đầy đủ như là một hệ mở. - Kể tên các cấp tổ chức phụ trong cấp độ chính là tế bào? HS: Phân tử à đại phân tử và bào quan GV hỏi: - Phân tử, đại phân tử được hình thành như thế nào? - Trong tế bào có các phân tử, đại phân tử nào? - Kể tên các bào quan và chức năng của chúng? HS: Tham khảo SGK, thảo luận và trả lời. I. Cấp tế bào * Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của hệ sống, vì: + Tế bào là " đơn vị cấu trúc. " đơn vị chức năng. " đơn vị di truyền. + Sự sống chỉ tồn tại khi xuất hiện tổ chức tế bào. + Các đại phân tử và bào quan chỉ thực hiện được chức năng sống trong mối tương tác lẫn nhau, trong tổ chức tế bào. * Thành phần cấu tạo của tế bào: + Phân tử + Đại phân tử + Bào quan * Thành phần cấu trúc của tế bào: + Màng sinh chất + Tế bào chất + Nhân GV: Thế nào là cấp tổ chức cơ thể? HS tham khảo SGK và trả lời: Cấp cơ thể là cấp tổ chức có cấu tạo từ một đến hàng trăm nghìn tỷ tế bào, tồn tại và thích nghi với những điều kiện nhất định của môi trường. GV: Phân biệt cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào? HS: tham khảo SGK và trả lời. GV: Nếu tế bào cơ tim, mô cơ tim, quả tim cũng như hệ tuần hoàn bị tách ra khỏi cơ thể, cơ thể động vật có hoạt động sống nữa không? HS thảo luận " Trả lời: Không có hoạt động co rút bơm máu, tuần hoàn máu vì thiếu sự phối hợp điều chỉnh của các hệ cơ quan khác như hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ nội tiết, hệ thần kinh có trong cơ thể toàn vẹn. II. Cấp cơ thể: 1. Khái niệm: Cấp cơ thể là cấp tổ chức có cấu tạo từ một đến hàng trăm nghìn tỷ tế bào, tồn tại và thích nghi với những điều kiện nhất định của môi trường. 2. Phân biệt cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào - Cơ thể đơn bào: Cơ thể chỉ gồm 1 tế bào nhưng thực hiện đầy đủ chức năng của một cơ thể sống. VD: Amip (trùng biến hình), Vi khuẩn - Cơ thể đa bào: Cấu tạo cơ thể gồm rất nhiều tế bào, các tế bào này không giống nhau mà chúng phân hóa thành nhiều mô khác nhau với những chức năng khác nhau. * Các cấp độ tổ chức phụ của cơ thể đa bào: + Mô + Cơ quan + Hệ cơ quan Cơ thể gồm nhiều cấp tổ chức nhưng là một thể thống nhất nhờ sự điều hòa và điều chỉnh chung " thích nghi với môi trường. Hoạt động: GV lần lượt đặt từng câu hỏi để HS suy nghĩ và thảo luận trên lớp. GV yêu cầu: HS nêu lại khái niệm quần thể? Chỉ ra sự tương tác giữa các cấp độ tổ chức trong quần thể? - Khả năng tự điều chỉnh của quần thể " trạng thái cân bằng? - Thế nào là cấp độ quần xã? Chỉ ra sự tưong tác giữa các cấp độ tổ chức trong quần xã và khả năng tự điều chỉnh của quần xã? - Cấp tổ chức nào được xem là lớn nhất của hệ sống? Vì sao? - Qua các cấp độ tổ chức của hệ sống, các em rút ra được nhận xét gì về hệ sống? Lấy VD chứng tỏ mối quan hệ mật thiết giữa cấu tạo với chức năng và sự tương tác lẫn nhau giữa các tổ chức sống " thể hiện tính thống nhất của hệ sống? - Hồng cầu lõm 2 mặt " tăng diện tích trao đổi khí - Đột biến gen gây biến đổi HbA " HbS (cấp độ phân tử) " hồng cầu hư hỏng (cấp tế bào) " cơ thể thiếu máu (cấp cơ thể) " chọn lọc trong quần thể người (cấp QT). HS: Tham khảo SGK, thảo luận nhóm để lần lượt trả lời và làm rõ các câu hỏi trên. GV Kết luận: (phần củng cố) III. Cấp quần thể - loài Khái niệm: _ Quần thể giao phối là đơn vị sinh sản, và tiến hóa của loài Sự tương tác: Cá thể D Cá thể (cùng loài) Quần thể D Môi trường Tự điều chỉnh nhờ cơ chế điều hòa mật độ quần thể. IV Cấp quần xã: Khái niệm: (SGK) Sự tương tác: - Cá thể D Cá thể (cùng loài hay khác loài) - Quần xã D Môi trường _ Quần xã cân bằng nhờ sự tương tác giữa các tổ chức trong quần xã. V. Cấp hệ sinh thái – Sinh quyển 1. Khái niệm: (SGK) 2. Sự tương tác: Quần xã A D Quần xã B Quần xã D Môi trường _ Sinh quyển là cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ sống. Củng cố và dặn dò: Củng cố: - Hệ sống là hệ mở, có tổ chức phức tạp, theo nhiều cấp tương tác với nhau và tương tác với môi trường sống. - Cấp cao bao gồm thành phần cấp thấp, hoạt động cấp cao hơn phụ thuộc vào mối tương tác trong hoạt động của các cấu thành cấp thấp " Cấp cao có những điểm nổi trội mà cấp thấp không có được. - Hệ sống là hệ thống nhất, tự điều chỉnh, thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa cấu trúc với chức năng, giữa hệ với môi trường sống và hệ luôn tiến hóa. Dặn dò: - Trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong trang 9 - SGK. - Tự nghiên cứu bài mới: Tìm hiểu đặc điểm chính của 5 giới sinh vật. Rút kinh nghiệm Tuần ngày tháng năm 2009 Ngày soạn: 23/08/2009 Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn PHẠM THU HÀ NGÔ DUY THANH

File đính kèm:

  • docbai1cac cap to chuc cua the gioi songdoc.doc