I/ Mục tiêu bài học:
2. Về kiến thức:
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
- Giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống.
- Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chúc nên thế giới sống.
2. Về kĩ năng & thái độ:
- Trình bày được các đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
- Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp dạy học.
II/ CB:
- Tranh vẽ hình 1, SGK sinh học 10
- Tranh ảnh có liên quan.
III/ TTBH:
1. Kiểm tra bài cũ: Không.
2. Bài mới:
80 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 10 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011 - Ngô Văn Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự hấp phụ.
2. Xâm nhập.
3. Sinh tổng hợp.
4. Lắp ráp.
5. Phóng thích.
- Do trên bề mặt TB có các thụ thể mang tính đặc hiệu đối với mỗi loại VR.
- HIV là VR gây suy giảm miễn dịch ở người. Chúng có khả năng gây nhiễm & phá huỷ 1 số TB của hệ thống MD. Sự suy giảm slg TB này làm mất khả năng MD của cơ thể.
- HIV gây nên bệnh AIDS, với biểu hiện: sốt kéo dài, sút cân, tiêu chảy, viêm da
- Các VSV lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm MD để tấn công, gọi là VSV cơ hội. Các bệnh do chúng gây ra gọi là bệnh cơ hội.
- Qua đường máu, qua đường tình dục, mẹ sang con.
- Giai đoạn sơ nhiễm; Giai đoạn không triệu chứng; Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS.
- Thực hiện lối sống lành mạnh, vệ sinh y tế, loại trừ các TNXH
I/ Chu trình nhân lên của Virut (Chu trình sinh tan).
- Ví dụ: phagơ.
- Gồm 5 giai đoạn:
1. Giai đoạn hấp phụ: Có sự liên kết đặc hiệu giữa gai glicoprotein hoặc protein bề mặt của VR với thụ thể bề mặt của tế bào chủ.
2.Giai đoạn xâm nhập:
- Đối với phagơ: Chỉ có phần lõi được tuồn vào trong, còn vỏ ở bên ngoài.
- Đối với VR ĐV: Đưa cả nuclêôcapsit vào, sau đó mới cởi bỏ vỏ.
3. Giai đoạn tổng hợp: Sử dụng các nguyên liệu và enzim của vật chủ để sinh tổng hợp các thành phần của VR ( trừ 1 số VR có enzim riêng tham gia vào sinh tổng hợp ).
4. Giai đoạn lắp ráp: Lắp phần vỏ và phần lõi vào tạo thành VR hoàn chỉnh.
5. Giai đoạn phóng thích: VR sẽ phá vỡ tế bào và phóng thích ra ngoài.
- Nếu VR làm tan tế bào gọi là VR độc.
- Nếu VR không làm tan tế bào gọi là VR ôn hòa.
II/ HIV/ AIDS.
1. Khái niệm.
- HIV là VR gây suy giảm miễn dịch ở người. Chúng có khả năng gây nhiễm & phá huỷ 1 số TB của hệ thống miễn dịch. Sự suy giảm số lượng tế bào này làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể.
- HIV gây nên bệnh AIDS, với biểu hiện: sốt kéo dài, sút cân, tiêu chảy, viêm da
- AIDS: Là hội chứng gây suy giảm miễn dịch ở người mắc phải.
- Các VSV lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch để tấn công, gọi là VSV cơ hội. Các bệnh do chúng gây ra gọi là bệnh cơ hội.
2. Ba con đường lây truyền HIV.
- Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích, xăm mình, ghép tạng đã bị nhiễm HIV.
- Qua đường tình dục.
- Mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền qua thai nhi & truyền cho con qua sữa mẹ.
3. Ba giai đoạn phát triển của bệnh.
- Giai đoạn sơ nhiễm hay giai đoạn cửa sổ: kéo dài 2 tuần 3 tháng, thường không biểu hiện triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ.
- Giai đoạn không triệu chứng: kéo dài 1- 10 năm.
- Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: các bệnh cơ hội xuất hiện, cuối cùng dẫn đến cái chết.
4. Biện pháp phòng ngừa.
- Thực hiện lối sống lành mạnh, vệ sinh y tế, loại trừ các TNXH, hiểu biết về AIDS
3. Củng cố: Cần phải có nhận thức và thái độ ntn để phòng tránh lây nhiễm HIV?
4. HDVN: Học bài theo vở ghi & SGK.
*****************************************************************
Bài 31+ 32: VI RUT GÂY BỆNH- ỨNG DUNG CỦA VIRUT TRONG THƯC TIỄN. BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH
(Tiết 32)
I/Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Nêu đc tác hại của VR đối với VSV, TV & côn trùng.
- Nêu đc nguyên lí & ứng dụng thực tiễn của kĩ thuật DT có sd phagơ.
2. Về kĩ năng & thái độ:
- Đề xuất đc 1 số biện pháp phòng bệnh do VR gây nên.
II/ CB:
- GV: Giáo án+ SGK+ Tranh vẽ + Sơ đồ.
- HS: Vở ghi + SGK.
III/ TTBH:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu 5 giai đoạn nhân lên của VR trong TB?
2. Bài mới:
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
- Cho biết cách thức xâm nhập, lây lan & tác hại của VR gây bệnh cho VSV?
- Nguyên nhân gì khiến cho bình nuôi VK đang đục bỗng dưng trở nên trong?
- Cho biết cách thức xâm nhập, lây lan & tác hại của VR gây bệnh cho thực vật?
- Cho biết cách thức xâm nhập, lây lan & tác hại của VR gây bệnh cho côn trùng?
- Cho biết những ứng dụng của VR trong thực tiễn?
- Thế nào là bệnh truyền nhiễm?
- Tác nhân gây ra bệnh?
- Các phương thức lây truyền?
- Kể tên các bệnh thường gặp do VR gây ra?
- Thế nào là miễn dịch? Có mấy loại miễn dịch?
- Thế nào là miễn dịch không đặc hiệu, miễn dịch đặc hiệu?
- Thế nào là miễn dịch thể dịch, miễn dịch tế bào?
- Làm gì để phòng chống các bệnh truyền nhiễm?
- Có khoảng 3000 VR kí sinh ở hầu hết VSV nhân sơ (VK, xạ khuẩn), VSV nhân thực (nấm men, nấm sợi)
- Xâm nhập trực tiếp & nhân lên theo 5 giai đoạn.
- Khi TB sinh tan, TB tiềm tan gây nên thiệt hại cho ngành công nghiệp VSV.
- Là do nhiễm phagơ. Phagơ nhân lên trong TB, phá vỡ TB, TB chết lắng xuống làm cho MT trở nên trong.
- Có khoảng 1000 loại VR gây bệnh cho TV.
- Chúng không có khả năng xâm nhập vào TB TV mà gây nhiễm nhờ côn trùng, truyền qua phấn hoa, hạt, qua các vết xây xát. Lan qua cầu sinh chất nối giữa các TB.
- Làm lá đốm vàng, đốm nâu, sọc hay vằn; lá xoăn, héo, vàng rồi rụng; thân lùn hay còi cọc.
- Xâm nhập qua đường tiêu hoá. VR xâm nhập vào TB ruột giữa hoặc theo dịch bạch huyết lan ra khắp cơ thể.
- Gây bệnh cho côn trùng, hoặc dùng côn trùng làm ổ chứa rồi thông qua côn trùng gây bệnh cho ĐV & người.
- Sản xuất inteferon và thuốc trừ sâu.
- HS đọc SGK trả lời.
A/ Vi rut gây bệnh- ứng dung của virut trong thưc tiễn.
I/ Các virut kí sinh ở VSV, thực vật và côn trùng.
1. Virut kí sinh ở VSV (Phagơ)
- Có khoảng 3000 VR kí sinh ở hầu hết VSV nhân sơ (VK, xạ khuẩn), VSV nhân thực (nấm men, nấm sợi)
- Xâm nhập trực tiếp & nhân lên theo 5 giai đoạn.
- Tác hại: Gây những thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp vi sinh.
2. Virut kí sinh ở thực vật.
- Có khoảng 1000 loại VR gây bệnh cho TV.
- Chúng không có khả năng xâm nhập vào TB TV mà gây nhiễm nhờ côn trùng, truyền qua phấn hoa, hạt, qua các vết xây xát. Lan qua cầu sinh chất nối giữa các TB.
- Tác hại: Gây nhiều bệnh như xoăn lá ở cà chua, thân cây bị lùn hay còi cọc.
3. Virut kí sinh ở côn trùng.
- Xâm nhập qua đường tiêu hoá. VR xâm nhập vào TB ruột giữa hoặc theo dịch bạch huyết lan ra khắp cơ thể.
- Tác hại: Chúng kí sinh ở côn trùng ăn lá cây, làm hại cây trồng.
4. Virut kí sinh ở động vật và người: Gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.
II. Ứng dụng của VR trong thực tiền:
1. Trong sản xuất chế phẩm sinh học: Sản xuất intefêron.
- Là những Protein đặc biệt do nhiều loại tế bào của cơ thể tiết ra, xuất hiện trong tế bào khi bị nhiễm VR,
- Intefêron có khả năng chống VR, chống tế bào ung thư và tăng khả năng miễn dịch.
2. trong nông nghiệp: Sản xuất thuốc trừ sâu từ VR.
B. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch:
I. Bệnh truyền nhiễm:
1. Khái niệm: Là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.
- Tác nhân gây bệnh: vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh, virut.....
- Để gây bệnh phải hội đủ 3 điều kiện:
+ Độc lực ( mầm bệnh và độc tố)
+ Số lượng nhiễm đủ lớn.
+ Con đường xâm nhập thích hợp.
2. Phương thức lây truyền: Tùy loại vi sinh vật mà có thể lây truyền theo các con đường khác nhau.
- Truyền ngang: Qua hô hấp, đường tiêu hóa, tiếp xúc trực tiếp, vết thương, quan hệ tình dục.....
- Truyền dọc: Từ mẹ truyền sang con.
3. Các bệnh thường gặp do virut:
- Bệnh đường hô hấp: viêm phổi, viêm phế quản, cảm lạnh, viêm họng.....
- Bệnh đường tiêu hóa: viêm gan, quai bị, tiêu chảy......
- Bệnh hệ thần kinh: Viêm não, viêm màng não, bại liệt.....
- Bệnh lây qua đường tình dục: HIV, hecpet, viêm gan B.....
- Bệnh da: đậu mùa, mụn cơm, sởi.....
II. Miễn dịch:
* Khái niệm: Là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Miễn dịch được chia làm 2 loại:
1. Miễn dịch không đặc hiệu: Là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh, không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên.
- Miễn dịch đặc hiệu có vai trò quan trọng khi cơ chế miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy tác dụng.
2. Miễn dịch đặc hiệu: Xảy ra khi có sự xâm nhập của kháng nguyên. Được chia làm 2 loại: miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.
a. Miễn dịch thể dịch:
- Cơ thể sản xuất ra các kháng thể đặc hiệu.
- Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể -> kháng nguyên không hoạt động được.
b. Miễn dịch tế bào:
- Có sự tham gia của các tế bào T độc (có ngồn gốc từ tuyến ức).
- Tế bào T độc tiết protêin độc làm tan tế bào nhiễm, khiến Virut không nhân lên được.
3. Phòng chống bệnh truyền nhiễm:
- Phòng bệnh: tiêm vácxin, kiểm soát vật trung gian truyền bệnh, giữ vệ sinh cá nhân và cộng đồng.
- Chữa bệnh: sử dụng kháng sinh (trừ các bệnh do Virut gây ra).
3 Củng cố:
Sử dụng các câu hỏi cuối bài.
4 Dặn dò.
Chuẩn bị bài ôn tập.
*****************************************************************
ÔN TẬP PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT
I. Mục tiêu.
- Học sinh hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học.
II. Thiết bị cần thiết.
Sơ đồ sách giáo khoa
III. tiến trình tổ chức bài học.
1. Kiểm tra bài cũ:
Miễn dịch là gì?kháng nguyên?kháng thể?
Miễn dịch đặc hiệu?không đặc hiệu?
Miễn dịch thể dịch là gì?
Miễn dịch tế bào là gì?
2. Phần mở bài:
Virut gây bệnh cho vi sinh vật, côn trùng và thực vật là nguyên nhân gây tổn thất nặng nề cho ngành công nghiệp vi sinh vật và ngành nông nghiệp.
3. Nội dung bài học.
Phương Pháp
Nội Dung
Sử dụng câu hỏi SGK
Sử dụng câu hỏi SGK
Sử dụng câu hỏi SGK
Sử dụng câu hỏi SGK
Sử dụng câu hỏi SGK
Sử dụng câu hỏi SGK
I. Chuyển hoá vật chất và năng lượng.
1. Các kiểu dinh dưỡng của VSV.
Sơ đồ SGK.
2. Nhân tố sinh trưởng.
- VSV nguyên dưỡng (SGK)
- VSV khuyết dưỡng (SGK)
3. Điền các ví dụ đại diện vào bảng SGK.
4. Tế bào vi khuẩn sử dụng NL chủ yếu vào 3 hoạt động:
- Tổng hợp ATP, rồi sử dụng để tổng hợp các chất.
- Vận chuyển các chất (vận chuyển chủ động)
- Quay tiên mao, chuyển động.
II. Sinh trưởng của VSV.
1. Sinh trưởng của VSV-quần thể VSV.
- Sinh trưởng của VSV được hiểu là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
- Thời gian của một thế hệ tế bào(g): được tính từ khi xuất hiện 1 tế bào cho đến khi phân chia.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đển sinh trưởng của VSV.( độ pH, chất dinh dưỡng, chất hoá học)
III. Sinh sản của VSV.
(Các hình thức sinh sản của VSV: Phân đôi, Tạo thành bào tử, Phân nhánh và nảy chồi, Sinh sản bằng bào tử vô tính, Sinh sản bằng bào tử hữu tính, Nảy chồi, Phân đôi, Vừa SS vô tính vừa sinh sản hữu tính)
Ứng dụng.
IV. Các biện pháp kiểm soát sự sinh trưởng của VSV.
V. Virut.
File đính kèm:
- sinh hoc 10 chuan kien thuc ki nang.doc