Giáo án Sinh học 7 - Tiết 1-2

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Học sinh chứng minh được sự đa dạng và phong phú của động vật thể hiện ở số loài và môi trường sống.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

 Giáo dục ý thức học tập yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh ảnh về động vật và môi trường sống.

 

doc5 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1847 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Tiết 1-2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/08/2013 Ngày giảng: 19/08/2013 MỞ ĐẦU Tiết 1 – Bài 1 THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG VÀ PHONG PHÚ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Học sinh chứng minh được sự đa dạng và phong phú của động vật thể hiện ở số loài và môi trường sống. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh. - Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ Giáo dục ý thức học tập yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ - Tranh ảnh về động vật và môi trường sống. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định tổ chức 7A 2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra sách vở học tập của học sinh. 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát H 1.1 và 1.2 trang 56 và trả lời câu hỏi. ? Sự phong phú về loài được thể hiện như thế nào? ? Hãy kể tên loài động vật trong một mẻ lưới kéo ở biển, tát một ao cá, đánh bắt ở hồ, chặn dòng nước suối nông? ? Ban đêm mùa hè ở ngoài đồng có những động vật nào phát ra tiếng kêu? ? Em có nhận xét gì về số lượng cá thể trong bầy ong, đàn kiến, đàn bướm? ? Em có nhận xét gì về sự đa dạng của động vật ? GV lưu ý: Một số động vật được con người thuần hoá thành vật nuôi, có nhiều đặc điểm phù hợp với nhu cầu của con người. GV yêu cầu HS quan sát H 1.4 hoàn thành bài tập, điền chú thích. GV cho HS chữa nhanh bài tập. GV yêu cầu HS thảo luận rồi trả lời. ? Đặc điểm gì giúp chim cánh cụt thích nghi với khí hậu giá lạnh ở vùng cực? ?Nguyên nhân nào khiến động vật ở nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn vùng ôn đới, Nam cực? ? Động vật nước ta có đa dạng, phong phú không? Tại sao? ? Hãy cho VD để chứng minh sự phong phú về môi trường sống của động vật? ? Em có nhận xét gì về sự đa dạng môi trường sống của động vật? I. Đa dạng loài và sự phong phú về số lượng cá thể HS đọc thông tin SGK, quan sát hình và trả lời câu hỏi. Đại diện HS trả lời. Số lượng loài hiện nay khoảng 1,5 triệu loài. Kích thước của các loài khác nhau. HS kể tên, các HS khác nhận xét, bổ sung. Ban đêm mùa hè thường có một số loài động vật như: Cóc, ếch, dế mèn, sâu bọ... phát ra tiếng kêu. Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Yêu cầu nêu được: Số lượng cá thể trong loài rất lớn. Kết luận - Thế giới động vật rất đa dạng và phong phú về loài và đa dạng về số cá thể trong loài. II. Sự đa dạng về môi trường sống HS tự nghiên cứu thông tin và hoàn thành bài tập. Yêu cầu: + Dưới nước: Cá, tôm, mực... + Trên cạn: Voi, gà, chó, mèo... + Trên không: Các loài chim. dơi.. HS thảo luận trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét. Chim cánh cụt có bộ lông dày, xốp, lớp mỡ dưới da dày để giữ nhiệt. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thực vật phong phú, phát triển quanh năm là nguồn thức ăn lớn, hơn nữa nhiệt độ phù hợp cho nhiều loài. Nước ta động vật cũng phong phú vì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. HS có thể nêu thêm 1 số loài ở môi trường khác như: Gấu trắng Bắc cực, đà điểu sa mạc, cá phát sáng ở đáy biển... Kết luận: Động vật có ở khắp nơi do chúng thích nghi với môi trường sống. 4. Củng cố- Kiểm tra đánh giá - GV yêu cầu HS đọc kết luận SGK. - Yêu cầu HS làm phiếu học tập. Hãy chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu sau Câu 1: Động vật có ở khắp mọi nơi do a. Chúng có khả năng thích nghi cao. b. Sự phân bố có sẵn từ xa xưa. c. Do con người tác động. Câu 2: Động vật đa dạng, phong phú do a. Số cá thể nhiều. b. Sinh sản nhanh. c. Số loài nhiều. d. Động vật sống ở khắp mọi nơi trên Trái Đất. e. Con người lai tạo, tạo ra nhiều giống mới. g. Động vật di cư từ những nơi xa đến. 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Kẻ bảng 1 trang 9 vào vở bài tập. Ngày soạn: 15/08/2013 Ngày giảng: 23/08/2013 Tiết 2 – Bài 2 PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Học sinh nắm được đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật. - Nêu được đặc điểm chung của động vật. - Nắm được sơ lược cách phân chia giới động vật. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp. - Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ Tranh ảnh về động vật và môi trường sống. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định tổ chức 7A 2. Kiểm tra bài cũ ? Hãy kể tên những động vật thường gặp ở nơi em ở? Chúng có đa dạng, phong phú không? ? Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi đa dạng và phong phú? 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV yêu cầu HS quan sát H 2.1 hoàn thành bảng trong SGK trang 9. GV yêu cầu một số nhóm hoàn thành trên bảng. GV ghi ý kiến bổ sung vào cạnh bảng. I. Phân biệt động vật với thực vật HS quan sát, thảo luận nhóm hoàn thành bài tập vào bảng nhóm. Đại diện các nhóm lên bảng ghi kết quả của nhóm, nhóm khác bổ sung. Đặc điểm Đối tượng phân biệt Cấu tạo từ tế bào Thành xenlulo của tế bào Lớn lên và sinh sản Chất hữu cơ nuôi cơ thể Khả năng di chuyển Hệ thần kinh và giác quan Không Có Không Có Không Có Tự tổng hợp được Sử dụng chất H/c có sẵn Không có Không Có Động vật X X X X X X Thực vật X X X X X X GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi. ? Động vật giống thực vật ở điểm nào? ? Động vật khác thực vật ở điểm nào? GV yêu cầu HS làm bài tập ở mục II trong SGK trang 10. GV ghi câu trả lời lên bảng, hoàn thiện kiến thức. ? Em hãy nêu đặc điểm chung của động vật? GV giới thiệu: Động vật được chia thành 20 ngành, thể hiện qua hình 2.2 SGK. Chương trình sinh học 7 chỉ học 8 ngành cơ bản. Yêu cầu HS hoàn thành bảng 2. GV yêu cầu HS hoàn thành trên bảng. GV bổ sung hoàn thiện. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Động vật có vai trò gì trong đời sống con người? Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận: - Điểm giống nhau: đều cấu tạo từ tế bào, lớn lên và sinh sản. - Điểm khác nhau: Động vật có khả năng di chuyển, sống dị dưỡng, có thần kinh và giác quan, không có thành tế bào. II. Đặc điểm chung của động vật HS làm bài tập.Đại diện HS trả lời, các em khác nhận xét, bổ sung. Yêu cầu: Đặc điểm 1,3,4. Kết luận - Động vật có đặc điểm chung là có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan, chủ yếu dị dưỡng. III. Sơ lược phân chia giới động vật HS nghe và ghi nhớ kiến thức. Kết luận - Có 8 ngành động vật: Ngành ĐV nguyên sinh, ngành ruột khoang, các ngành giun, ngành thân mềm, ngành chân khớp, ngành ĐV có xương sống. IV. Vai trò của động vật HS hoàn thành bảng 2. Đại diện nhóm lên ghi kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. HS hoạt động độc lập, trả lời Kết luận: - Động vật mang lại lợi ích nhiều mặt cho con người, tuy nhiên một số loài có hại. STT Các mặt lợi, hại Tên loài động vật đại diện 1 Động vật cung cấp nguyên liệu cho người: - Thực phẩm - Lông - Da - Gà. lợn, trâu, thỏ, vịt... - Gà, cừu, vịt... - Trâu, bò... 2 Động vật dùng làm thí nghiệm: - Học tập nghiên cứu khoa học - Thử nghiệm thuốc - Ếch, thỏ, chó... - Chuột, chó... 3 Động vật hỗ trợ con người - Lao động - Giải trí - Thể thao - Bảo vệ an ninh - Trâu, bò, ngựa, voi, lạc đà... - Voi, gà, khỉ... - Ngựa, chó, voi... - Chó. 4 Động vật truyền bệnh - Ruồi, muỗi, rận, rệp... 4. Củng cố- Kiểm tra đánh giá - GV cho HS đọc kết luận cuối bài. 5.Hướng dẫn về nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “em có biết” . ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Tổ duyệt tiết 1,2

File đính kèm:

  • docTiet 1-2.doc
Giáo án liên quan