Giáo án Ôn thi học sinh giỏi Ngữ Văn Lớp 9 - Trương Thị Kim Hoan

* Văn biểu cảm là văn bản trong đó tác giả người viết,người làm văn sử dụng phương tiện ngôn ngữ để biểu đạt tư tưởng, tình cảm của mình . Biểu cảm bằng văn là bộc lộ tình cảm ,cảm xúc chủ quan của con người bằng ngôn từ khác với biểu cảm trong thực tế . Đó là những cảm xúc mà người viết cảm thấy ở trong lòng,những ấn tượng thầm kín về con người,cảnh vật,những kỉ niệm,hồi ức gợi nhớ đến người, đến việc,bộc lộ những tình cảm của mình đối với cuộc đời,cuộc sống có liên quan gắn vào tác phẩm văn học.

doc38 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ôn thi học sinh giỏi Ngữ Văn Lớp 9 - Trương Thị Kim Hoan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành công nhưng những vị chí sĩ ấy đã xây nên một tiền đề vững chắc cho một cuộc cách mạng sau này. Dẫu vậy nhưng không phải ai sinh ra đã được trời phú cho tư chất và “cá tính” rõ ràng và không phải ai cũng có khả năng luôn tìm được cái mới có tính chất đột phá. Vì vậy “suy nghĩ khác” còn có thể hiểu là những lối suy nghĩ tích cực, vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn để không rơi vào chán nản tuyệt vọng. Còn nhớ câu chuyện về nhà bác học Ê-đi-sơn đã phải thử 1000 nguyên liệu và thất bại hàng nghìn lần mới tìm ra được chất làm dây tóc bóng đèn. Học trò của hoạ sĩ thiên tài Lê-ô-na Đơ-vanh-xi phải học vẽ bắt đầu từ một quả trứng hơn ba mươi lần mới được vẽ những cái tiếp theo. “Điều thiết yếu trong cuộc sống luôn là một người học trò” chăm chỉ ưa tìm tòi học hỏi và khám phá(Hazan) không sợ những thất bại trước mắt và từ những thất bại ấy rút ra kinh nghiệm cho bước tiến sau này. Suy-nghĩ-khác còn là cách học để đối diện với thất bại và vươn lên từ thất bại, không bao giờ tự giới hạn chính mình. Trong những năm gần đây, có một hiện tượng đang trở thành xu hướng của giới trẻ châu Á và cả Việt Nam: thanh niên mỗi lần rơi vào bế tắc, tuyệt vọng do thi trượt đại học, bố mẹ bỏ nhau, sức ép học tập căng thẳng hay vì một lí do riêng mà bị nhiều người xa lánhthường quẫn chí tự tử. Đáng sợ hơn nữa còn có những vụ tự tử tập thể, tự tử nhóm bằng nhiều hình thức và vì những lí do không đáng thiếu suy nghĩ. Trong những trường hợp này thì cách suy nghĩ khác, tích cực, lạc quan và hướng tới những gì tốt đẹp là phương thuốc hữu hiệu nhất giúp chữa lành những vết thương và con người có tự tin, nghị lực để sống tiếp. Tuy nhiên, suy-nghĩ-khác không phải là những cách suy nghĩ, cách nhìn lập dị, quái đản cổ suý và làm “bệnh hoạn” một bộ phận xã hội. Suy nghĩ khác phải là những suy nghĩ đem lại sức sống cho bản thân, từ đó tích cực và có ích đem lại những điều ý nghĩa, lớn lao cho cuộc sống xã hội. Ngày nay, có một thực tế khá ngược chiều đang xảy ra và ngày càng tràn lan trong xã hội. Khoa học kĩ thuật đang tìm mọi cách để “con người hoá” rô bốt, rô bốt không chỉ biết hành động, làm việc mà còn có những cử chỉ, ý nghĩ và dần có một số cảm xúc như con người. Ngược lại, con người thì lại ngày càng “rô bốt hoá” sống trống rỗng và vô hồn vô cảm. Cái mà xã hội hiện đại thiếu nhiều nhất không phải về vật chất mà về mặt tinh thần: sống thiếu tình thương. Đặc biệt với giới trẻ, sự lãnh đạm, thờ ơ đang diễn ra như một điều bình thường trong cuộc sống. Thờ ơ với lịch sử dân tộc, thờ ơ với những giá trị văn hoá cổ truyền , thờ ơ với những người ăn xin trên đường, thờ ơ với bà cụ muốn người giúp qua đường Và đáng sợ hơn, chúng ta đang dần vô cảm, thờ ơ với cả cái xấu. Vô cảm khi thấy một người đương móc túi người khác, vô cảm với những văn hoá đồi truỵ lan tràn trên mạng, vô cảm khi nữ sinh, nam sinh nhìn bạn học của mình bị đánh đập và còn sung sướng cổ vũ, reo hòCái mà con người hiên đại và giới trẻ ngày nay cần nhất là: Yêu-thương-nhiều hơn. Vì yêu thương vốn là cái gốc của nhân loại. Yêu thương và đoàn kết là nền tảng để một dân tộc cùng sống và phát triển bao đời nay. Thiếu yêu thương là thiếu con người. Yêu thương nhiều hơn là biết nghĩ, biết quan tâm chăm sóc và hướng tới người khác nhiều hơn. Đó là một ánh mắt nhìn, một nụ cười, một hành động và lời nói quan tâm qiúp cha mẹ bớt mệt nhọc hơn sau một ngày lao động vất vả. Đó là cử chỉ ân cần trìu mến với những người đang gặp khó khăn. Đó là sự lo lắng, sốt ruột, thương xót khi “khúc ruột miền Trung” đang ngập trong biển nướcYêu thương nhiều biến con người trở thành người nhân hậu, cao cả, lớn lao hơn. Mỗi người hi sinh đi một cái tôi vị kỉ hẹp hòi để người sống với người bằng tình thân ái. Khi yêu thương nhiều hơn tức là cho đi nhiều hơn thì ta lại được nhận về nhiều hơn. Sống với những người xung quanh bằng sự chân thành, ta sẽ nhận lại được những tình cảm quý trọng thương yêu, sự thành thật từ những người bạn, người thầy Yêu thương nhiều hơn còn là sống vị tha bao dung, biết sẻ chia và làm cho cuộc sống tốt đẹp. Yêu thương nhiều hơn chỉ giản đơn là sống chậm lại một chút, nhìn ngắm đường phố xung quanh và những gương mặt thân quen. Yêu thương thiên nhiên, môi trường để không làm huỷ hoại môi trường. Yêu thương bầu trời xanh là thêm yêu những cánh chim hoà bình. Thanh niên hiện đại được dành cho tình yêu, sự quan tâm lo lắng, nâng niu và chiều chuộng nhiều hơn nên rất dễ rơi vào lối sống ích kỉ cá nhân hẹp hòi. Nếu mỗi người trẻ tuổi biết lắng nghe, cảm thông, thấu hiểu nhiều hơn một chút là ta đã có thể phá bỏ cái cô độc sau này. “Sống chậm”, “suy nghĩ khác” và “yêu thương nhiều hơn” là ba mặt biện chứng của một vấn đề. Sống chậm thực chất là thời gian con người suy nghĩ, mài nhọn các giác quan nhạy bén và thành lập tư duy sáng tạo, tích cực. Sống chậm còn là lúc con người được thảnh thơi, yêu thương, trân trọng những người xung quanh. Nhưng cũng chớ đánh đồng sống chậm trái nghịch với lối sống “vội vàng” của thi sĩ Xuân Diệu. Thi sĩ sống vội vàng là sống hết mình, sống một cách tận độ, sống sao cho có ý nghĩa nhất. Vậy nên tuổi trẻ phải vừa biết sống chậm để rèn luyện sự chín chắn, trưởng thành, vừa phải biết sống “vội vàng”, linh hoạt và hết mình. “Chịu sống chậm một chút thì mình sẽ thấy bao nhiêu điều đẹp trong dòng đời này. Cái đẹp của đèn đêm về sáng họp chợ. Cái đẹp của người buôn thúng bán bủng. Cái đẹp của chú bé thổi còi”(Trích kịch bản phim Sống chậm). Cuộc sống xung quanh tôi vẫn thế, lao vun vút như một mũi tên khổng lồ, tôi sợ tôi và những người quanh tôi sẽ đi lạc, lạc vào những thói xấu ở đời, lạc vào cái sân khấu ranh mãnh giả tạo. Nên tôi đôi lúc muốn hãm phanh lại. Tôi sống chậm theo cách của riêng mình: dùng một ít thời gian để hít thở không khí trong lành, một ít thời gian để đọc cuốn sách bồi bổ tâm hồn, một ít thời gian để lắng nghe những tâm sự của người thân và quan tâm hơn đến mọi người. Những giây phút thảnh thơi ấy khiến tôi nhận ra được nhiều điều đáng quý và thêm yêu cuộc sống. Câu 4 : (12,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của ngời phụ nữ qua hai văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và Truyện Kiều của Nguyễn Du (Sách Ngữ văn 9-tập 1) Câu 1: (12,0 điểm) I. Yêu cầu: * Về kỹ năng: - Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học - Có kỹ năng so sánh, đối chiếu và tổng hợp trên từng phơng diện, không sa vào phân tích toàn bộ tác phẩm. - Bố cục 3 phần cân đối, lập luận chặt chẽ; luận điểm rõ ràng. - Diễn đạt lu loát; văn viết có cảm xúc; dẫn chứng xác thực; liên hệ mở rộng tốt. - Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả. * Về nội dung kiến thức: 1. Mở bài (1,0 điểm): Giới thiệu hai văn bản và nêu suy nghĩ của bản thân về vẻ đẹp tâm hồn của ngời phụ nữ thời phong kiến. 2. Thân bài (10,0 điểm): HS có nhiều cách thể hiện suy nghĩ của mình, song cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau: Ngời phụ nữ đợc khắc họa trong hai văn bản là những ngời có nhan sắc, đức hạnh song lại chịu một số phận oan nghiệt để rồi cuối cùng đều phải chọn cho mình một lối thoát: tự vẫn. Với tấm lòng cao cả các nhà văn, nhà thơ đã thể hiện niềm thơng cảm sâu sắc trớc những nỗi thống khổ của họ, trân trọng đề cao vẻ đẹp của họ nhất là vẻ đẹp tâm hồn. a. Ngời phụ nữ trong hai văn bản mang những nét đẹp của ngời phụ nữ truyền thống trong xã hội cũ: Công, dung, ngôn, hạnh - Họ là những phụ nữ đẹp, dịu dàng, hiền hậu: Vũ Nơng “tính tình thùy mị, nết na lại có thêm t dung tốt đẹp” ; Thúy Kiều “Làn thu thủy nét xuân sơn/Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” - Họ là những ngời phụ nữ đảm đang, tháo vát: khi chồng đi lính, Vũ Nơng một mình vừa lo việc gia đình, nuôi dạy con nhỏ, vừa chăm sóc mẹ chồng chu đáo. - Họ là những ngời phụ nữ thủy chung, nhân hậu và đầy tình yêu thơng. * Vũ Nơng: - Là ngời vợ chung thủy, yêu chồng tha thiết. Khi bị chồng nghi oan, không thể giãi bày, đau khổ đến cùng cực, nàng đành nhảy xuống sông tự vẫn để bày tỏ tấm lòng trong trắng của mình. - Là ngời mẹ yêu con, hiếu thảo với mẹ chồng, nàng luôn “lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”, lo thuốc thang, lễ bái thần phật khi mẹ ốm; lo “ma chay tế lễ” chu đáo nh đối với cha mẹ đẻ mình khi mẹ mất. * Thúy Kiều: - Là ngời con gái trong trắng, thủy chung, giàu lòng vị tha: dù phải mời lăm năm lu lạc, nàng không lúc nào nguôi nỗi nhớ chàng Kim, lúc nào cũng cảm thấy mình là ngời có lỗi khi tình yêu của hai ngời bị tan vỡ. - Là ngời con hiếu thảo: Gia đình bị vu oan, cha và em bị đánh đập, Kiều đã quyết định hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ để bán mình chuộc cha và em. b. ở những ngời phụ nữ đó đều tiềm ẩn một sức phản kháng mạnh mẽ, chống lại sự bất công ở đời: - Vũ Nơng chống lại sự bất công đối với ngời phụ nữ của xã hội phong kiến nam quyền, từ chối không trở về nhân gian, cho dù vẫn khao khát sống, khao khát đợc trở về. - Kiều tìm mọi cách thoát khỏi số phận khổ đau do xã hội đồng tiền gây nên: + Thúy Kiều và Kim Trọng gặp nhau, tình yêu giữa hai ngời nảy nở. Họ đã thề non nguyện biển với nhau mặc dù cha đợc sự cho phép của cha mẹ. Mối tình với chàng Kim là mối tình vợt lễ giáo phong kiến. + Gặp gia đình tai biến, Kiều bán mình cứu cha và em. Biết mình bị Mã Giam Sinh và Tú Bà lừa, nàng tự vẫn nhng không chết. + Gặp Thúc Sinh ở lầu xanh, nàng lấy Thúc Sinh với mong muốn thoát khỏi chốn ô nhục, nhng phải chịu sự ghen tuông đầy đọa của Hoạn Th. Trốn khỏi nhà Hoạn Th, nàng đến nơng nhờ cửa phật rồi lại rơi vào tay Bạc Bà - kẻ buôn ngời. Bị đẩy vào lầu xanh lần thứ hai, Kiều gặp và lấy Từ Hải nhng lại mắc lừa Hồ Tôn Hiến. Từ Hải chết, Kiều nhảy xuống sông Tiền Đờng tự vẫn. Hình tợng Thúy Kiều thể hiện sức phản kháng mãnh liệt, ớc mơ về công lý và sự bình đẳng cho ngời phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy bất công. Học sinh liên hệ với một số văn bản khác (Bánh trôi nớc, Lục Vân Tiên) để thấy đợc vẻ đẹp tâm hồn của phụ nữ Việt Nam thời phong kiến. 3. Kết bài (1,0 điểm): Khẳng định sự thành công của các tác giả trong việc khắc họa vẻ đẹp tâm hồn của ngời phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và nêu suy nghĩ của bản thân.

File đính kèm:

  • docGA Van 9(2).doc