I. Giới thiệu Nguyễn Du
1. Tên tự, quê quán
Tên tự: Tố Như, hiệu Thanh Hiên
- Quê: Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- Gia đình quí tộc có truyền thống văn học: cha là tiến sĩ Nguyễn Nghiễm, là tể tướng của nhà chúa Trịnh; anh là Nguyễn Khản nổi tiếng hào hoa; mẹ là Trần Thị Tần- người vùng Kinh Bắc.
Khi nói về gia tộc của ông đã có truyền ngôn rằng:
Bao giờ ngàn Hống hết cây,
Sông Rum (Lam) hết nước, họ này hết quan!
2. Thời đạ xã hội:
Ông sống ở cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX hết sức sôi động, bão táp:
+Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng.
+ Bão táp khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, đỉnh cao là Nguyễn Huệ diệt Trịnh, diệt Xiêm, đại phá quân Thanh nhưng rồi lại nhanh chóng thất bại.
+ Nguyễn ánh đánh bại nhà Tây Sơn, thiết lập vương triều phong kiến cuối cùng
=> Thời đại xã hội như thế có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc đời, sự nghiệp, tâm hồn và tính cách của Nguyễn Du
3. Cuộc đời và sự nghiệp
* Giai đoạn ấu thơ và thanh niên: Mồ côi cha năm 9 tuổi, mồ côi mẹ năm 12 tuổi. Sống và học tập ở Thăng Long trong gia đình quan lại quí tộc phong gấm rủ là, trướng rủ màn che, hào hoa phong nhã; học giỏi nhưng đi thi chỉ đỗ tam trường.
* Những năm lưu lạc sống cuộc đời gió bụi ở quê vợ Thái Bình (1786 – 1796), ở Hà Tĩnh (1796 – 1802), khi kiêu binh nổi loạn mưu chống Tây Sơn (vì lòng trung với nhà Lê) nhưng không thành. Chính trong giai đoạn này ông có điều kiện nếm trải và gần gũi với đời sống của nhân dân.
* Giai đoạn làm quan với nhà Nguyễn: được triều đình tin dùng, thăng từ cai bạ Quảng Bình lên Tham tri bộ Lễ rồi Chánh sứ tuế cống Thanh triều, nhưng Nguyễn Du vẫn thấy bất đắc dĩ gò bó, có lúc ông đã tốt lên:
22 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 674 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 6 - Năm học 2009-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Cách giải thích thứ hai yêu cầu phải có kiến thức về hoá học thì mới khiến chúng ta hiểu được từng yếu tố hoá học được nói đến:
- Nước là hợp chất của các nguyên tố hiđrô và ô xi, có công thức là H2O.
- Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tẻ kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a- xít.
b. Xác định thuật ngữ chuyên môn:
- Thạch nhũ là sản phẩm hình thành trong các hang động do sự nhỏ giọt của dung dịch đá vôi hoà tan trong nước có chứa áit các- bô- níc.
=> Thuộc môn địa lí.
- Badơ là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hi- đrô- xít.
=> Thuộc bộ môn hoá học.
- ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
=> Thuộc bộ môn ngữ văn.
- Phân số thập phân là phân số mẫu là luỹ thừa của10
=> Thuộc bộ môn toán học.
* Một số ví dụ về thuật ngữ về môi trường:
- Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người.
- Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật.
* Kết luận:
- Các thuật ngữ trên chủ yếu được dùng trong loại văn bản khoa học
- Thuật ngữ biểu thị các khái niệm khoa học, công nghệ
* Ghi nhớ: SGK
2. Đặc điểm của thuật ngữ
- Các thuật ngữ: thạch nhũ, badơ, ẩn dụ, phân số chỉ có một nghĩa như sach giáo khoa đã giải thích, ngoài ra không còn nghĩa nào khác.
=> Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và mỗi khái niệm chỉ biểu thị bằng một thuật ngữ.
Các từ ngữ không phải là thuật ngữ thường có nhiều nghĩa.
- “Muối” ở trường hợp (b): gừng cay muối mặn có sắc thái biểu cảm, nó là một ẩn dụ chỉ những kỷ niệm về một thời hàn vi, gian khổ mà những người cùng cảnh ngộ đẫ gắn bó với nhau, cưu mang giúp đỡ nhau
Muối ở trường hợp (a): nêu khái niệm của muối không có sắc thái biểu cảm.
=> Thuật ngữ không có tính biểu cảm
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
- Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác (Vật lí)
- Xâm thực là làm huỷ hoại dần dần lớp đất phủ trên mặt đất do các tác nhân: gió, sóng biển, băng hà, nước chảy(Địa lí).
- Hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sinh chất mới. (hoá học).
- Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ có ít nhất một nét chung về nhĩa. (Ngữ văn).
- Di chỉ là nơicó dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa. (Lịch sử).
- Thụ phấn là hiện tượng hạt tiếp xúc với đầu nhụy. Sinh học).
- Lưu lượng là nước chảyn qua mặt cắt ngang lòng sông ở một điểm nào đó, trong một giây đồng hồ. Địa lí).
- Trọng lực là lực hút của trái đất. (Vật lí).
- Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt trái đất. (Địa lí).
- Đơn chất là những chất do mộ nguyên tố hoá học cấu tạo nên. (Hoá học).
- Thị tộc phụ hệ là thị tộc theo dòng họ người cha, trong đó nam có quyền hơn nữ. (Lịch sử).
- Đường trung trực là đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại điểm giữa của đoạn ấy. (Toán học).
2. Bài tập 2
- Điểm tựa (thuật ngữ vật lí): điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản.
- Điểm tựa (trong thơ của Tố Hữu): nơi gởi gắm niềm tin và hy vọng của nhân loại tiến bộ (trong thời kỳ chúng ta đang chống Mỹ cứu nước rất gian khổ, ác liệt)
3. Bài tập 3
a. Từ hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ: nược tự nhiên ở sông, hồ, ao, biểnlà một hỗn hợp.
b. Từ hỗn hợp được dùng như một từ thông thường: đó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục
c. Đặt câu có dùng từ hỗn hợp với nghĩa thông thường:
- Phái đoàn quân sự hỗn hợp của bốn bên.
- Thức ăn gia súc hỗn hợp
- Lực lượng hỗn hợp của Liên hợp quốc.
4. Bài tập 4
a. Định nghĩa từ cá của sinh học: Cá là động vật có xương sống, ở dưới nước; bơi bằng vây, thở bằng mang
b. Khi chúng ta nói: cá voi, cá heo, cá sấunghĩa là chúng ta gọi tên bằng “trực giác” vì thấy môi trường sống của chúng là “ở dưới nước”, còn chúng thở bằng gì không quan trọng lắm, bởi đó là công việc của các nhà khoa học.
5. Bài tập 5
Hai thuật ngữ “thị trường” không vi phạm nguyên tắc “một thuật ngữ- một kháI niệm” vì chúng được dùng trong hai lĩnh vực khoa học riêng biệt là khinh tế và quang học.
Có thể coi đây là một hiện tượng đồng âm do sự trùng hợp ngẫu nhiên về vỏ âm thanh của từ.
4. Củng cố:
- Thế nào là thuật ngữ? Đặc điểm của thuật ngữ?
- Phân biệt thuật ngữ với các từ ngữ thông dụng?
5 Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, sưu tầm các thuật ngữ đã học thuộc các bộ môn.
- Hoàn thiện các bài tập, làm bài tập SBT
Tiết 30
Soạn: 25/9 / 2009
Giảng: 01 / 10 / 2009
Trả bài tập làm văn số 1
A.Mục tiêu cần đạt:
-Giúp học sinh vận dụng những kiến thức kĩ năng đã học về văn thuyết minh để nhận xét đánh giá bài làm của mình trên cơ sở thực hành tạo lập dàn ý một văn bản thuyết minh trong đó có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả một cách hợp lí.
- Qua bài viết nhằm giáo dục các em tình yêu sự trân trọng những sản vật truyền thống của dân tộc.
- Rèn kỹ năng làm văn bản thuyết minh trong đó có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả một cách hợp lí
B.Chuẩn bị :
- Giáo viên chấm và chữa bài
- Học sinh ôn tập kiến thức, tham khảo các bài mẫu.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
9A
/25
9B
/28
9C
/29
2. Kiểm tra:
- Các phương pháp thuyết minh? Ngoài các phương pháp thuyết minh bài văn thuyết minh còn được sử dụng các yếu tố nào nữa?
- Vai trò của biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong bài thuyết minh?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Giáo viên trình bày mục đích, yêu cầu của giờ trả bài.
Xác định kiểu loại đề, phạm vi yêu cầu của đề?
Với đề bài này em sẽ sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?
Ngoài ra em sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Phần mở bài em làm như thế nào?
Mục đích của phần mở bài được em xác định là gì?
Dự định đưa ra những tri thức nào về đối tượng?
Nội dung sẽ đưa vào phần kết bài?
Giáo viên đưa ra những nhận xét chung sau khi chấm bài
Nhận xét gì về những câu văn đã cho?
Theo em nên sửa như thế nào cho phù hợp với ý bạn định diễn đạt?
Giáo viên đọc một số đoạn văn hay của học sinh khá, giỏi.
Yêu cầu học sinh nhận xét nội dung, cách thuyết minh của bạn.
I. Đê bài: giáo viên đọc và chép đề lên bảng
Cây lúa trong đời sống Việt Nam.
II. Tìm hiểu đề- lập dàn ý.
* Tìm hiểu đề:
- Thể loại: văn thuyết minh
- Đối tượng cần thuyết minh: Cây lúa
- Phạm vi yêu cầu của đề: vị trí, vai trò của cây lúa trong đời sống con người Việt Nam.
- Phương pháp:
+ Sử dụng các phương pháp thuyết minh một cách linh hoạt.
+ Kết hợp các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
* Dàn ý:
A. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát đối tượng cần thuyết minh
(Cây lúa gắn liền với đời sống của con người Việt Nam. Việt Nam tự hào là cái nôi của nền văn minh lúa nước.)
B. Thân bài
Bài viết cần cung cấp được những tri thức cơ bản về đối tượng và những đặc điểm của đối tượng theo yêu cầu đề. Trong bài viết cần kết hợp khéo léo các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả một cách hợp lý nhằm làm nổi bật đối tượng cần thuyết minh.
Có thể đưa ra một số tri thức sau:
1) Cây lúa gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp nước ta từ thời Hùng Vương.
2) Cây lúa là thứ lương thực chủ yếu nuôi sống con người.
3) Cây lúa thức ăn chủ yếu trong chăn nuôi gia súc gia cầm.
4) Những lợi ích khác từ cây lúa
5) Cây lúa gắn liền với những món ăn được chế biến từ lúa mang đậm hương vị quê hương
6) Các loại lúa nổi tiếng
C. Kết bài:
- Khẳng định vai trò to lớn của cây lúa trong đời sống của người Việt Nam
- Cây lúa trong đời sống thị trường hiện nay
- Cần quan tâm đến việc phát triển nghề trồng lúa ở Việt Nam
III. Nhận xét chung:
1. Ưu điểm:
- Đa số đã xác định đúng kiểu loại văn bản, đối tượng, phạm vi yêu cầu của đề.
- Nội dung bài viết đã nêu bật được giá trị của cây lúa trong đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của người cư dân đất Việt, cung cấp cho người đọc những tri thức chính xác khách quan về đối tượng
- Phương pháp:
+ Một số đã biết vận dụng phương pháp thuyết minh để giới thiệu về đối tượng
+ Một số bài đã biết đưa các biện pháp nhệ thuật, yếu tố miêu tả vào bài viết một cách tương đối hợp lí, làm bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn.
- Hình thức: một số bài viết trình bày khá sạch sẽ, khoa học
2. Nhược điểm:
- Một số bài chưa xác định đúng nội dung yêu cầu của đề, dẫn đến bài viết chưa đúng trọng tâm, xa đề
- Vận dụng phương pháp thuyết minh chưa nhuần nhuyễn, thiếu linh hoạt.
- Một số chưa biết đưa các biện pháp nghệ thuật vào bài viết, mộ số quá lạm dụng yếu tố miêu tả làm bài văn thuyết minh mờ nhạt.
- Tri thức, sự hiểu biết về đối tượng của một số em còn nhiều hạn chế.
- Sử dụng từ ngữ thuyết minh thiếu chính xác, thiếu sự cân nhắc lựa chọn cho phù hợp với kiểu loại văn bản.
- Cách viết câu, viết đoạn, dựng đoạn còn nhiều hạn chế, liên kết còn lỏng lẻo.
- Lỗi chính tả của một số bài sai quá nhiều.
- Một số bài bố cục chưa rõ ràng, thiếu sự mạch lạc.
- Một số bài trình bày quá ẩu, thể hiện sự thiếu ý thức không có sự cố gắng trong học tập.
IV. Chữa lỗi:
1. Phát hiện và chữa lỗi dùng từ, viết câu, diễn đạt:
a. Bởi cây lúa là một loại cây lương thực thực dụng từ gốc đến ngọn.
=> Như chúng ta thấy, lúa là loại cây lương thực đặc biệt quan trọng và hữu ích vì có thể sử dụng được từ gốc cho đến ngọn.
b. Lúa là một loại cây thực phẩm quan trọng nhất ăn không biết trán.
=> Lúa là một loại cây lương thực quan trọng nhất trong số các cây lương thực được trồng trên đất nước ta .
c. Lúa được trồng ở dưới bùn để nó rít nước.
=> Cây lúa nước sinh trưởng và phát triển được là nhờ có nước, vì thế thường được cấy dưới những chân ruộng chũng đảm bảo nguồn nước để nó phát triển.
2. Phát hiện và chữa lỗi chính tả.
- Lẫn lộn các phụ âm: lúa lếp/ lúa nếp; reo cấy/ gieo cấy; sinh chưởng/ sinh trưởng
- Viết hoa tuỳ tiện
IV. Trả bài:
- Đọc mẫu một số bài viết của học sinh khá, giỏi
4. Củng cố:
- Mục đích của bài viết
- Với bài này việc đưa các biện pháp nghệ thuật vào có vai trò gì?
5 Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, ôn lại kiến thức có liên quan
- Sưu tầm các bài viết có nội dung tương tự.
File đính kèm:
- Tuan6.doc