1. Kiến thức:
- Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
- Hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.
- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
3.Thái độ: Có ý trân trọng và phát huy sự giàu có của Tiếng Việt.
I. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số:
9A1/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A3/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
9A2/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A5/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
2. Kiểm tra: ? Ẩn dụ là gì ? Hoán dụ là gì ?
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng có nét tương đồng với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Hoán dụ là gọi tên sự vật hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt .
3. Bài mới: Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phat triển .Một trong những cách phát triển của từ vựng Tiếng Việt. phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
18 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 5 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Long Thạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yêu cầu HS đọc BT1 (S/74). Tìm 2 mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới kiểu : x + tặc ?
+ GV yêu cầu HS đọc BT2 (S/74). Tìm 5 từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa của những từ đó?
+ GV yêu cầu HS đọc BT3 (S/74). Dựa vào những kiến thức đã học ở lớp 6 (bài Từ mượn, trong NV6, tập 1, tr.24) và lớp 7 (bài Từ Hán Việt, trong NV7, tập một, tr.69 và 81), hãy chỉ rõ trong những từ sau đây, từ nào mượn của Tiếng Hán, từ nào mượn của ngôn ngữ châu Âu: mãng xà, xà phòng, biên phòng, ô tô, tham ô, tô thuế, ra-đi-ô, ô-xi, cà phê, phê bình, phê phán, ca nô, ca sĩ, nô lệ.
+ GV yêu cầu HS đọc BT4 (S/74). Nêu vắn tắt những cách phát triển từ vựng và thảo luận vấn đề: Từ vựng của một ngôn ngữ có thể thay đổi được không ?
+ GV có thể đưa những ví dụ cụ thể . Chẳng hạn khi trong đời sống của con người Việt Nam xuất hiện loại phương tiện đi lại có hai bánh, chạy bằng động cơ thì tiếng Việt phải có những từ ngữ biểu thị như: xe gắn máy.
I. TẠO TỪ NGỮ MỚI:
VD1: S/72.
- Điện thoại di động : Điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở thuê bao.
- Kinh tế tri thức: Nền kinh tế chủ yếu dựa vào việc sản xuất, lưu thông phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
- Đặc khu kinh tế: Khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với chính sách ưu đãi.
- Sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ.
VD2: S/73.
- Lâm tặc: kẻ cướp tài nguyên rừng.
- Tin tặc: Kẻ dùng kĩ thuật thâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác để khai thác hoặc phá hoại.
- Gian tặc: những kẻ gian manh, trộm cắp (bất lương).
- Gia tặc: kẻ cắp trong nhà (rất khó phòng bị).
- Nghịch tặc: Kẻ phản bội làm giặc.
* Ghi nhớ: S/73. Trên cơ sở những từ ngữ đã có sẵn, người ta ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa để tạo ra những từ ngữ mới làm cho vốn từ ngữ tăng lên cũng là một cách để phát triển từ vựng Tiếng Việt.
II. MƯỢN TỪ NGỮ CỦA TIẾNG NƯỚC NGOÀI:
VD1: S/73.
a) Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, Đạm Thanh,hội, yến anh, bộ hành, xuân, tài nữ, giai nhân,
b) Bạc mệnh, duyên, phận, thần linh chứng giám thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc.
VD2: S/73.
a) AIDS (ết)
b) ma-két-ting (marketing)
à Là những từ mượn của tiếng nước ngoài.
=> Tiếng Anh.
* Ghi nhớ: S/74. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng Tiếng Việt. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong Tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.
III. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1: S/74.
VD: x + trường: chiến trường , công trường
x + hoá: Ô-xi hoá , lão hoá
Bài tập 2: S/74.
- Bàn tay vàng: Bàn tay tài giỏi, khéo léo hiếm có trong việc thực hiện một thao tác LĐ hoặc kĩ thuật nhất định.
- Cơm bụi: Cơm giá rẻ
- Đường cao tốc: Đường xây dựng theo tiêu chuẩn đặc biệt dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao.
- Thương hiệu: Nhãn hiệu thương mại có uy tín.
- Đa dạng sinh học: Phong phú, đa dạng về nguồn gen, về giống loài sinh vật trong tự nhiên.
Bài tập 3: S/74.
* Từ mượn của tiếng Hán: Mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.
* Từ mượn của các ngôn ngữ châu Âu: Xà phòng, ô-tô, ra-đi-ô, ô-xy ,cà phê, ca nô.
Bài tập 4: S/74. Những cách phát triển từ vựng: phát triển về nghĩa từ ngữ và phát triển về số lượng từ ngữ. Sự phát triển về số lượng từ ngữ có thể diễn ra bằng hai cách: tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
* Cần khẳng định ngay là từ vựng của một ngôn ngữ không thể thay đổi. Thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh chúng ta luôn luôn vận động và phát triển. Nhận thức về thế giới của con người cũng vận động và phát triển theo. Nếu từ vựng của một ngôn ngữ không thay đổi thì ngôn ngữ đó không thể đáp ứng được nhu cầu giao tiếp và nhận thức của một người bản ngữ.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Học bài, hoàn thành các bài tập vào vở, làm bài tập 4.
- Tìm 5 từ gốc Âu, 10 từ Hán.Việt’’.
- Nắm vững đặc điểm phát triển từ vựng tiếng Việt.
- Chuẩn bị bài: “Chuyện cũ trong phủ chuá Trịnh”.
ĐỌC THÊM
Tiếng ta phải có những đổi mới, đó là điều tất yếu, vì đời sống tư tưởng và tình cảm ngày nay, nhất là trong lĩnh vực khoa học và kĩ thuật có nhiều cái mới. Tiếng ta phải phát triển. Tất cả vấn đề là làm sao phải đảm bảo sự phát triển này diễn ra một cách vững chắc trên cơ sở vống cũ của tiếng ta làm cho tiếng ta ngày thêm giàu, nhưng vẫn giữ được phong cách, bản sắc, tinh hoa của nó. Như vậy tức là giữ gìn sự trong sáng của tiếng ta.
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
Ngô Gia Văn Phái
I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản
1. Tác giả
Ngô gia văn phái là một nhóm các tác giả dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai (Hà Tây) - một dòng họ lớn tuổi vói truyền thống nghiên cứu sáng tác văn chương ở nước ta.
* Ngô Thì Chí (1753-1788)
- Con của Ngô Thì Sỹ, em ruột của Ngô Thì Nhậm, từng làm tới chức Thiên Thư bình chướng tỉnh sự, thay anh là Ngô Thì Nhậm chăm sóc gia đình không thích làm quan.
- Văn chương của ông trong sáng, giản dị, tự nhiên mạch lạc.
- Viết 7 hồi đầu của Hoàng Lê nhất thống chí cuối năm 1786.
* Ngô Thì Du (1772-1840)
- Cháu gọi Ngô Thì Sĩ là bác ruột.
- Học rất giỏi, nhưng không dự khoa thi nào. Năm 1812 vua Gia Long xuống chiếu cầu hiền tài, ông được bổ làm đốc học Hải Dương, ít lâu lui về quê làm ruộng, sáng tác văn chương.
- Là người viết tiếp 7 hồi cuối của Hoàng Lê nhất thống chí (trong đó có hồi 14).
- Tác phẩm có tính chất chỉ ghi chép sự kiện lịch sử xã hội có thực, nhân vật thực, địa điểm thực.
- Là cuốn tiểu thuyết lịch sử - viết bằng chữ Hán theo lối chương hồi.
- Gồm 17 hồi.
2. Chú thích
(SGK)
3. Tác phẩm
- Tác phẩm là bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội phong kiến Việt Nam khoảng 30 năm cuối thế kỷ XVII và mấy năm đầu thế kỷ XIX, trong đó hiện lên cuộc sống thối nát của bọn vua quan triều Lê - Trịnh.
- Chiêu Thống lo cho cái ngai vàng mục rỗng của mình, cầu viện nhà Thanh kéo quân vào chiếm Thăng Long.
- Người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, lập nên triều đại Tây Sơn rồi mất. Tây Sơn bị diệt, Vương triều Nguyễn bắt đầu (1802).
4.Bố cục
Hồi 14 có thể chia làm ba phần:
- Phần một (từ đầu đến “hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788)”): Được tin quan Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương lên ngôi hoàng đế và cầm quân dẹp giặc.
- Phần hai (từ “Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh” đến “rồi kéo vào thành”): Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.
- Phần ba (còn lại): Hình ảnh thất bại thảm hại của bọn xâm lăng và lũ vua quan bán nước.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ
- Tiếp được tin báo, Bắc Bình Vương “giận lắm”.
- Họp các tướng sỹ - định thân chinh cầm quân đi ngay; lên ngôi vua để chính danh vị (dẹp giặc xâm lược trị kẻ phản quốc).
Ngày 25-12: Làm lẽ xong, tự đốc suất đại binh cả thuỷ lẫn bộ, đến Nghệ An ngày 29-12.
- Gặp người cống sĩ (người đỗ cử nhân trong kỳ thi Hương) ở La Sơn.
- Mộ thêm quân (3 xuất đinh lấy một người), được hơn một vạn quân tinh nhuệ.
a) Nguyễn Huệ là người bình tĩnh, hành động nhanh, kịp thời, mạnh mẽ, quyết đoán trước những biến cố lớn.
b) Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén mưu lược
- Khẳng định chủ quyền dân tộc.
- Nêu bật chính nghĩa của ta - phi nghĩa của địch và dã tâm xâm lược của chúng - truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta.
- Kêu gọi đồng tâm hiệp lực, ra kỷ luật nghiêm, thống nhất ý chí để lập công lớn.
Lời dụ lính như một lời hịch ngắn gọn có sức thuyết phục cao (có tình, có lý).
- Kích thích lòng yêu nước, truyền thống quật cường của dân tộc, thu phục quân lính khiến họ một lòng đồng tâm hiệp lực, không dám ăn ở hai lòng.
c) Nguyễn Huệ là người luôn sáng suốt, mưu lược trong việc nhận định tình hình, thu phục quân sĩ.
- Theo binh pháp “Quân thua chém tướng”.
- Hiểu tướng sĩ, hiểu tường tận năng lực của bề tôi, khen chê đúng người, đúng việc.
- Sáng suốt mưu lược trong việc xét đoán dùng người.
- Tư thế oai phong lẫm liệt.
- Chiến lược: Thần tốc bất ngờ, xuất quân đánh nhanh thắng nhanh (hơn 100 cây số đi trong 3 ngày).
- Tài quân sự: nắm bắt tình hình địch và ta, xuất quỷ nhập thần.
- Tầm nhìn xa trông rộng - niềm tin tuyệt đối ở chiến thắng, đoán trước ngày thắng lợi.
d) Là bậc kỳ tài trong việc dùng binh: bí mật, thần tốc, bất ngờ.
Trận Hà Hồi: vây kín làng, bắc loa truyền gọi, quân lính bốn phía dạ ran, quân địch “rụng rời sợ hãi”, đều xin hàng, không cần phải đánh. Trận Ngọc Hồi, cho quân lính lấy ván ghép phủ rơm dấp nước làm mộc che, khi giáp lá cà thì “quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao chém bừa” khiến kẻ thù phải khiếp vía, chẳng mấy chốc thu được thành.
Bằng cách khắc hoạ trực tiếp hay gián tiếp, với biện pháp tả thực, hình tượng người anh hùng dân tộc hiện lên đẹp đẽ tài giỏi, nhân đức.
- Khi miêu tả trận đánh của Nguyễn Huệ, với lập trường dân tộc và lòng yêu nước, tác giả viết với sự phấn chấn, những trang viết chan thực có màu sắc sử thi.
2. Hình ảnh bọn xâm lược và lũ tay sai bán nước.
a) Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh:
- Không đề phòng, không được tin cấp báo.
- Ngày mồng 4, quân giặc được tin Quang Trung đã vào đến Thăng Long:
+ Tôn Sĩ Nghị sợ mất mặt, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, nhằm hướng bắc mà chạy.
+ Quân sĩ hoảng hồn, tranh nhau qua cầu, xô nhau xuống sông, sông Nhị Hà bị tắc nghẽn.
b) Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước, hại dân:
- Vua Chiêu Thống vội cùng bọn thân tín “đưa thái hậu ra ngoài”, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền của dân để qua sông, “luôn mấy ngày không ăn”.
- Đuổi kịp Tôn Sỹ Nghị, vua tôi “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt” đến mức “Tôn Sỹ Nghị cũng lấy làm xấu hổ”.
III. Tổng kết
1.Về nội dung: Với cảm quan lịch sử và lòng tự hào dân tộc, các tác giả đã tái hiện một cách chân thực, sinh động hình ảnh Nguyễn Huệ và hình ảnh thảm bại của quân xâm lược cùng bọn vua quan bán nước.
2. Về nghệ thuật
- Khắc hoạ một cách rõ nét hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ giàu chất sử thi.
- Kể sự kiện lịch sử rành mạch chân thực, khách quan, kết hợp với miêu tả sử dụng hình ảnh so sánh độc lập.
File đính kèm:
- Thanh Nguyen Ngu van 9 Tuan 5 cktkn.doc