Nho, Thao, Phương Định là ba nữ thanh niên xung phong cùng sống trong hang dưới chân một cao điểm rất ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn.Công việc của họ là đo khối lượng đất đá, đếm bom chưa nổ và phá bom nếu cần, đó là một công việc hết sức nguy hiểm. Mỗi người có một sở thích, một ước mơ riêng nhưng đều giống nhau ở chổ bình tĩnh, gan dạ, dũng cảm trong công việc. Họ chính là những ngôi sao xa xôi trong cảm nhận của tác giả.
7 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 29 - Năm học 2013-2014 - Trương Thị Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một cô gái Hà Nội hoa loa kèn", còn đôi mắt, đôi xa xăm!"; thích ngắm nhìn mắt mình trong gương)
+ Lạc quan, yêu mến đồng đội, cảm phục những con người cùng cô chiến đấu, hy sinh trên chiến trường.
("Vui thích cuống cuồng" khi bắt gặp một trận mưa đá ; băng bó vết thương cho Nho, phá bom,"thực tình trong suy nghĩ của cô có ngôi sao trên mũ")
- Đặc biệt trong chiến đấu, cô rất dũng cảm, không sợ khó khăn, nguy hiểm, sẵn sàng hy sinh, bình tĩnh, khôn khéo trong việc phá bom. (Trong một lần phá bom, cô không đi khom. Dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom..Tôi rùng mình... cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống, châm ngòi. Nép vào bức tường đất, tim đập không rõ ...)
=> Miêu tả tâm lí nhân vật: Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, duyên dáng, trẻ trung, lãng mạn, dũng cảm và gắn bó với đồng đội.
3. Tổng kết: Ghi nhớ Sgk/122
* Nghệ thuật:
- Kể chuyện ở ngôi thứ nhất, lựa chọn nhân vật người kể chuyện đồng thời là nhân vật trong truyện.
- Miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật, xen kẽ đoạn hồi ức, lời trần thuật, lời đối thoại tự nhiên.
* Nội dung: Hoàn cảnh sống, chiến đấu và vẻ đẹp của các cô gái thanh niên xung phong.
* Ý nghĩa văn bản: Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Tóm tắt truyện. Viết đoạn văn phân tích tâm lí nhân vật trong truyện
* Bài mới: Chuẩn bị “Rô-bin-Xơn ngoài đảo hoang”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần : 29 Ngày soạn: 22/03/2014
Tiết PPCT: 143-144 Ngày dạy: 25/03/2014
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm vững những kiến thức về phần tiếng Việt đã học trong học kì 2.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: - Hệ thống hóa kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn, nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý.
2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng tổng hợp và hệ thống hóa một số kiến thức về phần Tiếng Việt.
- Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên.
C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, bình giảng, nêu và giải quyết vấn đề.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1:
9A2: ...
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Khởi ngữ, Các thành phần biệt lập
Hoạt động nhóm: các nhóm tiến hành kiểm tra phần lí thuyết giữa các thành viên
Đọc nội dung bài tập 1
(bảng phụ) Điền câu trả lời vào các ô
Từng học sinh viết đoạn văn
->Đọc trước nhóm
Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
- Nhận xét, chữa bài của các nhóm
? Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn?
* Học sinh trả lời trong nhóm, sau đó trả lời trước lớp
Ôn tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn
HS nhắc lại lí thuyết. GV hướng dẫn HS làm bài tập
Đọc bài tập 1, các nhóm làm vào bảng phụ
Ghi kết quả vào bảng tổng kết
Mỗi nhóm phân tích một đoạn sau đó trình bày trước lớp
Trả lời câu hỏi
Tiết 144
Ôn tập về nghĩa tường minh và hàm ý
HS nhắc lại lí thuyết. GV hướng dẫn làm BT
Đọc bài tập 1, tìm hàm ý trong câu
Đọc bài tập 2, tìm hàm ý trong câu
* Bài tập tổng hợp: Nhận xét về sự liên kết câu trong các đoạn trích sau:
1. Ông Huyến có sức hấp dẫn thực đặc biệt. Đường làng không dài nhưng nhiều ngóc ngách. Ông có thể đột ngột rẽ vào bất cứ đâu cũng có thể tìm ra được những sự việc cụ thể và khêu gợi lên những câu chuyện lí thú. (Nguyễn Kiên)
2. Bắt đầu từ gà gáy một tiếng, trâu bò lục tục kéo thợ cày đến đoạn đường phía trong điếm tuần. Mọi người, giờ ấy, những con vật này cũng như những người cổ cày, vai bừa kia đã lần lượt đi mò ra ruộng làm việc cho chủ. (Ngô Tất Tố)
3. Lớp anh có chưa đầy bốn chục học trò. Lũ trẻ choai choai ấy khiến anh vừa yêu quý, vừa sợ hãi (Báo)
4.Tiếng hát của các em lan xa trên các cánh đồngbay theo gió. Tiếng hát trong như những giọt sương trên bờ cỏ. Cơm xong, Minh trở về buồng mình nằm xem báo. Anh chưa đọc hết nửa trang báo thì nghe tiếng gọi ngoài cửa Nguyễn Thị Ngọc Tú)
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
HS tự lấy VD trong đời sống hằng ngày
I. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC:
1. Khởi ngữ: Thành phần câu đứng trước chủ ngữ, nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
2. Các thành phần biệt lập:
a,Thành phần tình thái
b,Thành phần cảm thán
c,Thành phần gọi đáp
d,Thành phần phụ chú
* Bài tập
1. Bài tập 1
Khởi ngữ
Tình thái
Cảm thán
Gọi đáp
Phụ chú
a,Xây cái lăng ấy
b,Dường như
d,Vất vả quá
d,Thưa ông
c,những người...như vậy
2. Bài tập 2: Viết đoạn văn
Gợi ý: - Xác định chủ đề của đoạn
- Trong đoạn có câu chứa khởi ngữ, một câu chứa thành phần tình thái
II. Ôn tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn
- Liên kết câu và liên kết đoạn văn
1. Bài tập 1
Gọi tên phép liên kết được thể hiện bằng các từ ngữ in đậm trong các đoạn văn:
a, Sử dụng phép nối: nhưng, nhưng rồi, và
b,Sử dụng phép lặp từ vựng: cô bé
phép thế đại từ: cô bé ->nó
c, Sử dụng phép thế đại từ: bây giờ cao sang rồi....chúng tôi nữa -> thế
2. Bài tập 2: ghi kết quả vào bảng phụ (theo mẫu ở SGK)
Phép liên kết:
Lặp từ ngữ
Đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng
Thế
Nối
Từ ngữ tương ứng
cô bé
Cô bé-nó
Thế
nhưng, nhưng rồi, và
3. Bài tập 3
Phân tích sự liên kết giữa nội dung và hình thức ở đoạn văn đã làm trong bài tập 2 mục I
III. Ôn tập về nghĩa tường minh và hàm ý
- Nghĩa tường minh và hàm ý
* Bài tập
1. Bài tập 1: Đọc câu chuyện “Chiếm hết chỗ”
- Hàm ý câu: “ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!” là: Người ăn mày muốn nói (bằng hàm ý) với người nhà giàu rằng “địa ngục là chỗ của các ông”
2. Bài tập 2
a, Câu : “Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp” là
- Đội bóng chơi không hay
- Tôi không muốn bình luận về việc này.
b,Câu: “Tớ báo cho Chi rồi” là
- Tôi chưa báo cho Nam và Tuấn
- Tôi không muốn nhắc đến Nam và Tuấn
=> Người nói đã cố ý vi phạm phương châm về lượng
* Gợi ý giải bài tập:
1. - Câu 1 nói đến “Ông Huyến”, câu 2 nói đến “đường làng”, hai câu này không liên kết trực tiếp với nhau, nhưng nhờ có câu 3 mà cả đoạn văn có liên kết hoàn chỉnh.
- Câu 3 liên kết với câu 1 nhờ lặp từ “ông”, liên kết với câu 2 mối quan hệ về ý nghĩa giữa hai cụm từ: “nhiều ngóc ngách” và “rẽ vào bất cứ đâu”.
2. - Tổ hợp “giờ ấy” thế cho “bắt đầu từ láy gà gáy một tiếng”, “những con vật này” thế cho “trâu bò”, ”những người cổ cày, vai bừa kia” thế cho “thợ cày”.
3. - Thế đồng nghĩa lâm thời: học trò – lũ trẻ
-Thế đồng nghĩa miêu tả: “lũ trẻ choai choai ấy” thế cho “học trò”.
4. Lặp từ vựng: “tiếng hát”.
5- Thế đại từ lâm thời: “anh” thế cho “Minh”
- Thế lặp từ vựng: báo – báo
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Học thuộc lí thuyết, xem lại các kiểu bài tập. Liên hệ thực tế, sử dụng câu có hàm ý.
* Bài mới: Chuẩn bị “Tổng kết về ngữ pháp”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần : 29 Ngày soạn: 25/03/2014
Tiết PPCT: 145 Ngày dạy: 27/03/2014
BIÊN BẢN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được những yêu cầu chung
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.
2. Kĩ năng: Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học, thái độ đúng đắn trong việc soạn thảo văn bản hành chính
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Phát vấn, tìm tòi, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS
9A1: .........................................................
9A2: ........................................................
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới: Văn bản hành chính có vai trò quan trọng, cần thiết trong đời sống hằng ngày. Nó dùng để trao đổi công việc giữa các cá nhân, cơ quan đơn vị có tính pháp lí cao. Hôm nay chúng ta tìm hiểu đặc điểm của “Biên bản”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG
Gọi HS đọc 2 văn bản ở phần I sgk/123-124.
- Viết biên bản để làm gì?
- Biên bản ghi lại những sự việc gì?
- Biên bản cần phải đạt những yêu cầu gì về nội dung và hình thức?
- Ngoài 2 biên bản Sgk hãy kể thêm một số biên bản khác thường gặp trong thức tế?
- Biên bản đại hội Chi đội.
- Biên bản đại hội Chi đoàn.
- Biên bản họp lớp...
- Biên bản về việc vi phạm..
GV cho HS đọc biên bản mình đã sưu tầm.
Thảo luận 3p: Thế nào là biên bản
Cách viết biên bản.
Đọc lại 2 biên bản ở mục 1 trong sgk.
- Phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì? Tên của biên bản được viết ntn?
- Phần nội dung gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi những mục này trong biên bản? Tính chính xác cụ thể của biên bản có giá trị ntn?
- Phần kết thúc của biên bản có những mục nào? Mục ký tên dưới biên bản nói lên điều gì?
LUYỆN TẬP
* GV ghi bài tập vào bảng phụ, HS thảo luận: Hãy lựa chọn tình huống viết biên bản?
Bài 2/126: Hướng dẫn HS làm
Đọc hai văn bản trong SGK
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
HS viết biên bản cho thuê sách với chủ tiệm sách
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Đặc điểm của biên bản:
a. VD: SGK/123,124,125
- Biên bản a: Ghi lại nội dung diễn biến, của cuộc họp chi đội.
- Biên bản b: Ghi lại cuộc trao trả giấy tờ, tang vật, phương tiện cho người vi phạm sau khi đã xử lí.
* Yêu cầu của biên bản:
+Về nội dung:.
- Ghi chép phải trung thực, đầy đủ, số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể.
+Về hình thức:
- Phải viết đúng mẫu quy định
- Lời văn ngắn gọn, rõ ràng, bố cục chặt chẽ
* Ghi nhớ : mục 1, 2 SGK
2. Cách viết biên bản:
a. Phần mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản phải nêu rõ nội dung chính của biên bản. (viết chữ in hoa), thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ.
b. Phần nội dung: Ghi lại diễn biến, kết quả của sự việc
c. Phần kết thúc: Thời gian kết thúc, chữ kí họ và tên các thành viên có trách nhiệm chính, văn bản hoặc hiện vật kèm theo (nếu có)
* Ghi nhớ: SGK
II. LUYỆN TẬP:
Bài 1/126
Tình huống viết biên bản: a,c,d
Bài tập 2(SGK)
Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc của biên bản cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú của chi đội cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Viết một biên bản hoàn chỉnh đúng quy cách.
- Chuẩn bị: Luyện tập viết biên bản
E. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Ngu van 9 tuan 29.doc