Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 23 - Năm học 2013-2014 - Trương Thị Giang

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

GV: Nêu yêu cầu cần đọc. Chú ý thay đổi giọng điệu, nhịp điệu của bài thơ. Các hình ảnh xây dựng hình tượng con cò

GV đọc mẫu 1 đoạn

GV giới thiệu: Bố cục bài thơ được dẫn dắt theo sự phát triển của hình tượng trung tâm – Hình tượng Con Cò trong mối quan hệ với cuộc đời con người được xuyên suốt cả bài thơ.

GV: Có 3 đoạn trong bài thơ, nêu nội dung khái quát của từng đoạn?

* HS đọc đoạn 1

GV: Những câu ca dao nào được tác giả viết ra trong lời hát ru của mẹ.

GV: Bắt đầu bằng những câu ca dao nào?

GV:Những câu ca dao đó gợi tả không gian, khung cảnh của làng quê, phố xã như thế nào?

GV: Tiếp đến là lời ru bằng những câu ca dao nào?

GV: Con cò là tượng trưng cho ai? Với cuộc sống như thế nào?

GV: Câu thơ có mấy hình tượng (2 hình tượng con cò và đứa con bé bỏng).

GV: Nhịp điệu, lời thơ như thế nào? (Tha thiết ngọt ngào)

GV: Tình mẹ với con như thế nào?

* HS đọc đoạn 2

GV: Lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã được thể hiện qua câu thơ nào?

GV: Hình ảnh con cò đối với đứa con lúc này như thế nào?

GV: Nghệ thuật độc đáo của tác giả khi xây dựng hình tượng thơ trong 2 câu thơ này là gì.

GV: Lời ru của mẹ được tiếp tục thể hiện Ntn?

 

 

doc10 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 23 - Năm học 2013-2014 - Trương Thị Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng tự? *HS: dọc đề bài: Suy nghĩ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” GV: “Suy nghĩ” đòi hỏi người viết phải thể hiện những yêu cầu gì? HS:Thể hiện sự hiểu biết, sự đánh giá ý nghĩa của vấn đề này GV: Cụ thể đề yêu cầu gì? HS:Giải thích đúng câu tục ngữ, thể hiện suy nghĩ nêu ý kiến về câu tục ngữ. GV:Tìm hiểu đề phải chú trọng đến những yêu cầu gì của đề? G/V gợi ý: Khi tìm ý để giải quyết vấn đề ta thường nêu câu hỏi: Nghĩa là gì? Đúng, sai ntn? Có tác dụng ra sao? ý nghĩa ntn? GV: Dựa vào các ý đã tìm sắp xếp và lập thành một dàn bài? GV: Mở bài cho đề bài trên Ntn? HS:Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lí làm người, đạo lý cho toàn xã hội GV: Giải thích câu tục ngữ Ntn? “Nước? Nguồn? Uống nước? Nhớ nguồn là nhớ về đâu? ” GV: Nhận định, đánh giá của em về câu tục ngữ. (Câu tục ngữ nêu rõ nội dung gì? Có ý nghĩa gì? Có tác dụng ra sao?) GV: Em có sự khẳng định vấn đề Ntn? ý nghĩa lớn lao của vấn đề là gì? Bài học gì cho em qua đề bài trên? Tiết 114 Gv: cho HS tiếp tục tìm hiểu các bước làm bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí. Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí: “Uống nước nhớ nguồn” -HS: Đọc VD phần mở bài (SGK/ 53) GV: Có nhiều cách mở bài; Đó là những cách mở bài nào? GV: Những ý cần bàn luận cho đề bài là gì? (chúng ta sẽ làm gì với đề bài trên) HS: Giải thích nội dung câu tục ngữ GV: Những nhận định đánh giá câu tục ngữ là gì? (gợi ý: câu tục ngữ này có mấy lớp nghĩa? Câu tục ngữ có ý nghĩa gì?) (Câu tục ngữ là lời dạy, lời khuyên; Câu tục ngữ có nhiều lớp nghĩa) GV: Có sự khẳng định gì về câu tục ngữ? Nhiệm vụ của mỗi người là gì qua học câu tục ngữ? (gợi ý :đây là một truyền thống Ntn? Chúng ta có nhiệm vụ gì?) GV: Trong bài nghị luận cần những yêu cầu gì về lời văn và việc liên kết đoạn? GV: Đọc phần C (Kết bài) SGK Trang 54 GV: Yêu cầu của phần kết bài là gì? GV: Sự cần thiết của bước 4 Ntn? GV: Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí cần chú ý vận dụng các phép lập luận gì? GV: Yêu cầu dàn bài cho bài văn nghị luận này. * H/S: Đọc đề 7 trong SGK. GV: Yêu cầu tìm ý gì để làm rõ vấn đề tinh thần tự học. Học sinh thảo luận nhóm 4 phút Vd: Giải thích rõ thế nào là tự học? Vd: Cần có tinh thần tự học Ntn? Vd: Ý nghĩa lớn lao của vấn đề này? HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - HS viết hoàn chỉnh đề bài “Tinh thần tự học” I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Củng cố kiến thức: - Đối tượng của bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí: nhũng vấn đề quan điểm, tư tưởng gắn liền với chuẩn mực đạo đức xã hội. - Các bước làm bài văn nghị luận: tìm hiểu đề - tìm ý; lập dàn bài theo bố cục 3 phần; viết bài và sửa chữa. 2. Luyện tập: a.Tìm hiểu các đề văn - 10 đề văn SGK/53 - Đề 1,3, 10 là đề có mệnh lệnh. - Đề 2,4,5,6,7,8,9 đề mở không có mệnh lệnh -Yêu cầu trình bày ý kiến, giải thích chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích tổng hợp để làm rõ vấn đề. b.Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý: +Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý: Suy nghĩ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” *Tìm hiểu đề: - Chú trọng yêu cầu của đề - Thường là những câu tục ngữ, danh ngôn chú trọng ý nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh. *Tìm ý: - Đặt những câu hỏi để tìm ý là gì? Như thế nào? Tại sao? Tác dụng gì? Ý nghĩa ra sao?..... - Mục đích: Phân chia vấn đề thành các luận điểm. +Bước 2: Lập dàn bài *Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lí làm người, đạo lý cho toàn xã hội *Thân bài: - Giải thích câu tục ngữ + “Nước? Nguồn? Uống nước? + Nhớ nguồn là nhớ về đâu? ” - Câu tục ngữ nêu rõ nội dung gì? Có ý nghĩa gì? Có tác dụng ra sao? *Kết bài: Câu tục ngữ thể hiện một nét đẹp của truyền thống và con người Việt Nam +Bước 3: Viết bài: a. Mở bài: Có nhiều cách mở bài: - Đi từ cái chung đến cái riêng. - Từ thực tế đến đạo lí. - Mở bài trực tiếp. b.Thân bài: - Những ý cần viết, mỗi ý hình thành một đoạn văn. + Giải thích chứng minh vấn đề của đề bài. + Nhận định, đánh giá, khẳng định vấn đề. - Lời văn chặt chẽ, mạch lạc và biểu cảm sống động. - Thực hiện việc liên kết các đoạn văn để có tính thống nhất, hoàn chỉnh. c. Kết bài:Có nhiều cách - Đi từ nhận thức đến hành động. - Có tính chất tổng kết. +Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa chữa. *Ghi nhớ: - Ngoài các yêu cầu chung cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp cho dạng nghị luận này. - Yêu cầu về dàn bài cho bài văn. ( Ghi nhớ trang 54 SGK). c. Lập dàn ý cho đề bài : + Lập dàn bài cho đề 7 ở mục I : “Tinh thần tự học” + Lập được dàn bài rõ 3 phần. * Mở bài: Giới thiệu khái quát tinh thần tự học: Học là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng. Cần phải nêu cao tinh thần tự học mới có thể nâng cao chất lượng học tập của mỗi người * Thân bài: - Giải thích thế nào là tự học - Đánh giá tinh thần tự học - Nêu lên một số tấm gương tự học - Ý nghĩa lớn lao của vấn đề này * Kết bài: Kết luận, nêu lên nhận thức mới, lời kêu gọi mọi người cần có tinh thần tự học. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: Triển khai dàn ý thành một bài văn hoàn chỉnh. Nắm vững các bước làm bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí * Bài mới: - Soạn bài: “Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích” . E. RÚT KINH NGHIỆM: ... ******************************* Tuần: 23 Ngày soạn: 11/02/2014 Tiết PPCT: 115 Ngày dạy: 13/02/2014 NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN HOẶC ĐOẠN TRÍCH A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu rõ khái niệm và yêu cầu của bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, biết cách làm bài nghị luận này. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: Những yêu cầu đối với bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. - Cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích 2. Kỹ năng: - Nhận diện được bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích và kĩ năng làm bài nghị luận thuộc dạng này. - Đưa ra được những nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích đã học trong chương trình. 3. Thái độ: Có cách nhìn chuẩn xác với một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích và vận dụng vào làm văn nghị luận. C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, đàm thoại, thảo luận, giải thích D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1: 9A2: 2. Kiểm tra bài cũ: Cách làm bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý? Bố cục? Lấy ví dụ về một đề bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý? 3. Bài mới: GV giới thiệu về cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích rồi bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY TÌM HIỂU CHUNG Đọc văn bản ở SGK Các nhóm trình bày sản phẩm đã chuẩn bị ở nhà. Nhóm 1: câu a Nhóm 2 và 3: câu b Nhóm 4, 5, 6 :câu c Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm khác *Câu a: Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì? Hãy đặt một nhan đè thích hợp cho văn bản. *Câu b: Vấn đề nghị luận được người viết triển khai qua những luận điểm nào? Tìm những câu nêu lên hoặc cô đúc luận điểm của văn bản. * Câu c: Để khẳng định các luận điểm, người viết đã lập luận (dẫn dắt, phân tích, chứng minh) như thế nào? Nhận xét về những luận cứ được người viết đưa ra để làm sáng tỏ cho từng luận điểm? GV: Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích? - Đọc Ghi nhớ LUYỆN TẬP Đọc bài tập ở SGK GV: Văn bản nghị luận về vấn đề gì? GV: Câu văn nào mang luận điểm của văn bản? GV: Tác giả tập trung phân tích nội tâm hay phân tích hành động của nhân vật lão Hạc? HSTLN cho đề bài ở BT2, GV nhận xét và chốt ý HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - HS viết hoàn chỉnh đề bài ở BT2 dựa vào nội dung đã học ghi trong vở I. TÌM HIỂU CHUNG: 1.Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) * Tìm hiểu đoạn trích SGK/61 a, Câu a: - Vấn đề nghị luận của bài văn: Những phẩm chất, đức tính đẹp, đáng yêu của nhân vật anh thanh niên. - Nhan đề thích hợp cho văn bản là: “Hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long” hay “Vẻ đẹp của một con người, một lối sống trong Lặng lẽ Sa Pa” b, Câu b: Tóm tắt các luận điểm (qua những câu có ý nghĩa nêu lên hoặc cô đúc luận điểm) - “Dù được miêu tả nhiều hay ít, gián tiếp.........đã để lại ấn tượng khó phai mờ, (Các câu nêu vấn đề nghị luận) -“Trước tiên, nhân vật anh thanh niên gian khổ của mình”(Câu nêu luận điểm) - “Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu......một cách chu đáo” (Câu nêu luận điểm) - “Công việc vất vả....lại rất khiêm tốn (Câu nêu luận điểm) - “Cuộc sống của chúng ta...đáng tin yêu” (đoạn cuối bài-những câu cô đúc vấn đề nghị luận) c, Câu c: Để khẳng định các luận điểm, người viết đã: - Nêu lên các luận điểm thật rõ ràng, ngắn gọn, gợi sự chú ý của người đọc. - Phân tích rõ, chứng minh một cách thuyết phục bằng những dẫn chứng cụ thể, sử dụng các luận cứ một cách sinh động, đó cũng là những chi tiết, hình ảnh đặc sắc của tác phẩm. Đặc biệt, đoạn tóm tắt truyện được lồng vào giữa đã giúp người đọc theo dõi câu chuyện và nhân vật dễ dàng hơn. + Bài văn được dẫn dắt tự nhiên, có bố cục chặt chẽ: Mở đầu là nêu vấn đề, hai đoạn tiếp đi vào phân tích, diễn giải, rồi đoạn cuối khẳng định và nâng cao vấn đề. *Ghi nhớ: SGK/63 II. LUYỆN TẬP: 1. Đoạn văn Sgk/64 - Văn bản bàn về: “Tình thế lựa chọn giữa sự Sống - và cái Chết và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật lão Hạc” - Câu văn mang luận điểm: “Từ việc miêu tả....ngay từ đầu” - Tập trung phân tích diễn biến nội tâm vì đó là quá trình chuẩn bị cho cái chết dữ dội của nhân vật. 2. Lập dàn ý cho đề bài: Nghị luận về nhân vật ông Hai qua truyện ngắn “Làng” – Kim Lân a. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả Kim Lân và tác phẩm Làng - Khái quát nhân vật ông Hai với tình yêu làng, quê tha thiết b. Thân bài: - Nêu luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật phân tích và chứng minh diễn biến tâm lí, hành động, ngôn ngữ, cử chỉ của nhân vật ông Hai c. Kết bài: - Nhận định, đánh giá chung về nhân vật - Liên hệ bản thân III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: Viết một bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích dựa vào dàn ý trên * Bài mới: Soạn bài: “Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích”. E. RÚT KINH NGHIỆM: ...

File đính kèm:

  • docNgu van 9 tuan 23.doc
Giáo án liên quan