Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 20 - Năm học 2013-2014

A/ Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức : Học sinh tiếp tục nắm được:

- Sức mạnh của văn nghệ trong cuộc sống của con người.

- Nghệ thuật lập luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong văn bản.

2. Kĩ năng: Học sinh rèn kĩ năng:

- Đọc – hiểu 1 văn bản nghị luận.

- Thể hiện những suy nghĩ, tình cảm về 1 tác phẩm văn nghệ.

3. Thái độ : Bồi dưỡng tình yêu văn nghệ, năm lực cảm nhận các tác phẩm văn nghệ.

B/ Chuẩn bị :

1. Giáo viên: Soạn bài.

2. Học sinh: Soạn bài

C. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, phân tích, .

- Kĩ thuật: động não.

D/ Tiến trình dạy học:

1) Ổn định tổ chức:

2) KT bài cũ: ? Nêu và phân tích ND của văn nghệ được tác giả trình bày ở phần 1 VB?

3) Bài mới :

Hoạt động 1: Giới thiệu bài : Để hiểu được sức mạnh và cách thưởng thức văn nghệ, chúng ta tiếp tục học bài

 

doc12 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 20 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
? ? Các từ ngữ in đậm trong những câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không ? ? Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ hoặc trời ơi? ? Các từ ngữ in đậm được dùng để làm gì? ? Thế nào là thành phần cảm thán ? Hoạt động 3: Luyện tập ? Tìm các thành phần tình thái / cảm thán trong những câu sau ? ? Tìm từ ngữ theo yêu cầu đề bài? ? Đặt câu với một trong những từ trên? ? Hãy xếp những từ ngữ sau theo trình tự tăng dần độ chắc chắn ? ? Giải thích tại sao tác giả dùng từ chắc ? I. Thành phần tình thái: 1. VD (trang 18) 2. Nhận xét : a) Chắc, có lẽ: thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc được nói trong câu. + Chắc: Thể hiện độ tin cậy cao. +Có lẽ: Thể hiện độ tin cậy thấp hơn. -chắc chắn, chắc là, chắc hẳn; hình như, dường như, có vẻ như, hầu như b). Nếu không có những từ ngữ in đậm thì sự việc nói trong câu vẫn không có gì thay đổi, vì các từ ngữ in đậm chỉ thể hiện sự nhận định của người nói đối với sự việc ở trong câu chứ không phải là thông tin sự việc của câu ? 3. Kết luận: Ghi nhớ: Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói trong câu. II. Thành phần cảm thán : VD 2. Nhận xét: a) Các từ ngữ ồ, trời ơi ở đây không chỉ sự vật hay sự việc. b) Chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ, trời ơi là nhờ phần câu tiếp theo sau những tiếng này. c) ->cung cấp cho người đọc, người nghe một thông tin phụ, đó là trạng thái tâm lí , tình cảm của người nói. 3. Kết luận : Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui, buồn, mừng, giận) III. Luyện tập: BT1: - Các thành phần biệt lập tình thái có lẽ, hình như, chả nhẽ - Cảm thán chao ôi.. BT2: Dường như , hình như, có vẻ như, có lẽ, chắc là, chắc hẳn, chắc chắn... Có lẽ - Chắc là - Chắc hẳn - Chắc chắn BT3: Yêu cầu sinh nhận định điều kiện dùng từ chỉ độ tin cậy tốt nhất. Đòi hỏi học sinh cảm nhận và biết diễn đạt bằng lời điều mình cảm nhận. BT4 : Viết đoạn văn - HS viết đoạn văn; đọc; GV nhận xét. 4. Củng cố : ? Qua bài, em ghi nhớ những nội dung nào ? 5. Hướng dẫn về nhà: Nắm nội dung bài, hoàn thiện bài tập 4. - Chuẩn bị bài: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống . ---------------------------------------------------------------------------------- Tiết 99 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG A/ Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức : Học sinh nắm được: Đặc điểm, yêu cầu của bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống. 2. Kĩ năng - Làm bài văn nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống. - Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo, tự nhận thức được 1 số sự vật hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong đời sống - Ra quyết định... 3. Thái độ : Nghiêm túc học tập. B/ Chuẩn bị : 1. Giáo viên: Soạn bài. 2. Học sinh: Đọc trước bài C. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, phân tích,. - Kĩ thuật: động não. D/ Tiến trình dạy học: 1) Ổn định tổ chức: 2) KT bài cũ: 3) Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Để hiểu thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống hôm nay chúng ta học bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Tìm hiểu ND bài Cho học sinh đọc văn bản. ? Văn bản bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống? ? Nêu rõ những biểu hiện của hiện tượng? ? Tác giả đã nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm chưa? ? Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy? ? Nguyên nhân hiện tượng đó là do đâu? ? Bệnh lề mề có những tác hại gì? ? Bài viết đã đánh giá hiện tượng đó ra sao? - Hiện tượng xấu ? Vì sao phải kiên quyết chữa bệnh lề mề ? -Vì cuộc sống văn minh ? Nhận xét về bố cục bài viết ? ? Thế nào là nghị luận về một sự việc, một hiện tượng đời sống xã hội ? ? yêu cầu về nội dung, hình thức của bài Hoạt động 3: Luyện tập Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận về các sự việc, hiện tượng có vấn đề đáng được đưa ra bàn luận ? I. Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: 1. VD –Văn bản: Bệnh lề mề 2. Nhận xét. Hiện tượng: Bệnh lề mề: a . Biểu hiện: + Sai hẹn, đi chậm, không coi trọng b. Nguyên nhân: + Thiếu tự trọng. + Thiếu tôn trọng người khác. + ích kỉ, vô trách nhiệm với công việc chung c. Tác hại + Không bàn bạc được công việc một cách có đầu có đuôi. + Làm mất thì giờ của người khác + Tạo ra một thói quen kém văn hóa + Làm nảy sinh cách đối phó. d. Bố cục: mạch lạc - Trước hết: Nêu hiện tượng. - Tiếp theo: Phân tích các nguyên nhân và tác hại của bệnh. - Cuối cùng: Nêu giải pháp khắc phục. 3. Ghi nhớ: Yêu cầu về ND và hình thức bài viết. II. Luyện tập: Bài 1: Học sinh phát biểu, GV ghi các sự việc, hiện tượng lên bảng. Sau đó thảo luận sự vật hiện tượng nào có vấn đề xã hội quan trọng đáng để viết bài, bày tỏ thái độ đồng tình hay phản đối. VD: + Sai hẹn + Đua đòi + Quay cóp, lười biếng. + Tấm gương học tốt. + Học sinh nghèo vượt khó Bài 2: Hiện tượng hút thuốc lá và hậu quả của việc hút thuốc lá đáng để viết một bài nghị luận vì: - Thứ nhất: nó liên quan đến vấn đề sức khỏe của mỗi cá nhân người hút, đến sức khỏe cộng đồng và vấn đề nòi giống. - Thứ hai, nó liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường : khói thuốc lá gây bệnh cho những người không hút đang sống xung quanh người hút. - Thứ ba, gây tốn kém tiền bạc cho người hút - Thứ tư, ảnh hưởng nếp sống văn minh 4.Củng cố : Viết đoạn văn bài tập 2 5.Hướng dẫn về nhà: Nắm nội dung bài. - Chuẩn bị bài: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. --------------------------------------------------------- Tiết 100 CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG A/ Mục tiêu cần đạt: Học sinh nắm được: 1. Kiến thức: Học sinh nắm được: - Đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. - Yêu cầu cụ thể khi làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 2. Kĩ năng Học sinh biết cách: - Nắm được bố cục của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. - Quan sát các hiện tượng của đời sống. 3. Thái độ: Tích cực học tập. Ra đề có liên quan đến đề tài môi trường. B/ Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Soạn bài. 2. Học sinh: Đọc trước bài C. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, phân tích, . - Kĩ thuật: động não. D/ Tiến trình dạy học: 1) Ổn định tổ chức: 2) KT bài cũ: ? Nêu k.niệm, y.cầu bài NL về một sự việc, hiện tượng trong xã hội? 3) Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Tìm hiểu ND bài học Giáo viên cho học sinh đọc 4 đề bài trong sách giáo khoa. ? Các đề bài trên có gì giống nhau? Chỉ ra những điểm giống nhau đó ? ? Tương tự như trên em hãy ra một đề bài ? - An toàn giao thông, môi trường, tệ nạn xã hội - Gọi học sinh đọc ví dụ đề bài trong SGK tr23. ? Nhắc lại các bước làm bài văn? ? Đề thuộc loại gì? ? Đề nêu sự việc, h/tượng gì? ? Đề yêu cầu làm gì ? ? Những việc làm của Nghĩa nói lên điều gì ? ? Vì sao Thành đoàn TP HCM phát động phong trào học tập bạn Nghĩa? ? Nếu mọi học sinh đều làm được như bạn Nghĩa thì đời sống sẽ như thế nào? *Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát dàn ý mẫu trong SGK: khung dàn ý, yêu cầu học sinh cụ thể hóa các mục nhỏ thành dàn ý chi tiết. * Giáo viên hướng dẫn học sinh viết ý 1 trong phần TB. *Gọi học sinh đọc đoạn văn, học sinh khác nhận xét. * Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi, yêu cầu kiểm tra lẫn nhau. - Để viết hay, có giá trị cao, người viết cần chú ý điều gì ngoài các bước trên. ? Từ tìm hiểu trên em hãy rút ra KL: cách làm bài văn NL về một SV, hiện tượng đ/s? Hoạt động 3: Luyện tập * HS Lập dàn bài cho đề bài SGK- đọc dàn ý, nhận xét và sửa chữa. I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 1. Ví dụ: Các đề bài 2. Nhận xét : * Những điểm giống nhau của các đề bài. + Vấn đề đưa ra là những sự việc, hiện tượng đời sống: Có thể là truyện kể, có thể chỉ gọi tên -> Người làm bài phải trình bày miêu tả sự việc đó. + Mệnh lệnh trong đề: - Nêu suy nghĩ của mình. - Nêu nhận xét, ý kiến. - Bày tỏ thái độ. * Ra đề bài -VD: Lười học là một căn bệnh nguy hiểm của học sinh hiện nay. Hãy nêu ý kiến của em về vấn đề này ? II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống : 1. Ví dụ: 2. Nhận xét: a. Tìm hiểu đề: - Thể loại: NL về 1 sự việc, hiện tượng đời sống - Đối tượng : Đề nêu đối tượng tốt, việc tốt: tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa ham học, chăm làm, có đầu óc sáng tạo và biết vận dụng những hình thức đã học vào thực tế cuộc sống một cách có hiệu quả. - Yêu cầu: Nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy. b. Tìm ý: + Những việc làm của Nghĩa cho thấy nếu có ý thức sống có ích thì hãy bắt đầu từ việc bình thường nhưng hiệu quả. => đây là một tấm gương tốt vì: + Nghĩa là người con biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ + Nghĩa là 1 học sinh biết kết hợp học với hành. + Nghĩa là người có đầu óc sáng tạo. + Học tập Nghĩa là học yêu cha mẹ, học lao động, học cách kết hợp học với hành, học sáng tạo, làm việc nhỏ mà ý nghĩa lớn. - Đời sống sẽ vô cùng tốt đẹp vì không còn học sinh lười biếng, hư hỏng và thậm chí là phạm tội. c. Lập dàn ý đại cương, lập dàn ý chi tiết - HS lập dàn ý đại cương, lập dàn ý chi tiết theo các ý lớn đó. - Học sinh trình bày miệng d. Viết bài - HS viết 1 đoạn văn trong phần TB. e. Đọc lại và sửa chữa - Học sinh tự đọc lại và sửa chữa. - Xem xét cách liên kết ý, đối với trong các phần đã viết - Học sinh kiểm tra lẫn nhau. 3. Kết luận: Người viết cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định, đưa ra ý kiến, có suy nghĩ và cảm thụ riêng. II. Luyện tập : Đề 4 (Tr 22) 4. Củng cố: Nêu cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống. 5. Hướng dẫn về nhà: Nắm nội dung bài. Hoàn thiện bài tập - Chuẩn bị: Sưu tầm thông tin về các vấn đề bức thiết cần viết bài nghị luận ở địa phương như môi trường, tệ nạn xã hội, an toàn giao thông... Ngày 6 tháng 1 năm 2014

File đính kèm:

  • docNV9HKI Tuan 20.doc