Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 16 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Bích Liên

1. Hình ảnh quê hương

- Thôn xóm tiêu điều, hoang vắng nằm im lìm dưới hàng cây màu vàng úa.

- Không nén được lòng tôi se lại.

 Hình ảnh làng cũ. đẹp hơn kia.

-> Nghệ thuật tự sự: Kể, tả, biểu lộ tình cảm

 Ngoài ra còn sử dụng nghệ thuật hồi ức và đối chiếu

->Thể hiện tình cảnh sa sút của xã hội phong kiến đầu TK XX.

2. Hình ảnh con người quê hương

a. Nhuận thổ:

*Trong hồi ức của nhân vật tôi:

- Đặc điểm:

+ Tuổi 12:

+ Cổ đeo vòng bạc tay lăm lăm cầm đinh ba.

+ Bẫy chim sẻ rất tài

+ Khuôn mặt tròn trĩnh nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên.

+ Biết nhiều chuyện lạ lùng lắm.

-> Nhuận Thổ là một chú bé lanh lợi, chất phác, hồn nhiên,khoẻ mạnh thông minh, nhanh nhẹn, tâm hồn trong sáng thơ ngây.

- Tình cảm: Chia tay:

 +Tôi: xốn xang, khóc to

 + Nhuận Thổ: lẩn vào bếp, khóc không chịu về; gửi vỏ sò, lông chim.

-> Tình cảm hồn nhiên gắn bó thân thiết

*Trong cuộc gặp gỡ 20 năm sau:

- Diện mạo:

+ Cao gấp hai lần trước.

+ Da vàng sạm, nếp nhăn sâu hoắm.

+ Mi viền đỏ mọng húp lên .

+ Đội mũ lông chiên rách tươm.

+ Mặc áo bông mỏng dính, người co ro, cúm rúm

 

doc16 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 16 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Bích Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuyền trở về thăm quê, Những ngày ở quê tâm trạng của “Tôi” rối bời với bao suy tư trăn trở trước những thay đổi của quê hương. Và khi chia tay ra đi nhân vật có tâm trạng ra sao? Nhân vật Tôi có tâm trạng ntn khi rời quê? Vì sao tôi lại có tâm trạng như vậy? Chứng kiến những cảnh thay đổi về cảnh vật và con người ở cố hương nhân vật "tôi" có những suy nghĩ và mong muốn gì? Vì sao tôi lại có tâm trạng như thế? Tuy cảm thấy mất mát như vậy nhưng tôi vẫn hi vọng ntn? Nhân vật tôi đã suy nghĩ, hi vọng ntn nữa: Suy nghĩ triết lý về hình ảnh con đường? Hình ảnh con đường có ý nghĩa ntn? Qua phân tích nhận xét về diễn biến tâm trạng và tình cảm của nv tôi, em có nhận xét gì về tình cảm với cố hương? Diễn biến ấy có hợp lý không? Hình ảnh cố hương trong bài có ý nghĩa ntn? Vấn đề bức thiết đặt ra là gì? Những nét đặc sắc về nghệ thuật? Nội dung chủ yếu của tác phẩm? Nhà văn Lỗ Tấn đã nói gì phía sau cảnh vật và con người ở cố hương? II. Phân tích văn bản 2. Hình ảnh con người quê hương a. Nhuận thổ: b. Nhân vật “Tôi” *Tình cảm, tâm trạng của tôi trên thuyền về * Tình cảm tâm trạng của tôi trong những ngày ở cố hương: * Tâm trạng nhân vật tôi khi ngồi trên thuyền rời cố hương: Lòng tôi không chút lưu luyến (Vì bức tường vô hình ngăn cách với cố hương cái cũ, cảnh cũ hiện tạo đau buồn, kỉ niệm của kí ức về tuổi thơ đã kết. Đây là bài thơ sự đoạn tuyệt của tôi với những gì lỗi thời của cố hương để quyết tâm vượt lên chân trời mới. - Hy vọng vào sự đổi thay, tin tưởng vào con đường đã chọn, hy vọng vào tương lai thế hệ trẻ con cháu: Hoàng, Thủy Sinh.. - Tôi- Nhuận Thổ cách biệt con cháu chúng tôi chưa từng được sống * Hình ảnh con đường: Giàu ý nghĩa (ẩn dụ con đường của dân tộc: con đường dẫn đến tự do, hạnh phúc, con đường tự giải phóng, con đường hi vọng, con đường đi tới tương lai, đi tới chân trời mới tốt đẹp hơn, khi ấy quan hệ người với người không còn xa cách nữa. Phải chăng đó là con đường tự giải phóng của dân tộc. -> Con đường nghĩa bóng: Chỉ thói quen của con người: Con đường ấy không chỉ dành riêng cho một người, một số người mà phải là con đường có nhiều người đi qua -> con đường ấy không tự nhiên mà có, không do thần linh hay chúa trời ban cho mà do chính con người, nhiều người đi mãi góp phần tạo dưng nên. - Tâm trạng thay đổi từ phảng phất buồn -> đau xót thất vọng -> kết thúc không phải là thất vọng mà là hi vọng. => Diễn biến đó hoàn toàn phù hợp với logic cuộc sống. Đây là những biểu hiện khác nhau của tình của tình yêu quê hương, đất nước, gia đình, tình cảm yêu nước sự gắn bó thủy chung với quê hương. Tuy buồn đau những vẫn ước mơ; hy vọng vào tương lai, vào thế hệ trẻ đem đến những đổi thay cho quê hương, sẽ được sống cuộc đời hạnh phúc trên quê hương. - Bức tranh tổng hợp của làng quê từ con người -> cảnh vật là nơi để tính cách nhân vật biểu hiện, tập trung chủ đề tp. => Cố hương là hình ảnh thu nhỏ của xã hội, đất nước Trung Quốc. - Vấn đề bức thiết đặt ra: Cần thiết phải xây dựng những cuộc đời mới, những con đường mới khác trước tốt đẹp hơn trước cho các thế hệ tương lai. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Truyện ngắn đậm chất hồi kí, chất trữ tình - So sánh đối chiếu giữa hiện tại – quá khứ giữa các nhân vật. - kể theo ngôi thứ nhất nên có tính chân thực, nhân vật quan sát, rung cảm, suy ngẫm. - Sáng tạo những hình ảnh mang tính biểu trưng (con đường, bé Nhuận Thổ) 2. Nội dung: Tường thuật chuyến về quê cuối cùng của nhân vật tôi, thông qua những rung cảm của nhân vật tôi trước sự đổi thay của làng quê, người quê -> lên án tội ác của chế độ phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của người nông dân, của xã hội phong kiến. 4. Củng cố: Cuộc sống nông thôn Trung Quốc qua cảm nhậ của nhân vật “Tôi” 5 Hướng dẫn về nhà: - Học bài+ đọc tài liệu liên quan - Soạn: “Những đứa trẻ” Tiết 79 Soạn: 01 /12 / 2009 Giảng: 9 /12 / 2009 Trả bài tập làm văn số 3. A.Mục tiêu cần đạt: - Qua giờ trả bài giúp học sinh khắc sâu những kiến thức đã học về văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận . - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày, trong tạo lập văn bản tự sự. B. Chuẩn bị. - Giáo viên: chấm, chữa bài - Học sinh: Ôn tập kiến thức về văn bản tự sự đã học. C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú 9A /25 9B /28 9C /27 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu mục đích yêu cầu của giờ trả bài Em có còn nhớ nội dung đề bài viết số 3 không? Xác định kiểu loại văn bản cần tạo lập? Nội dung yêu cầu đề cần đạt? Phạm vi giới hạn của đề? Phần mở bài cần có những ý nào? Thân bài sắp xếp như thế nào? Các yếu tố miêu tả, biểu cảm được đưa vào bài viết khi nào? Nội dung kết bài? Đề bài : Một lần em đã trót mắc lỗi với cha mẹ hoặc thầy cô. Em hãy kể lại sự việc ấy (Trong bài viết có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.) II. Dàn ý. 1. Tìm hiểu đề: * Kiểu văn bản: Văn bản tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại * Nội dung: Kể lại sự việc 1 lần em đã trót mắc lỗi với cha mẹ hoặc thầy cô. * Phạm vi giới hạn: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Trình tự kể: Thời gian- Kể ngược. - Có sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm. 2. Dàn ý: A. Mở bài: - Giới thiệu hoàn cảnh, tình huống xảy ra sự việc. - Hoặc tình huống gợi nhớ dến lỗi lầm. B. Thân bài : - Hoàn cảnh thời gian, không gian xảy ra sự việc. - Nguyên nhân dẫn đến mắc lỗi. - Diễn biến việc làm lỗi lầm của bản thân: + Mở đầu + Diễn biến tiếp theo + Kết quả. (Đưa các yếu tố miêu tả tâm trạng nhân vật trước, trong, sau sự việc khi có thể kết hợp được như: + Nghĩ gì mà làm như vậy? + Dằn vặt, ân hận, xấu hổ như thế nào? + Thương bố mẹ, thầy côằoh thế nào?) - Có thể kể ai đã biết sự việc, người đó đã khuyên gì (kết hợp nghị luận.) - Có thể kể mình tự vấn lương tâm ra sao? C. Kết bài: - Kể sự việc kết thúc. - ấn tượng, cảm nghĩ về lỗi lầm đã mắc, cách cư xử, cách sống đúng đắn cho bản thân. III. Nhận xét chung 1. Ưu điểm: Nắm vững thể loại và yêu cầu của bài . - Bài viết có tiến bộ . - Phần nội dung làm nổi bật được diễn biến sự việc mắc lỗi. Bố cục được sắp xếp theo trình tự kể ở một số bài tốt 9A : Hà Tất Đạt, Nguyễn Thị Cúc, Nguyễn Trà My 9B : Nguyễn Thị Thu Phương, Trương Thị Thuỳ Linh 9C: Vi Thị Hoa 2. Tồn tại: - Phần nghị luận kết hợp trong bài còn lúng túng, diễn đạt nhiều câu còn vụng. - Một số bài chưa biết nghị luận. - Một số bài sử dụng yếu tố nội tâm chưa thật rõ. - Một số bài chưa có sự chú ý trong việc dùng từ, diễn đạt, huy động kiến thức nên còn lủng củng, sơ sài. - Còn mắc nhiều lỗi câu: Câu thiếu CN, thiếu VN, câu chỉ có TN, câu viết tối ý. - Chữ viết mắc lỗi chính tả nhiều: nhầm lẫn: uên- uyên, ch- tr, r-gi- d, s-x. IV. Trả bài, chữa lỗi, giải đáp thắc mắc: - Chữa lỗi chính tả: lỗi viết hoa không đúng, lẫn lộn các phụ âm - Chữa lỗi diễn đạt: lỗi dùng từ, đặt câu 4. Củng cố: Vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong một bài tự sự 5 Hướng dẫn về nhà: - Học bài , ôn tập toàn bộ các kiến thức kỹ năng đã học về nghị luận Tiết 80 Soạn: 03/ 12 / 2009 Giảng: 10 / 12 / 2009 Trả bài Kiểm tra tiếng việt. A.Mục tiêu cần đạt: - Thông qua giờ trả bài nhằm củng cố nội dung kiến thức phần Tiếng Việt của học sinh đã được học ở kì I; và khả năng vận dụng những kiến thức đã học một cách tổng hợp - Rèn luyện kỹ năng tổng hợp về sử dụng tiếng việt trong nói và viết. B. Chuẩn bị - Giáo viên:chấm bài và chữa bài - Học sinh: Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học C.Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú 9A /25 9B /28 9C /27 2. Kiểm tra: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Mục đích yêu cầu của giờ trả bài kiểm tra Giáo viên đọc lại đề bài đã kiểm tra Lựa chọn các phương án đúng? Trong cuộc đối thoại trên, nhân vật Mã Giám Sinh vi phạm phương châm hội thoại nào? Dấu hiệu nào giúp ta nhận biết? Câu (2) cần đạt được những yêu cầu nào? Dấu hiệu để nhận biết ta nhận biết? Câu (3) yêu cầu làm gì? Hãy thống kê các từ Hán Việt mà em đã thể hiện trong bài kiểm tra? I. Đề bài: II. Đáp án A.Phần trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 D B B A B C B. Phần tự luận Câu1: - Trong cuộc đối thoại trên, nhân vật Mã Giám Sinh vi phạm phương châm lịch sự - Dấu hiệu: cách trả lời cộc lốc, thiếu văn hoá Câu2: a. Chỉ ra được các câu có sử dụng lời dẫn trực tiếp; trình bày đúng hình thức lời dẫn b. Dấu hiệu nhận biết: - Đó là những lời nói của các nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép - Trước mỗi lời dẫn có từ rằng và dấu hai chấm Câu 3: thống kê được các từ Hán Việt theo mẫu: các từ thống kê đúng mẫu và phải có nghĩa Ví dụ: - Viễn + x: viễn du, viễn dương, viễn cảnh, viễn vọng, viễn xứ, viễn tưởng - Vấn + x: vấn an, vấn vương, vấn đáp, vấn danh, vấn thiết - Tứ + x : tứ xứ, tứ tuần, tứ diện, tứ phía, tứ chi III.Nhận xét 1. Ưu điểm: - Đa số có ý thức trong việc ôn tập chuẩn bị cho bài kiểm tra, biết vận dụng kiến thức cơ bản vào để giải quyết các vấn đề mà đề bài yêu cầu. - Một số em đã biết cách trình bày bài kiểm tra một cách tương đối sạch sẽ và khoa học - một số em thể hiện rõ sự vận dụng kỹ năng thực hành tiếnng Việt một cách hiệu quả 2. Nhược điểm: - Một số chưa thực sự có sự cố gắng trong học tập, không nắm chắc kiến thức, kỹ năng vận dụng thực hành chưa tốt - Có nhiều bài trình bày quá bẩn, tẩy xoá bằng bút xóa trong quá trình làm bài - Có nhiều em còn lạm dụng viết tắt trong khi làm bài - Nhiều bài chưa biết cách trình bày lời dẫn, chưa thống kê được các từ Hán Việt theo mẫu IV. Trả bài, chữa lỗi, giải đáp thắc mắc: - Trao đổi trong nhóm về bài của nhóm mình xem có ưu, nhược điểm gì - Đối chiếu bài làm và tự chữa bài theo đáp án đã xây dựng. - Nhận xét cách trình bày bài kiểm tra của mình về cả hình thức và nội dung. 4. Củng cố: - Chỉ ra các đơn vị kiến thức có liên quan đến bài kiểm tra? 5 Hướng dẫn về nhà: - Học bài , ôn tập toàn bộ các kiến thức kỹ năng đã học về nghị luận

File đính kèm:

  • docTuan 16.doc