I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu được sức mạnh, khả năng kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi, hiểu thêm cách viết một bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, hiểu và phân tích văn bản nghị luận.
3. Thái độ: Giáo dục thái độ, ý thức học văn cho học sinh.
II. Chuẩn bị
1. Thầy: SGK, SGV, TKBG.
2. Trò: Đọc trước văn bản, soạn bài.
III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 9A1 .
9A3 .
2. Kiểm tra bài cũ (0 phút)
3. Bài mới:
Hoạt động 1 (2 phút) Giới thiệu bài
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
- Phương pháp: Thuyết trình
Hoạt động 2 (20 phút) Tìm hiểu chung
- Mục tiêu: HS nắm được những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.
- Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình.
- Kĩ thuật: Tư duy động não.
12 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn lớp 9 - Tiết 95 đến 98 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ái nhìn, quan niệm của tác giả, lời nhắn nhủ riêng tư.
- Ndung của t/phẩm văn nghệ không đơn thuần là câu chuyện con người như cuộc sống thực (đời thường) mà ở đó có cả tư tưởng, tấm lòng của người nghệ sĩ gửi vào trong đó.
* Để làm sáng tỏ những luận điểm đó, t/giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể nào?
Giáo án ngữ văn / 20
- Nó chứa đựng tâm hồn, tình cảm của người nghệ sĩ.
- Nó luôn khám phá tác động mạnh mẽ đến người đọc.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Nội dung của văn nghệ.
- Tác phẩm nghệ thuật được xây dựng từ những vật liệu mượn ở thực tại. nhưng người nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào t/phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống xung quanh.
* Văn nghệ không chỉ phản ánh khách quan mà còn biểu hiện cái chủ quan của người sáng tạo.
4. Củng cố (3 phút)
- Vài nét khái quát về tác giả và tác phẩm ?
- Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục của bài văn nghị luận.
5. Hướng dẫn HS tự học ( 2 phút)
- Học bài.
- Chuẩn bị bài: Tiếng nói của văn nghệ. - tiếp
IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..
Ngày soạn: 4 / 1 / 2014
Ngày giảng 9A1
9A3
Tiết 97 - Bài 19 - tiếp
Văn bản: TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHÊ
(Nguyễn Đình Thi)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu được sức mạnh, khả năng kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi, hiểu thêm cách viết một bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, hiểu và phân tích văn bản nghị luận.
3. Thái độ: Giáo dục thái độ, ý thức học văn cho học sinh.
II. Chuẩn bị
1. Thầy: SGK, SGV, TKBG.
2. Trò: Đọc trước văn bản, soạn bài.
III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 9A1..
9A3...
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
* Vài nét khái quát về tác giả và tác phẩm ?
* Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục của bài văn nghị luận.
3. Bài mới:
Hoạt động 1 (2 phút) Giới thiệu bài
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
- Phương pháp: Thuyết trình
Hoạt động 2 ( 25 phút) Hướng dẫn tìm hiểu văn bản - tiếp
- Mục tiêu: HS nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình.
- Kĩ thuật: Tư duy động não.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gv nhắc lại nội dung tiết 96
* Tiếng nói của văn nghệ đã đem đến cho người đọc, người nghe những gì ?
* Như vậy nội dung của văn nghệ có gì khác so với nội dung các môn KHXH khác (Lịch sử, địa lý) / 21
* Từ đó em hiểu như thế nào về nội dung tiếng nói văn nghệ ?
* Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ ?
- Con người bị ngăn cách với cuộc sống bên ngoài, tiếng nói của văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài. /21
- Những người lam lũ, vất vả à làm cho tâm hồn họ được sống, quên đi nỗi cơ cực hàng ngày.
* Em có nhận xét gì về cáh lập luận của t/giả ?
- D/chứng cụ thể, tiêu biểu, sinh động, chặt chẽ, đầy sức thuyết phục.
* Vai trò của văn nghệ đối với cuộc sống của con người ?
* Văn nghệ đến với con người bằng cách nào?
- Tư tưởng trong nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà thấm sâu những cảm xúc, những nỗi niềm..
(*) Vì sao nói văn nghệ mặc dù không tuyên truyền mà lại sâu sắc hơn, hiệu quả hơn ?
- Văn nghệ là cả sự sống của con người, là mọi trạng thái cảm xúc, tình cảm phong phú của con người trong đời sống cụ thể, sinh động.
* Văn nghệ dùng những gì để tuyên truyền ? Văn nghệ tuyên truyền bằng con đường nào ?
- Văn nghệ tuyên truyền bằng con đường đặc biệt - con đường tình cảm.
* Nêu những nét đặc sắc về cách lập luận của tác giả ?
* Qua cách lập luận của tác giả em hiểu gì về tiếng nói của văn nghệ ?
II. Tìm hiểu văn bản - tiếp
- Những nhận thức
- những rung cảm
- Mở rộng phát huy vô tận qua từng thế hệ.
Tóm lại: Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người và cả thế giới bên trong con người.
à Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tínha các nhân của người nghệ sĩ.
2. Vai trò, ý nghĩa của văn nghệ đối với cuộc sống của con người.
- Những tác phẩm văn nghệ hay luôn nuôi dưỡng, làm cho đời sống tình cảm con người thêm phong phú. Qua văn nghệ con người trở lên lạc quan hơn, biết rung cảm và biết ước mơ.
3. Sức mạnh kì diệu của văn nghệ.
- Văn nghệ đến với con người bằng tình cảm, Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng.
- Bằng cách thức đặc biệt đó, văn nghệ thực hiện chức năng của nó một cách tự nhiên, hiệu quả, sâu sắc, lâu bền.
- Tự thân văn nghệ, những tác phẩm chân chính đã có tác dụng tuyên truyền.
Tóm lại:
- Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Nó có sức mạnh kì diệu, sức mạnh cảm hóa to lớn.
* Tổng kết
- Nghệ thuật
- Nội dung
* Ghi nhớ/sgk17
Hoạt động 3 (7 phút) Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố, hệ thống kiến thức cơ bản
- Phương pháp: Thực hành
- Kĩ thuật: Động não
HỌC SINH HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Đại diện nhóm trình bày bài tập.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện bài tập.
- GV kết luận - cho điểm khuyến khích.
III. Luyện tập
- Đọc diến cảm văn bản.
- Nêu một tác phẩm nghệ thuật mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối với mình.
4. Củng cố (3 phút)
- Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy ?
5. Hướng dẫn HS tự học ( 2 phút)
- Học bài.
- Chuẩn bị bài: Các thành phần biệt lập.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..
Ngày soạn: 5 / 1 / 2014
Ngày giảng 9A1
9A3
Tiết 98 - Bài 19
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nhận biết hai thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán.
2. Kĩ năng: Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu.
3. Thái độ: Biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
II. Chuẩn bị
1. Thầy: SGK, SGV, TKBG.
2. Trò: Đọc, soạn bài.
III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 9A1..
9A3...
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
* Nội dung phản ánh của văn nghệ là gì ?
* Tại sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1 (2 phút) Giới thiệu bài
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
- Phương pháp: Thuyết trình
Hoạt động 2 ( 11 phút) I. Thành phần tình thái.
- Mục tiêu: HS nắm được thành phần tình thái.
- Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình.
- Kĩ thuật: Tư duy động não.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Gọi hs đọc bài tập /sgk 18
* Hãy chỉ các từ in đậm trong bài tập a,b?
* Các từ in đậm thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào?
* Nếu không có các từ in đậm ấy thì nghĩa cơ bản của câu có thay đổi không? vì sao?
- Nếu không có các từ ngữ in đậm ấy thì ý nghĩa cơ bản của câu không thay đổi vì các từ ngữ in đậm chỉ thể hiện sự nhận định của người nói đối với sự việc ở trong câu, chứ không phải là thông tin sự việc của câu.?
* Em hiểu thế nào là thành phần tình thái?
- Hs đọc ghi nhớ/sgk
I. Thành phần tình thái
1. Bài tập/sgk 18
a. với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
à Thể hiện thái độ tin cậy cao
b. Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗikhông khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
à thể hiện thái độ tin cậy chưa cao
2. Ghi nhớ/sgk 18
Hoạt động 3 (11 phút) II. Thành phần cảm thán
- Mục tiêu: HS nắm được thành phần cảm thán.
- Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình.
- Kĩ thuật: Tư duy động não.
- Gọi hs đọc bài tập /sgk 18
* Hãy chỉ các từ in đậm trong bài tập a,b?
* Các từ ngữ in đậm trong hai câu trên có chỉ những sự vật hay sự việc gì không ?
- Các từ ngữ in đậm không chỉ các sự vật hay sự việc, chúng chỉ cảm xúc của người nói trong câu.
* Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ hoặc kêu trời ơi ?
Phần câu tiếp theo của những từ ngữ in đậm - phần câu này đã giải thích cho người nghe biết tại sao người nói kêu ồ hoặc trời ơi.
* Vậy công dụng của các từ ngữ in đậm trong câu ?
- Công dụng: Cung cấp cho người nghe 1 thông tin phụ - đó là trạng thái tâm lí, tình cảm của người nói.
* Thế nào là thành phần cảm thán?
* Thế nào là thành phần biệt lập ?
II. Thành phần cảm thán.
1. Bài tập /sgk 18
a. ồ, sao mà độ ấy vui thế.
b. Trời ơi, chỉ còn có 5 phút!
Các từ in đậm "ồ, trời ơi" được dùng dể cung cấp cho người nghe một "thông tin phụ", đó là trạng thái tâm lí, tình cảm của người nói.
2. Ghi nhớ/sgk 18
Hoạt động 4 (10 phút) Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố, hệ thống kiến thức cơ bản
- Phương pháp: Thực hành
- Kĩ thuật: Động não
- Gọi hs đọc bài tập.
* Cho biết yêu cầu của bài tập ?
HỌC SINH HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Đại diện nhóm trình bày bài tập.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện bài tập.
- GV kết luận - cho điểm khuyến khích.
III. Luyện tập
Bài 1/19 Nhận diện các thành phần biệt lập tình thái và cảm thán
- Có lẽ, hình như, chả nhẽ
- Chao ôi
Bài 2 /19. Sắp xếp
- Dường như - hình như, có vẻ như, có lẽ, chắc là, chắc chắn, chắc hẳn.
Bài 3/19
- Từ "chắc chắn" có độ tin cậy cao nhất
- Từ "hình như" co độ tin cậy thấp nhất
- Tác giả dùng từ "chắc" vì niềm tin vào sự việc có thể diễn ra theo hai khả năng:
+ Thứ nhất, theo tình cảm huyết thống thì sự việc sẽ phải diễn ra như vậy
+ Thứ hai, do thời gian và ngoại hình, sự việc cũng có thể diễn ra khác đi một chút.
Bài 4: Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng...) trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán.
4. Củng cố (3 phút)
- Thế nào là thành phần biệt lập ?
- Phân biệt thành phần tình thái và thành phần cảm thán.
5. Hướng dẫn HS tự học ( 2 phút)
- Học bài. Hoàn thiện bài tập /sgk 19
- Chuẩn bị bài: Nghị luân jvề một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..
Ngày 6 tháng 1 năm 2014
DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN
...
Phạm Ngọc Ánh
Ngày 6 tháng 1 năm 2014
...
Người kiểm tra: Nguyễn Thị Thanh
File đính kèm:
- Van 9 tuan 21.doc