Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 2 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Long Thạnh

1. Em hãy nêu ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh ?

 Ý nghĩa văn bản: Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả đã cho thấy cốt cách văn hóa của Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hanh động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu chọn lọc và phát huy văn hóa, bản sắc dân tộc.

 Nghệ thuật:

- Sử dụng ngôn ngữ trang trọng

- Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập.

2. Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao ?

 Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao vì cuộc sống của Người hết sức đạm bạc, không khác gì cuộc sống của một người bình thường. Nhưng Người đã tìm thấy trong lối sống đó một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc trong sạch, cao thượng cho tâm hồn và thể xác. Lối sống của Bác rất mực giản dị, thanh cao, nó hoàn toàn khác biệt với lối sống xa hoa, cầu kì, đặc quyền, đặc lợi ở một số người có chức vị trong xã hội từ xưa đến nay.

3. Bài mới:

- Chiến tranh thế giới thứ 2 Mĩ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản đã làm 2 triệu người Nhật bị thiệt mạng và còn di hoạ đến bây giờ.Thế kỉ XX đã phát minh ra nguyên tử hạt nhân, phát minh ra vũ khí giết người hàng loạt. Từ đó đến nay nguy cơ chiến tranh luôn luôn tiềm ẩn và đe dọa toàn thể nhân loại. Trong cuộc họp của 6 nguyên thủ quốc gia bàn về chống chiến tranh hạt nhân nhà văn Mác – két đã có bài tham luận về vấn đề này được đề cập trong văn bản mà chúng ta sẽ học hôm nay.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 2 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Long Thạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i non (chuối tây, chuối hột) có thể thái ghém làm rau sống ăn rất mát, có tác dụng giải nhiệt.thân cây chuối tươi có thể dùng làm “phao” tập bơi, kết bè vượt sông.Sợi tơ bẹ chuối khô có thể dùng làm dây câu cá nhỏ, tết lại làm dây đeo đồ trang sức +Hoa chuối (chuối tây) có thể thái thành sợi nhỏ để ăn sống, xào, luộc, nộm + Quả chuối tiêu xanh bẻ ra, lấy nhự làm thuốc chũa bệnh ngoài da (hắc lào). Quả chuối hột xanh xắt lát mảng phơikhô,sao vàng hạ thổ, tán thành bột là một vị thuốc quý...; quả chuốui tây chìn có thể xắt lát, tẩm bột rán, ăn rất ngon + Nõn chuối tây có thể ăn sống rất mát; nõn chuối đã mọc ra khỏi thân hơ qua lửa dùng để gói xôi, thịt hoặc thực phẩm để giữ hương vị; lá chuối tươi dùng để gói bánh chưng,bánh tét..; lá chuối khô dùng để lót ổ trong mùa đông, gói hàng, gói bánh gai, nút chum vò đựng rượu hoặc hạt giống, làm chất đốt + Cọng lá chuối tươi có thể dùng làm đồ chơi, dùng trong nghi lễ tang ma, cọng khô có thể tước làm dây buộc hoặc bện thừng + Củ chuối gọt vỏ, thái thành sợi nhỏ, luộc bỏ nước chát, sau đó có thể xào với thịt ếch * Ghi nhớ: S/25. Để thuyết minh cho cụ thể sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả.Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật gây ấn tượng. II. LUYỆN TẬP: Bài tập 1: - Thân cây chuối có hình dáng thẳng, tròn như một cây cột trụ mọng nước gợi cảm giác mát mẻ dễ chịu. - Lá chuối tươi xanh rờn ưỡn cong cong dưới ánh trăng, thỉnh thoảng lại vẫy lên phần phật như mời gọi ai đó trong đêm khuya thanh vắng. - Lá chuối khô lót ổ nằm vừa mềm mại, vừa thoang thoảng mùi hương dân dã cứ ám tâm trí những kẻ tha hương. - Nõn chuối màu xanh non cuốn tròn như một bức thư còn phong kín đang đợi gió mở ra. - Bắp chuối màu phơn phớt hồng đung đưa trong gió chiều nom giống như cái búp lửa của thiên nhiên kỳ diệu. - Quả chuối chín vàng vừa bắt mắt, vừa dậy lên mùi thơm ngọt ngào quyến rũ. Bài tập 2: Tách là loại chén uống nước của Tây, nó có tai. Chén của ta không có tai. Bưng hai tay mà mời. Nâng hai tay xoa xoa rồi mới uống, uống rất nóng Xếp chồng rất gọn, không vướng. Bài tập 3: - Qua sông...mượt mà. - Lân được trang tríđẹp. - Múa lânchạy quanh. - Kéo comỗi người. - Bàn cờquân cờ. - Hai tướngche lọng. - Với khoảng cháy, khê. - Sau hiệu lệnh,bờ sông. Bài tập 4: a. Thân cây chuối: Cây không cao lắm, khoảng hai mét, to bằng cột nhà, thẳng đứng, càng lên trên thân càng thon nhỏ lại. Thân chuối có nhiều lớp bẹ ốp chặt vào nhau, bóng loáng màu xanh nhạt, sờ tay vào thấy mát lạnh. Thân chuối phần non có thể chế biến nhiều món ăn ngon, phần già cho lợn ăn. b. Lá chuối: Ở ngọn có nhiều tàu lá dài xoè ra như những cái quạt lớn. Lá chuối dài, to bản, màu xanh đậm, chính giữa có sống màu xanh nhạt. Trên ngọn, những đọt lá non nảy lên, cuộn tròn và chọc thẳng lên trời, rồi nở dần ra, nõn nà như tấm lụa xanh. Lá chuối tươi được dùng để gói bánh, lá chuối khô dùng để gói hàng. Ở nông thôn, ngày xưa, vào mùa rét, người ta thường lấy lá chuối khô lót chỗ nằm rất êm và ấm. c. Bắp chuối, nõn chuối, quả chuối: Từ trên ngọn, mọc ra cuống trải màu xanh thẫm và một bắp chuối ở cuối màu đỏ. Hoa chuối nở để lộ những nải chuối xếp thành tầng tạo thành buồng chuối dày đặc những quả nhỏ màu xanh nhạt. Buồng chuối ngày càng lớn, dài và nặng dần, kéo thân chuối ngả về một phía. những nõn chuối nhỏ dần về phía dưới. Mỗi nải chen chúc những quả căng mọng, to bằng bắp tay em bé một tuổi. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Nắm tác dụng của yếu tố miêu tả. - Viết đoạn văn thuyết minh một sự vật tự chọn có sử dụng yếu tố miêu tả. - Chuẩn bị bài luyện tập lập dàn ý cho đề: “ Con trâu ở làng quê Việt Nam”. TUẦN 2 Ngày soạn:... TIẾT 10 Ngày dạy:. Tập làm văn LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Có ý thức và biết sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong việc tạo lập văn bản thuyết minh. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức: - Những yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh - Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh. 2. Kĩ năng: Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 9A1/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A3/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .) 9A2/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A5/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .) 2. Kiểm tra: (1) Nêu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. à Để thuyết minh cho cụ thể sinh động, hấp dẫn,bài thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả.Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật gây ấn tượng. (2)Viết đoạn thuyết minh ngắn về một sự vật tự chọn có sử dụng yếu tố miêu tả. 3. Bài mới: Ở bài trước chúng ta đã nhận thấy yếu tố miêu tả đưa vào trong bài văn thuyết minh làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng. Vậy ở tiết học này sẽ giúp các em biết cách đưa yếu tố miêu tả đó vào trong một đoạn thuyết minh cụ thể. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG HĐ1: Phân tích đề bài. + GV hỏi: Vấn đề cần trình bày là gì ? + HS đáp: - Yêu cầu: Vai trò và vị trí của con trâu trong đời sống của người dân Việt Nam (Trong nền kinh tế sản xuất nông nghiệp, sức kéo là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu, vì vậy mới có câu tục ngữ : Con trâu là đầu cơ nghiệp; Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà/ Cả ba việc ấy thực là gian nan) + GV hỏi tiếp: Phạm vi của đề bài như thế nào ? + HS trả lời: Giới thiệu (thuyết minh) về con trâu ở làng quê Việt Nam. + GV lưu ý: Với đề bài này, các em cần nêu đầy đủ các ý sau: a. Con trâu là sức kéo chủ yếu. b. Con trâu là tài sản lớn nhất. c. Con trâu trong lễ hội, đình đám truyền thống. d. Con trâu đối với tuổi thơ. e. Con trâu đối với việc cung cấp thực phẩm và chế biến đồ mỹ nghệ. + GV gọi bất kỳ 1HS: Có thể sử dụng những ý nào trong bài thuyết minh khoa học ? + HS trả lời được: Có thể sử dụng những tri thức nói về sức kéo của con trâu. HĐ2: Hướng dẫn luyện tập. + GV cho Bài tập: Em hãy viết một đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả với một trong các gợi ý sau (Chú ý sử dụng những câu tục ngữ, ca dao về con trâu thích hợp và sinh động): (SGK) * Xây dựng đoạn: “Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn” - Về bất cứ miền quê nào ở Việt Nam ta cũng bắt gặp hình ảnh đàn trâu mộng chăm chú gặm cỏ trên cánh đồng xanh mướt. Lũ trẻ chăn trâu tha hồ mà tắm mát, chơi trận giả. Chiều về trên lưng trâu tiếng sáo vắt vẻ, du dương - Không có ai chưa sinh ra và lớn lên ở các làng quê Việt Nam mà lại không có tuổi thơ gắn bó với con trâu. Thuở nhỏ, theo cha ra đồng mải mê ngắn nhìn con trâu được thả lỏng say sưa gặm cỏ một cách ngon lành. Lớn lên một chút, nghiểu nghiện cưỡi trên lưng trâu trong những buổi chiều đi chăn trở về nhà.Thú vị biết bao ! Con trâu hiền lành ngoan ngoãn để lại trong kí ức tuổi thơ mỗi người bao kỉ niệm ngọt ngào. * Viết đoạn văn con trâu với công việc đồng áng. - Bao đời nay hình ảnh con trâu lầm lũi kéo cày trên đồng ruộng là hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với người nông dân Việt Nam. Vì thế đôi khi con trâu đã trở thành người bạn tâm tình của người nông dân. Trâu ơi ta bảo trâu này -Chiều chiều, khi một ngày lao động đã tạm ngừng, con trâu được tháo cày và đủng đỉnh trên đường làng, miệng luôn nhai trầu bỏm bẻm .Khi ấy cái dáng đi khoan thai, chậm rãi của con trâu khiến cho người ta cảm giác không khí của làng quê Việt Nam sao mà thanh bình và thân quen quá đỗi. I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ: Cho đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam. 1. Tìm hiểu đề: - Thể loại: Thuyết minh về con vật. - Nội dung: Giá trị nhiều mặt của con trâu. - Phạm vi giới hạn: Giới thiệu con trâu ở làng quê Việt Nam. 2. Tìm ý và lập dàn ý chi tiết. a. Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu ở làng quê Việt Nam. b. Thân bài: + Nguồn gốc của con trâu. + Đặc điểm hình thức của con trâu. + Con trâu trong nghề làm ruộng: là sức kéo chủ yếu kéo cày, kéo bừa, kéo xe, trục lúa.. + Trâu là giá trị vật chất và tinh thần. - Con trâu trong lễ hội, trong đình đám truyền thống. - Con trâu cung cấp thịt, da để thuộc, sừng trâu làm đồ mĩ nghệ c. Kết bài: Con trâu trong tình cảm của người nông dân. III. LUYỆN TẬP TRÊN LỚP: Bài tập: Viết các đoạn văn có kết hợp thuyết minh với yếu tố miêu tả: 1) Bao đời nay, hình ảnh con trâu kéo cày trên đồng ruộng là hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi đối với người nông dân Việt Nam. vì thế, đôi khi con trâu đã trở thành người bạn tâm tình của người nông dân:  Trâu ơi, ta bảo quản công 2) Chiều chiều, khi một ngày lao động đã tạm dừng, con trâu được tháo cày và đủng đỉnh bước trên đường làng, miệng luôn”nhai trầu”bỏm bẻm. Khi ấy, cái dáng đi khoan thai, chậm rãi của con trâu khiến cho người ta có cảm giác không khí của làng quê Việt Nam sao mà thanh bình và thân quen quá đỗi!  3) Con trâu không chỉ kéo cày, kéo xe, trục lúa mà còn là 1 trong những vật tế thần trong Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên; là”nhân vật” chính trong Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn.  4) Không có ai sinh ra và lớn lên ở các làng quê Việt Nam mà lại không có tuổi thơ gắn bó với con trâu. Thuở nhỏ, đưa cơm cho cha đi cày, mãi mê ngắm nhìn con trâu được thả lỏng đang say sưa gặm cỏ một cách ngon lành. Lớn lên một chút, nghễu nghện cưỡi trên lưng trâu trong những buổi chiều đi chăn thả trở về. Cưỡi trâu ra đồng, cưỡi trâu lội xuống sông, cưỡi trâu thong dong và cưỡi trâu phi nước đại Thú vị biết bao! Con trâu hiền lành, ngoan ngoãn đã để lại trong kí ức tuổi thơ của mỗi người bao nhiêu kỉ niệm ngọt ngào! IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1.Hướng dẫn viết bài TLV số 1. - Về nhà xem kĩ lại cách làm bài văn thuyết minh có vận dụng các biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả. - Chuẩn bị kĩ những kiến thức liên quan đến đề 2, 3 sgk/42 để chuẩn bị cho tiết sau làm bài viết số 1.( Chú ý có thể làm dàn ý chứ không viết thành bài văn hoàn chỉnh) 2. Hướng dận tự học: - Chuẩn bị: Văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. - Soạn câu 1 à câu 5 Sgk/tr35.

File đính kèm:

  • docThanh Nguyen Ngu van 9 Tuan 2.doc