Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 93, Bài 23: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động - Lê Thanh Phong

A - KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

Giúp học sinh:

- Nắm được khái niệm câu chủ động, bị động.

- Nắm được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành bị động.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng câu chủ động và câu bị động linh hoạt trong nói và viết.

3. Thái độ học sinh:

- Giúp học sinh hoàn thiện kĩ năng sử dụng hiểu câu chủ động, bị động.

- Học sinh ý thức được và cách sử dụng, ứng dụng câu chủ động, bị động trong câu văn bản và giao tiếp.

B- CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: SGK + giáo án + sách tham khảo + bảng phụ.

2. Học sinh: SGK + bài soạn

C - TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp:

Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

? Nêu những công dụng của trạng ngữ

3. Vào bài mới:

Trong Tiếng Việt có rất nhiều kiểu câu, loại câu và cách chuyển đổi chúng. Trong đó có câu chủ động, bị động. Vậy thế nào là câu chủ động, bị động. Mục đích chuyển đổi câu chủ động sang bị động là gì. Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài " chuyển đổi câu chủ động thành bị động".

 

 

doc8 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 93, Bài 23: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động - Lê Thanh Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Thanh Phong-ĐHSP Thái Nguyên Bài 23 - Tiết 93: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG A - KẾT QUẢ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Nắm được khái niệm câu chủ động, bị động. - Nắm được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành bị động. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng câu chủ động và câu bị động linh hoạt trong nói và viết. 3. Thái độ học sinh: - Giúp học sinh hoàn thiện kĩ năng sử dụng hiểu câu chủ động, bị động. - Học sinh ý thức được và cách sử dụng, ứng dụng câu chủ động, bị động trong câu văn bản và giao tiếp. B- CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: SGK + giáo án + sách tham khảo + bảng phụ. 2. Học sinh: SGK + bài soạn C - TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu những công dụng của trạng ngữ 3. Vào bài mới: Trong Tiếng Việt có rất nhiều kiểu câu, loại câu và cách chuyển đổi chúng. Trong đó có câu chủ động, bị động. Vậy thế nào là câu chủ động, bị động. Mục đích chuyển đổi câu chủ động sang bị động là gì. Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài " chuyển đổi câu chủ động thành bị động". Nội dung cần đạt Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh * Hoạt động 1 * Hoạt động2 I - Câu chủ động và câu bị động GV yêu cầu học sinh đọc mục I.1 trong SGK. Đọc Trả lời 1. Xác định chủ ngữ. Mọi người// yêu mến em CN VN Em//được mọi người yêu mến CN VN ? Các em hãy xác định chủ ngữ của mỗi câu sau. a. Mọi người yêu mến em b. Em được mọi người yêu mến (giáo viên gọi 1HS lên bảng xác định CN, VN) 2. So sánh - Giống nhau về nội dung - Khác nhau: câu a chủ ngữ biểu thị người thực hiện một hoạt động hướng đến người khác. Câu b chủ ngữ biểu thị người được hoạt động của người khác hướng đến. ĐA: - Mọi người // yêu mến em - Em // được mọi người yêu mến CN VN ? Vậy ý nghĩa của chủ ngữ trong các câu trên khác nhau như thế nào? ĐA: - Giống nhau về nội dung miêu tả. - Khác nhau + Ở câu a chủ ngữ biểu thị người thực hiện 1 hoạt động hướng đến người khác. + Ở câu b chủ ngữ biểu thị người này được hoạt động của người hướng đến. ? Vậy theo các em trong câu a, b câu nào là chủ động, câu bị động. ĐA: Câu a: câu chủ động Câu b: câu bị động GV nói: ở phần I.1 chúng ta đã xác định được chủ ngữ, vị ngữ ở câu a, b. Thầy mời 1 em lên bảng viết cấu trúc câu a ( câu chủ động) Gọi : mọi người - chủ thể ( CT) yêu mến - hành động ( hđ) em - đối tượng (đ.tg) HS lắng nghe ĐA: a. Câu chủ động: CN + VN Chủ thể + hành động + đối tượng b. Câu bị động: CN + VN Đối tượng + bị (đã, được) + chủ thể + hành động * GV nhận xét và treo bảng phụ so sánh đáp án HS nghe và quan sát ? Dựa theo mô hình cấu trúc ở trên 1 em hayx lấy 1 ví dụ tương tự. HS phát biểu ĐA: - Nam rất yêu quý bà (câu CĐ) -> Bà được Nam rất yêu quý ( câu BĐ) - Cả lớp thích học bài này ( câu CĐ) -> Bài này được cả lớp thích học (câu BĐ) - Chiếc xe lao thẳng vào anh ta (câu CĐ) -> Anh ta bị chiếc xe lao thẳng vào (câu BĐ) GV mở rộng nói: Qua các ví dụ trên, các câu được chuyển từ câu chủ động thành câu bị động đó được gọi là câu bị động tương ứng. HS lắng nghe ? Vậy em nào cho thầy biết tại sao nói đó là câu bị động tương ứng? HS suy nghĩ trả lời ĐA: Vì đó là 1 cặp câu luôn luôn đi với nhau. Nghĩa là có thể đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại. Ngoài ra, còn rất nhiều câu khác không thể đổi được. Người ta gọi đó là câu bình thường. VD: Nó đi khỏi nhà Xe vẫn còn văng Nó bị ngã Nó định về nhà GV: Vậy thế nào là câu chủ động, câu bị động. Một em đọc phần ghi nhớ SGK/57. HS đọc ghi nhớ SGK * Ghi nhớ: SGK/57 - Câu chủ động - Câu bị động - Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động) - Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động). Treo bảng phụ bài tập Bài tập nhanh. Tìm câu bị động tương ứng với các câu chủ động (nếu có) sau: 1. Ông lão đẩy chiếc xe lên dốc 2. Nhiều người tin yêu Nam 3. Ôtô rời bến 4. Mẹ tắm cho em bé (GV treo bảng phụ bài tập nhanh, cho HS thảo luận rồi gọi lên bảng làm bài tập) ĐA: 1. Chiếc xe được ông lão đẩy lên gốc 2. Nam được nhiều người tin yêu 3. Không chuyển sang câu bị động (vì đây là câu bình thường) 4. Em bé được mẹ tắm cho GV: việc chuyển từ câu chủ động thành bị động còn có mục đích gì chúng ta sang phần II. * Hoạt động 3: - Phương pháp: vấn đáp + thảo luận + sử dụng bảng phụ - Thời gian: 18 phút Nội dung cần đạt Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh II.. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. GV yêu cầu học sinh đọc kĩ mục II GV đọc đoạn trích ? Em hãy chọn câu a hay b để điền vào chỗ chấm trong đoạn trích. HS đọc bài HS suy nghĩ 1. Xét ví dụ chọn câu b ĐA: chọn câu b, em được mọi người yêu mến 2. Giải thích: - Chọn b vì nó tạo ra liên kết câu ? Giải thích vì sao em chọn cách viết đó. ĐA: Câu b được ưu tiên chọn vì nó giúp cho việc liên kết các câu trong đoạn văn tốt hơn. Câu trước đã nói về Thuỷ (qua CN - em tôi) vì vậy sẽ là hợp logic và dễ hiểu hơn nếu câu sau cũng tiếp tục nói tới Thuý (qua CN em) Tác dụng làm thay đổi cách diễn đạt, tránh lặp mô hình câu. HS suy nghĩ GV nói: việc chuyển đổi các cặp câu chủ động, bị động tương ứng việc làm như vậy góp phần làm cho việc giao tiếp trở nên sinh động và có hiệu quả hơn. * Ghi nhớ (SGK) GV gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK. Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất. HS đọc ghi nhớ Bài tập bảng phụ GV treo bảng phụ bài tập Đánh dấu Ö vào các câu chủ động, bị động. CCĐ CBĐ Người ta phá ngôi nhà Tuấn bị thầy giáo phê bình Xe bị hết xăng Bạn xấu ném đá lên tàu hoả Xóm làng bị gặp Pháp đánh phá GV gọi học sinh đọc bài tập và cho HS suy nghĩ Gọi HS lên bảng làm bài trên bảng phụ ĐA: CCĐ CBĐ Người ta phá ngôi nhà (1) Ö Tuấn bị thầy giáo phê bình (2) Ö Xe bị hết xăng (3) X X Bạn xấu ném đá lên tàu hoả (4) Ö Xóm làng bị gặp Pháp đánh phá (5) Ö GV giải thích: - Câu (3) không được coi là câu chủ động hay bị động bởi vì: đây không phải là câu bị động tương ứng. - So sánh - xe bị hết xăng = xe hết xăng (nghĩa 2 câu không thay đổi) HS lắng nghe * Hoạt động 4: - Phương pháp: hỏi vấn đáp + làm bài tập luyện tập - Thời gian: 7 phút Nội dung cần đạt Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh III. Luyện tập Tìm câu bị động: Đoạn văn 1: + Có khi rõ ràng dễ thấy. Đoạn 2: + Tác giả " mấy vần thơ" thi sĩ * Giải thích GV: yêu cầu đọc đoạn trích SGK/58 ? Tìm câu bị động trong các đoạn trích dưới đây ĐA: - Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. - Tác giả " mấy vần thơ" liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ. HS đọc đoạn trích SGK HS phát biểu ? Giải thích vì sao tác giả tìm cách như vậy? HS suy nghĩ phát biểu ĐA: + Ở đoạn trích 1 " có khi" bằng nghĩa với "các thứ của quý". + Đoạn trích 2: tác giả "mấy vần thơ" bằng nghĩa với "người đầu tiên", "Thế Lữ". à Việc chọn câu bị động nhằm tránh lặp lại mô hình cấu tạo nên sự liên kết nội dung chặt chẽ hơn. 4. Củng cố kiến thức: - Câu chủ động là gì? Câu bị động là gì? - Lấy ví dụ về câu chủ động - bị động? 5. Dặn dò: - HS về học bài và làm bài tập: "Viết một đoạn văn 5 câu có sử dụng câu chủ động, bị động". - Soạn bài "chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động" (tiếp theo).

File đính kèm:

  • docCON CO.doc