I-YÊU CẦU
-Qua tâm trạng cô đơn,buồn tủi và nỗi niềm thưong nhớ của Kiều,HS cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.
-Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật miêu tả ngụ tình.
II-LÊN LỚP.
1/Ổn định
2/Bài cũ:
-Nguyễn Du đã miêu tả tài và sắc của Kiều bằng những câu thơ nào? Từ đó ta thấy gì về tài sắc của nàng.
-Trong việc giới thiệu hai chị em Kiều, tác giả đã ngầm dự báo trước số phận của hai người, câu thơ nào cho ta biết điều đó?
3/Bài mới
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 31: Kiều ở lầu ngưng bích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 31
BÀI 7
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
I-YÊU CẦU
-Qua tâm trạng cô đơn,buồn tủi và nỗi niềm thưong nhớ của Kiều,HS cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.
-Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật miêu tả ngụ tình.
II-LÊN LỚP.
1/Ổn định
2/Bài cũ:
-Nguyễn Du đã miêu tả tài và sắc của Kiều bằng những câu thơ nào? Từ đó ta thấy gì về tài sắc của nàng.
-Trong việc giới thiệu hai chị em Kiều, tác giả đã ngầm dự báo trước số phận của hai người, câu thơ nào cho ta biết điều đó?
3/Bài mới
*Gọi HS đọc phần chú thích tìm hiểu về đoạn trích.
*GV đọc đoạn trích và gọi HS đọc tiếp.
H:Tả chị em Thuý Kiều trong đoạn trích Kiều gặp Kim Trọng, Nguyễn Du có viết:”Một nền đồng tước khoá xuân hai Kiều”. Ở đây ông lại viết”trước lầu ngưng bích khoá xuân”, theo em”khoá xuân” ở đây có sắc thái khác lần trước không? Vì sao?( Khoá xuân chỉ người đẹp cấm cung. Kiều ra lầu Ngưng Bích sau khi đã bị Mã Giám Sinh phá đời thiếu nữ, định tự tử mà không chết được, thực chất là nàng bị giam lỏng. Vì vậy khoá xuân ở đây có ý mỉa mai, nói lên cảnh ngộ trớ trêu, bất bình thường của Kiều)
H:Cảnh thiên nhiên quanh lầu Ngưng Bích được miêu tả là những cảnh nào?( non xa, trăng gần, bốn bề bát ngát, bụi, cát không gian mở ra theo chiều rộng,chiều xa, chiều cao, qua cái nhìn của nhân vật.)
H:Qua cảnh vật được miêu tả em có nhận xét gì về cảnh vật và về hoàn cảnh của Thuý Kiều?(cảnh đẹp nhưng hoang vắng – Nỗi cô đơn, bơ vơ của Kiều )
H:Câu thơ nào miêu tả thời gian trong bài thơ. Em có nhận xét gì về cách miêu tả thời gian trong đoạn này. Nó cho ta thấy gì về hoàn cảnh của Thuý Kiều?( Lầu Ngưng Bích ở nơi hoang vắng ít người qua lại, bốn bề xa trông, phía nào cũng thấy cát vàng, bụi hồng. Nỗi chán ngán buồn tủi, bẽ bàng tràn ngập trong lòng Kiều trong mọi thời điểm: khi ngắm nhìn mây sớm, cả những lúc ngồi dưới ngọn đèn khuya. Tâm tình ngổn ngang trăm mối. Đứng trước cảnh thiên nhiên như vậy, nỗi cô đơn như nhân lên gấp vạn lần.)
H:Trong hoàn cảnh này, Kiều tưởng nhớ đến ai,vối tâm trạng như thế nào? Câu thơ nào cho ta biết điều này? (Tưởng người dưới nguyệt chén đồng – HS tìm hiểu chú thích 5- 6 – Nhờ đến chàng Kim, thương sót cho chàng)
H:Em có nhận xét gì cách nói rày trông mai chờ – tách từ trông chờ? (Làm tăng thêm nỗi nhớ thương, trông chờ của chàng Kim với nàng một cách uổng công)
H:Ngoài nỗi nhớ thương đến chàng Kim, Thuý Kiều còn thương nhớ đến ai? Nhớ về điều gì và vì sao ? Từ ngữ nào cho ta thấy điều đó?Từ đó, em có nhận xét gì về Thuý Kiều? (HS tìm hiểu chú thích: 8, 9, 10, 11 – Nhớ đến cha me đang mòn mõi ngóng trông, không ai chăm nom, săn sóc ->Người con hiếu thảo)
H:Theo em tại sao khi thể hiện nỗi nhớ, Thuý Kiều lại nhớ Kim Trọng trước cha mẹ ?ï(HS thảo luận – Điều này phù hợp với qui luật tâm lí thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du – Kiêù cảm thấy mình có lỗi lớn với Kim trọng, phụ tấm chân tình của chàng Kim đối với nàng, hơn nữa đối với Kiêù đây, đây là mối tình đầu sau đó nhớ về cha mẹ. Tình cảm ấy cho ta thấy, Kiều luôn lo cho mọi người dù trong hoàn cảnh đau khổ nhất. Điều này khẳng định lần nửa tính đa cảm của Kiều)
H:Nguyễn Du đã từng khẳng định người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ở đây ta thấy tâm trạng của Kiều qua cái nhìn cảnh vật của nàng, Kiều cảm nhận cảnh vật như thế nào? Ta thấy tâm trạng nàng như thế nào? Từ buồn đâu được lặp lại có tác dụng gì ? (Mỗi biểu hiện của cảnh chiều tà bên bờ biển, từ cánh buồm thấp thoáng, cánh hoa trôi man mác đến nội cỏ rầu rầu, tiếng sóng ầm ầm, đều thể hiện tâm trạng và cảnh ngộ của Kiều : Sự cô đơn, thân phận trôi nổi lênh đênh vô định, nổi buồn tha hương, lòng thương nhớ người yêu cha mẹ và cả sự bàng hoàng lo sợ. Cảnh ở Lầu Ngưng Bích được nhìn qua tâm trạng Kiều : cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh tới động,nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo sợ, kinh sợ, cuối cùng là cảnh tượng hãi hùng ầm ầm tiếng sóng xung quanh ghế ngồi như báo trước dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy vùi dập cuộc đời Kiều)
H:Qua đoạn trích ta thấy tâm trạng Kiều như thế nào và thấy gì về nét đẹp trong tâm hồn nàng ? HS đọc ghi nhớ
I-GIỚI THIỆU ĐOẠN TRÍCH
Vị trí : Nằm ở phần gia biến và lưu lạc. Gồm 22 câu tiếp sau đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều.
-Đại ý:Tâm trạng Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
II-ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1/Tình cảnh của Kiều.
Trước lầu Khoá xuân
Vẻ non xa trăng gần
Bốn bề bát ngát
Cát vàng bụi hồng dặm kia
->Miêu tả có đường nét, màu sắc – Cảnh đẹp nhưng hoang vắng mênh mông-> Kiều cô đơn, bơ vơ.
2/Nỗi nhớ của Kiều
a/Nhớ Kim Trọng.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương rày trông mai chờ.
Tấm son gột rửa bao giờ
->Dùng từ chọn lọc, nghệ thuật tách từ – Nỗi nhớ chàng Kim sâu sắc.
b/Nhớ cha mẹ
Xót người tựa cửa
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
gốc tử vừa người ôm
->Từ dùng chọn lọc, thành ngữ – Nỗi lo lắng cho cha mẹ
=>Một người con gái luôn lo nghĩ đến người xung quanh.
3/Nỗi buồn của Thuý Kiều
-Buồn trông:
+Thấp thoáng cánh buồm->nhớ quê hương
+hoa trôi man mác ->Thân phận lưu lạc
+Nội cỏ dầu dầu
->cuộc sống tàn lụi héo hắt
+Gió cuốn ầm ầm
->dự cảm những hiểm hoạ sắp ập xuống
->Buồn bã, xót xa và thấp thỏm lo sợ
*Ghi nhớ : SGK/96
4/Củng cố :
Hãy nêu cảm nghĩ của em về hoàn cảnh của Kiều sau khi đọc đoạn trích.
5/Dặn dò :
-Học thuộc bài
-Chuẩn bị:”Mã Giám Sinh mua Kiều”
File đính kèm:
- Van 1.doc