I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học hiểu và hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn một mình trên đảo hoang, bộc lộ qua bức chân dung tự họa của nhân vật; nghệ thuật vẽ chân dung nhân vật đặc sắc của tác giả.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích tả chân dung nhân vật trong tác phẩm tự sự. Học tập cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất với giọng kể hài hước của nhà văn.
3. Thái độ: Bồi đắp thêm tinh thần tự lực vượt khó vươn lên cho học sinh.
II. Chuẩn bị
1. Thầy: SGK, SGV, TKBG.
2. Trò: Đọc trước văn bản, soạn bài.
III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 9A1 .
9A3 .
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
* Đặc điểm của biên bản ? Trình bày cách viết biên bản ?
* Chữa bài tập 2/126.
3. Bài mới:
Hoạt động 1 (2 phút) Giới thiệu bài
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
- Phương pháp: Thuyết trình.
Tiểu thuyết Dế mèn phiêu lưu kí lạ lùng đầy bất ngờ và hấp dẫn mà các nhân vật trải qua trong cụôc sống. Nếu Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài là lời Dế Mèn tự kể chuyện phiêu lưu của cuộc đời mình thì trong tiểu thuyết Rô - bin - xơn Cru - xô, Đi - phô để nhân vật chính sống một mình trên đảo hoang mà đoạn trích học là bức chân dung tự họa sau hơn hai mươi năm kể từ ngày tàu đắm, cụ thể những ngày Rô - bin - xơn sống trên đảo hoang diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 2 (8 phút) Tìm hiểu chung
- Mục tiêu: HS nắm được những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.
- Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình.
- Kĩ thuật: Tư duy động não.
16 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn lớp 9 - Tiết 146 đến 150 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m, quá
Bài 5/131
Các từ in đậm trong các đoạn trích thuộc từ loại nào và ở đây chúng được dùng như từ thuộc từ loại nào?
- Tròn - TT được dùng như ĐT
- lí tưởng - DT được dùng như TT
- băn khoăn - TT được dùng như DT.
II. Các từ loại khác.
Bài 1/132
Bảng tổng kết về các từ loại khác
(Ngoài 3 từ lọai chính)
- Số từ: ba , năm
- Đại từ: tôi, bao nhiê, bao giờ, bấy giờ.
- Lượng từ: những
- Chỉ từ: ấy, đâu
- Phó từ: đã, mới, đã, đang
- Quan hệ từ: ở, của, nhưng, như
- Trợ từ: chỉ, cả, ngay, chỉ
- Tình thái từ: hả
- Thán từ: trời ơi.
Bài 2/132
Tìm những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn. Cho biết các từ ấy thuộc loại từ nào.
- à, ư, hử, hả, hở... chúng thuộc tình thái từ.
4. Củng cố (3 phút)
- Khái niệm D, Đ, T và các từ loại khác.
5. Hướng dẫn HS tự học ( 2 phút)
- Học từ loại bài. Hoàn thiện bài tập/sgk
- Chuẩn bị bài: tổng kết ngữ pháp - Tiếp.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..
Ngày soạn: 19 / 3 / 2014
Ngày giảng 9A1
9A3
Tiết 149 - Bài 29 - tiếp
TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức dã học từ lớp 6 đến lớp 9 về: từ loại, cụm từ, thành phần câu,các kiểu câu. Nắm được bản chất của từng đơn vị kiến thức và nhận biết được chúng trong các câu cụ thể.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện các đơn vị kiến thức về ngữ pháp và có ý thức vận dụng nó vào tạo lập văn bản.
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng các kiểu câu, thành phần trong nói ( viết)
II. Chuẩn bị
1. Thầy: SGK, SGV, TKBG.
2. Trò: Đọc, soạn bài.
III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 9A1..
9A3...
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
* Em đã học những từ loại nào ? Trình bày khái niệm về các từ loại đã học?
3. Bài mới:
Hoạt động 1 (2 phút) Giới thiệu bài
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
- Phương pháp: Thuyết trình.
Để giúp các em có cái nhìn hệ thống về kiến thức từ loại, cụm từ, thành phần câu, các kiểu câu. Nắm được bản chất của từng đơn vị kiến thức và nhận biết được chúng trong các câu cụ thể. Chúng ta cùng tổng kết phần ngữ pháp.
Hoạt động 2 (32 phút) Tổng kết về cụm từ.
- Mục tiêu: HS nắm được kiến thức cơ bản về cụm từ, thực hành luyện tập.
- Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình.
- Kĩ thuật: Tư duy động não.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Nhắc lại khái niệm?
* Tìm phần trung tâm của các cụm danh từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm danh từ?
* Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm động từ?
* Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những yếu tố phụ đi kèm với nó?
B. Cụm từ.
1. Khái niệm
- Cụm danh từ.
- Cụm động từ.
- Cụm tính từ.
2. Luyện tập
Bài 1/133
Tìm phần trung tâm của các cụm danh từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm danh từ.
- tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó.
- một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
- những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng.
- Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy.
à Các từ in đậm là phần trung tâm của các cụm danh từ im đậm trong các câu văn.
* Dấu hiệu nhận biết.
a. Những lượng từ đứng trước những, một, một.
b. những đứng trước.
c. có thể thêm những vào trước.
Bài 2/133
Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm động từ.
a. đã đến gần anh
- sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. à có đã, sẽ, sẽ ở phiá trước.
b. vừa lên cải chính.. à có từ vừa ở phía trước.
Bài 3/133
Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những yếu tố phụ đi kèm với nó.
a. rất Việt Nam
- rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, ...rất mới, rất hiện đại à có rất ở phía trước.
- ở đây các từ Việt Nam, Phương Đông được dùng làm tính từ.
b. sẽ không êm ả à có thể thêm từ rất ở phía trước.
c. phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn à có thể thêm rất ở phía trước.
4. Củng cố (3 phút) Dấu hiệu nhận biết cụm D, Đ, T,
5. Hướng dẫn HS tự học ( 2 phút)
- Học bài. Hoàn thiện bài tập-sgk.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập viết biên bản.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..
Ngày soạn: 20 / 3 / 2014
Ngày giảng 9A1
9A3
Tiết 150 - Bài 29
LUYỆN TẬP VIẾT BIÊN BẢN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh ôn lại lí thuyết về đặc điểm và cách viết biên bản. Viết được một biên bản hội nghị hoặc biên bản sự vụ thông dụng.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản hành chính công vụ theo mẫu.
3. Thái độ: Học sinh luôn có ý thức vận dụng lý thuyết để tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị
1. Thầy: SGK, SGV, TKBG.
2. Trò: Đọc, soạn bài.
III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 9A1..
9A3...
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
* Trình bày khái niệm và cấu tạo của ba cụm từ: Cụm D, cụm Đ, cụm T?
3. Bài mới:
Hoạt động 1 (2 phút) Giới thiệu bài
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
- Phương pháp: Thuyết trình.
Trong giờ học trước chúng ta đã tìm hiểu chung về biên bản để củng cố những tri thức đã được học và hoàn thiện năng lực viết các biên bản thông dụng chúng ta cùng luyện tập trong giờ học.
Hoạt động 2 (7 phút) Ôn tập lí thuyết.
- Mục tiêu: HS trình bày (Nhắc lại) đặc điểm, cách viết biên bản.
- Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình.
- Kĩ thuật: Tư duy động não.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Mục đích của biên bản?
* Người viết biên bản cần có thái độ và trách nhiệm như thế nào ?
* Nêu bố cục phổ biến của biên bản ?
I. Ôn tập lí thuyết.
- Biên bản nhằm mục đích ghi lại những điều xảy ra hoặc tình trạng của một sự việc để làm bằng chứng về sau.
- Người viết biên bản phải ghi chép trung thực, đầy đủ, không suy diễn chủ quan.
- Bố cục:
+ Phần mở đầu: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian , địa điểm, các thành phần tham gia chức trách của họ.
+ Phần nội dung: ghi lại đầy đủ trung thành, chính xác diễn biến và kết quả của sự việc.
+ Phần kết thúc: Thời gian lập biên abnr, chữ kí họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản, hiện vật kèm theo.
Hoạt động 3 ( 25phút) Luyện tập
- Mục tiêu: HS thực hành viết biên bản theo yêu cầu.
- Phương pháp: Thực hành.
- Kĩ thuật: Tư duy động não.
- Hs đọc bài tập - sgk 134
* Nội dung ghi chép của phần gợi ý đã cung cấp đầy đủ dữ liệu để lập một biên bản chưa ?
* Cách sắp xếp trong phần gợi ý đã theo bố cục của biên bản chưa? Cần sắp xếp lại như thế nào?
HỌC SINH HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Đại diện nhóm trình bày bài tập.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện bài tập.
- GV kết luận - cho điểm khuyến khích.
* Thảo luận nội dung của: Biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần?
GV: Vận dụng kiến thức và thực tế viết biên bản bản giao trực tuần hoàn chỉnh.
II. Luyện tập
1. Hướng dẫn viết biên bản về Hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập môn Ngữ văn.
- Nội dung cung cấp đầy đủ dữ liệu để tạo lập một biên bản.
- Cách sắp xếp chưa hợp lí , chưa theo bố cục chung của biên bản.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỘI NGHỊ
trao đổi kinh nghiệm học tập môn ngữ văn
của lớp 9A
- Khai mạc lúc 10 giờ ngày.....tháng....năm...
- Địa điểm: lớp 9A
- Thanh phần tham dự: Cô Lan, giáo viên bộ môn Ngữ văn; toàn thể các thành viên của lớp 9A; đại biểu của các lớp 9B, 9C.
- Chủ tọa: Cô giáo Lan
- Thư kí:
Nội dung và diễn biến của hội nghị.
1. Cô Lan khai mạc, nêu yêu cầu và nội dung của hội nghị.
- Mục đích: tìm biện pháp để học tốt môn Ngữ văn. Phấn đấu cuối năm 100% đạt yêu cầu, trong đó có 60% khá , giỏi.
- Nội dung:
+ Lớp trưởng sơ kết tình hình học tập môn Ngữ văn trong thời gian qua.
+ Các bạn học sinh giỏi báo cáo kinh nghiệm.
+ Tập thể lớp trao đổi, bổ sung và đề ra chỉ tiêu phấn đấu.
2. Bạn Huệ lớp trưởng báo cáo sơ lược về tình hình học tập môn Ngữ văn.
- Nhiều bạn chưa đọc kĩ văn bản, chuẩn bị bài sơ sài.
- Nhiều bạn chưa làm hết các bài tập, nhất là bài tập phần Tiếng Việt và Tập làm văn.
- Nhiều bạn chưa biết cách làm thế nào để viết một bài văn hay. bài viết còn sai chính tả, ngữ pháp, lan man, xa đề.
- Kết quả: khá , giỏi: 40%; trung bình: 50%; yếu: 10%
3. Các báo cáo kinh nghiệm và thảo luận.
a. Kinh nghiệm của Thu Nga.
- Đọc kĩ văn bản để hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản, sau đó mới chuẩn bị bài.
- Phải cố gắng tưởng tượng, đào sâu suy nghĩ để có xúc cảm và phát hiện ra ý độc đáo.
- Cố gắng làm hết bài tập, đặc biệt là các bài tập luyện nói, luyện viết.
b. Kinh nghiệm của Thúy Hà.
- Mỗi văn bản có những nét độc đáo riêng. Phải tìm cho ra nét độc đáo đó.
- Phải thường xuyên tích lũy tư liệu văn học.
- Nắm chắc cách làm bài theo từng thể loại. Dành thời gian thích đáng đọc kĩ đề bài để xác định yêu cầu của bài viết.
- Khi viết cần phải chủ động và theo cách diễn đạt của mình, tránh lệ thuộc bài mẫu.
4. Cô Lan tổng kết.
- Phải đọc kĩ văn bản, tìm hiểu xem tác gải muốn nói gì, nói bằng cách nào, thái độ ra sao.
- Thường xuyên tích lũy tư liệu và biết vận dụng tư liệu khi làm bài.
-Rèn luyện năng lực cảm thụ, đặc biệt là khả năng liên tưởng, tưởng tượng.
- Soạn bài và làm bài tập đầy đủ chu đáo.
- Khi làm bài, phải nắm chắc yêu cầu của đề bài, lập dàn ý. Cố gắng viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc.
- Cô tỏ ý tin tưởng vào kết quả phấn đấu của cả lớp.
Hội nghị kết thúc vào lúc 11 giờ 30 phút cùng ngày.
CHỦ TỌA
(Kí và ghi rõ họ tên )
THƯ KÍ
(Kí và ghi rõ họ tên )
Bài 3/136
Gợi ý
Biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần.
- Thành phần tham dự.
- Nội dung bàn giao:
+ Nội dung kết quả công việc đã làm trong tuần.
+ Nội dung công việc cần thực hiện trong tuần tới.
+ Các phương tiện vật chất thực hiện và hiện trạng của chúng tại thưòi điểm bàn giao.
4. Củng cố (3 phút)
- bố cục của biên bản.
- Cách viết biên bản.
5. Hướng dẫn HS tự học ( 2 phút)
- Học bài. BTVN 2,4/136
- Chuẩn bị bài: hợp đồng.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..
Ngày 21 tháng 3 năm 2014
DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN
...
Phạm Ngọc Ánh
Ngày 21 tháng 3 năm 2014
Người kiểm tra: Nguyễn Thị Thanh
File đính kèm:
- Van 9 tuan 32.doc