1. Kiến thức:
- Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru. Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
- Giúp học sinh qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nghĩ trong truyện, cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương, gia đình. Thấy và phân tích được những đặc sắc của truyện: tạo tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh biểu tượng.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện có sự kết hợp các yếu tố tự sự, trữ tình và triết lí.
3. Thái độ.
- Học sinh biết trân trọng yêu quí tình cảm của mẹ.
- Bồi đắp thêm tình cảm yêu thương, trân trọng những gì gần gũi ở xung quanh mình, bồi đắp thêm tình yêu quê hương, gia đình cho học sinh.
21 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn lớp 9 - Tiết 111 đến 115 - Năm học 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình.
- Kĩ thuật: Tư duy động não.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Nêu phần mở bài, thân bài, kết bài?
* Từ dàn ý trên em hãy rút ra những nội dung chung của dàn ý một bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí ?
GV yêu cầu học sinh đọc hai đoạn văn ( hai cách viết mở bài ) trong SGK/53
* Điểm giống và khác nhau của hai đoạn văn mở bài?
* Từ hai cách viết trên em rút ra được kinh nghiệm gì về cách viết mở bài cho bài văn nghị luận?
GV yêu cầu học sinh viết phần mở bài 5 phút.
GV yêu cầu học sinh dựa vào gợi ý SGK/53 viết đoạn văn giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.
- GV yêu cầu HS đọc
* Đoạn văn vừa viết em đã sử dụng phương pháp lập luận nào?
- Phương pháp lập phân tích, giải thích.
GV yêu cầu h/s viết đoạn văn bình luận, đánh giá câu tục ngữ.
* Khi viết đoạn văn bình luận đánh giá em sẽ vận dụng phương pháp lập luận nào?
GV yêu cầu h/s tham khảo hai cách viết kết bài SGK/54
* Có những cách viết kết bài nào?
GV yêu cầu học sinh đọc các phần : mở bài, đoạn thân bài, kết bài và sửa chữa.
* Muốn viết được bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí chúng ta cần lưu ý những gì ?
- Cần trải qua 4 bước.
- Vận dụng các phép phân tích, tổng hợp, giải thích, chứng minh trong bài viết.
- Cần nêu lên ý kiến của bản thân
- Hs đọc ghi nhớ/sgk
II. Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
2. Lập dàn bài.
a. Mở bài
- Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung của đạo lí: đạo lí làm người, đạo lí cho toàn xã hội.
b. Thân bài.
* Giải thích câu tục ngữ
- Nước ở đây là gì? Cụ thể hóa các ý nghĩa của nước.
- Uống nước có ý nghĩa gì?
- Nguồn ở đây là gì? Cụ thể hóa những nội dung nhớ nguồn.
- Nhớ nguồn ở đây là thế nào? Cụ thể hóa những nội dung nhớ nguòn.
* Nhận định, đánh giá ( bình luận)
- Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người.
- Câu tục ngữ nêu một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Câu tục ngữ nêu lên 1 nền tảng tự duy trì và phát triển của xã hội.
- Câu tục ngữ là lời khuyên, lời nhắc nhở những ai vô ơn.
- Câu tục ngữ khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội, dân tộc.
c. Kết bài.
- Câu tục ngữ thể hiện một nét đẹp của truyền thống và con người Việt Nam.
* Yêu cầu chung của một dàn ý.
a. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn.
b. Thân bài
- Giải thích, chứng minh nội dung của vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.
c. Kết bài.
- Kết luận, tổng kết nêu nhận thức mới, bày tỏ ý kiến khuyên bảo hoặc hành động.
3.Viết bài.
a.Viết mở bài.
* Giống nhau:
- Đều ra được vấn đề cần nghị luận Uống nước nghớ nguồn.
* Khác: Cách nêu vấn đề ở
- Đoạn (a ) đi từ cái chung đến cái riêng kho tàng tục ngữ đến câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn.
- Đoạn ( b) người viết nêu vấn đề từ thực tế truyền thống của đất nước của gia đình đến vấn đề nghị luận.
à Có nhiều cách viết mở bài khác nhau: có thể đi từ cái chung đến cái riêng; từ thực tế đến đạo lí .
- Song cần phải nêu được vấn đề cần nghị luận.
b. Viết phần thân bài.
- Giải thích nội dung câu tục ngữ Uống nuớc nhớ nguồn
Đoạn văn: Mọi sản phẩm ở trên đời cho dù là vật chất hay tinh thần không tự dưng mà có được mà đều do con người tạo ra. Vì thế câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta khi được hưởng những thành qủa, sản phẩm vật chất và tinh thần cần phải biết được nguồn gôc và những người đã làm ra thành quả đó chúng ta phải biết trân trọng giữ gìn nâng niu và sáng tạo thêm những thành quả đó...
* Viết đoạn văn nhận định, đánh giá.
- Lập luận phân tích, chứng minh.
c. Viết kết bài.
- Kết bài đi từ nhận thức tới hành động.
- Kết bài có tính chất tổng kết, tổng hợp.
5. Đọc lại bài viết và sửa chữa.
* Ghi nhớ: SGK/24
Hoạt động 3 (12 phút) Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố, hệ thống kiến thức cơ bản
- Phương pháp: Thực hành
- Kĩ thuật: Động não
- Gọi hs đọc bài tập.
* Cho biết yêu cầu của bài tập ?
HỌC SINH HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Đại diện nhóm trình bày bài tập.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện bài tập.
- GV kết luận - cho điểm khuyến khích.
III. Luyện tập
Lập dàn ý cho đề 7 trong mục 1
Đề bài :Tinh thần tự học
a. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tự học là một nhân tố quyết định kết quả học tập của học sinh.
b. Thân bài.
1. Giải thích:
* Học là gì?
- Học dưới sự hướng dẫn của thầy cô, tự học là như thế nào?
* Tinh thần tự học là gì?
2. Dẫn chứng
- Các tấm gương trong sách báo.
- Tấm gương bạn bè xung quanh
c. Kết bài.
- Khẳng định vai trò của việc tự học và tinh thần tự học trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách của mối người.
4. Củng cố (3 phút)
- Dàn bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
5. Hướng dẫn HS tự học ( 2 phút)
- Học bài. Viết bài đề 7/sgk
- Chuẩn bị bài: Trả bài TLV số 5.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..
Ngày soạn: 6/ 2 / 2014
Ngày giảng 9A1
9A3
Tiết 115
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
I I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh - Đánh giá được ưu nhược điểm trong bài viết của mình trên cơ sở sửa lỗi của giáo viên. Sửa chữa những lỗi sai sót về mặt nội dung và hình thức bố cục, câu, từ ngữ, diễn đạt, chính tả... Giáo viên kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh thông qua kết quả.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, sửa chữa lỗi để từ đó viết bài tốt hơn.
3. Thái độ: HS nắm được các lỗi cơ bản trong bài làm để bài sau làm bài tốt hơn.
II. Chuẩn bị
1. Thầy: Bài đã chấm của Hs có nhận xét, đánh giá, cho điểm.
2. Trò: + Xem lại lí thuyết văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống.
+ Xây dựng dàn ý chi tiết.
III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 9A1..
9A3...
2. Kiểm tra bài cũ ( 0 phút)
3. Bài mới:
Hoạt động 1 (2 phút) Giới thiệu bài
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
- Phương pháp: Thuyết trình.
Tiết 104 + 105 các em đã viết bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống. Để đánh giá kết quả bài viết thầy cùng các em thực hiện tiết trả bài.
Hoạt động 2 (37 phút) Trả bài, nhận xét ưu- nhược điểm bài làm của Hs.
- Mục tiêu: Giúp HS thấy được những ưu điểm, nhược điểm trong bài viết của mình để rút kinh nghiệm giờ sau làm bài tốt hơn.
- Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình.
- Kĩ thuật: Tư duy động não.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* HS nhắc lại đề bài?
B. ĐỀ BÀI
Câu 1 : Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Câu 2 : Dàn bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Câu 3 : Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống Em hãy đặt một nhan đề để gọi tên hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
C. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1: Trình bày đúng, đủ nội dung khái niệm nghị luận về một SVHT đời sống ( 1 điểm)
Nghị luận về một SV, HT trong đời sống xã hội là bàn về một SV, HT có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
Câu 2: Dàn bài văn nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống/ SGK 24 (2 điểm)
- MB: Giới thiệu vấn đè nghị luận.
- TB: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định.
- KB: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.
Câu 3:
a. MB ( 1,5 điểm ).
- Giới thiệu hiện tương: hiện nay ở những nơi công cộng hiện tượng vứt rác bừa bãi vẫn thường xuyên xảy ra.
b. TB ( 4 điểm ) Phân tích hiện tượng
- Biểu hiện của hiện tượng: vứt, đổ rác không đúng nơi qui định trên đường phố, những nơi công cộng vui chơi giải trí, ở trường học, công sở.
- Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng.
+ Người dân thiếu ý thức giữ gìn nơi công cộng.
+ Các cơ quan quản lí chưa có biện pháp xử lí vi phạm.
+ Thiếu những thùng rác công cộng...
- Hiện tượng vứt rác ra nơi công cộng có tác hại gì.
+ Làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị.
+ Làm tắc nghẽn nguồn nước, ô nhiễm môi trường...
- Hiện tượng đáng phê phán ở những khía cạnh nào? Vì sao lại phê phán.
+ Phê phán ở ý thức của mỗi công dân.
+ Phê phán cách tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức của công dân của một số cơ quan đoàn thể.
- Bài học rút ra từ hiện tượng, thói quen vứt rác bừa bãi ở nơi công cộng là gì?
+ Mỗi công dân tự nâng cao ý thức giữ gìn vệ sing nơi công cộng.
+ Cơ quan có chức năng có thêm bện pháp xử lí.
+ Giáo dục tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức trách nhiệm giữ gìn vệc sinh nơi công cộng.
- Kêu gọi hành động.
+ Mỗi chúng ta hãy giữ gìn vệ sinh nơi công cộng để cho môi trường sạch đẹp bằng những việc làm cụ thể.
c. KB ( 1,5 điểm )
- Rút ra bài học cho bản thân, không nên tạo cho mình thói quen xấu.
I. Đề bài
Học sinh nhắc lại
II. Đáp án & biểu điểm chấm
(Theo đáp án)
III. Nhận xét, đánh giá bài viết của hs
1. Ưu điểm.
- Các em đã biết xác định dúng yêu cầu của đề bài, đã biết vận dụng kiến thức đã học nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống hằng ngày.
- Nêu được những biểu hiện cụ thể, nguyên nhân, hậu quả, đề ra biện pháp khắc phục hiện tượng vứt rác bừa bãi.
- Các em đã có rất nhiều cố gắng trong bài viết này: biết viết có bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ khoa học.
2. Tồn tại:.
- Một số bài viết chưa thực sự cố gắng, bài viết quá sơ sài, hành văn lủng củng, rườm rà không nổi được ý. - Bố cục không rõ ràng. Các phần trong bài văn lủng củng.
3. Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài viết.
* Về nội dung: Theo dàn bài
* Sửa lỗi chính tả: Sai: tr/ch: l/n: r/gi/d còn nhiều em mắc những lỗi này.
* Sửa lỗi dùng từ, diễn đạt
9A1: Dần, Luyện, Hồng
9A3: Bách, Tùng, Trung
4. Trả bài & lấy điểm
5. Đọc bài tham khảo
9A1: Ngát, Lưu Trang.
9A3: Hằng, Liểu, Hải
Lớp
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tỉ lệ
9A1
9A2
4. Củng cố (3 phút)
- Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
5. Hướng dẫn HS tự học ( 2 phút)
- Ôn phương pháp làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
- Chuẩn bị bài: Mùa xuân nho nhỏ.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
....
Ngày 7 tháng 2 năm 2014
DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN
...
Phạm Ngọc Ánh
Ngày 7 tháng 2 năm 2014
...
Người kiểm tra: Nguyễn Thị Thanh
File đính kèm:
- Van 9 tuan 25.doc