Các em đã được nghe, được học nhiều bài hát ru như Công cha như núi Thái Sơn., Cái cò đi đón cơn mưa và gần nhất là bài thơ “Khúc hát ru ”. Nếu như “khúc hát ru những ” Nguyễn Khoa Điềm đã gửi đến chúng ta thông điệp tình mẫu tử gắn liền với tình yêu thương bộ đội, yêu thương dân làng, yêu kháng chiến và tình yêu quê hương đất nước thì hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em một vẽ đẹp khác của tình mẫu tử được gửi gắm trong những khúc hát ru qua bài thơ CON CÒ của nhà thơ Chế Lan Viên
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 111: Con Cò - Chế Lan Viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn. Tiết 111 : Hướng dẫn đọc thêm văn bản : CON CÒ
Chế Lan Viên
I. Chuẩn kiến thức:
1. Về kiến thức:
- Hướng dẫn học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru.
- Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
b/Về kỹ năng
Đọc – hiểu văn bản thơ trữ tình, cảm nhận hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng
2. Về thái độ:
- Giáo dục HS tình cảm thiêng liêng tình mẫu tử
2/ Chuẩn bị của Giáo Viên và Của Học Sinh
a/ Chuẩn bị của GV: Soạn giảng, sgk, bảng phụ, tranh chân dung
b/ Chuẩn bị của HS: Soạn bài,tập, sgk, tập ghi
II Tiến trình bày dạy
1. Kiểm tra bài cũ :
Ngay từ thủa ấu thơ đến lúc lớn lên các em đã được nghe, được học nhiều bài hát ru. Vậy em kể lại cho thầy và các bạn biết những bài cao dao, bài thơ hát ru nào mà em biết?
2. Giới thiệu bài mới
Các em đã được nghe, được học nhiều bài hát ru như Công cha như núi Thái Sơn..., Cái cò đi đón cơn mưa và gần nhất là bài thơ “Khúc hát ru”. Nếu như “khúc hát ru những” Nguyễn Khoa Điềm đã gửi đến chúng ta thông điệp tình mẫu tử gắn liền với tình yêu thương bộ đội, yêu thương dân làng, yêu kháng chiến và tình yêu quê hương đất nước thì hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em một vẽ đẹp khác của tình mẫu tử được gửi gắm trong những khúc hát ru qua bài thơ CON CÒ của nhà thơ Chế Lan Viên
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức, kĩ năng cần đạt
* GV hướng dẫn học sinh đọc bài thơ.
- Giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết chậm rãi, có khi thủ thỉ, tâm tình.
- Đọc đúng nhịp điệu của từng câu thơ, chú ý dừng mở mỗi phần
-chú ý các câu cảm thán, câu có dấu chấm lửng, dấu hai chấm và các điệp ngữ
HS 1 đoc
HS 2 nhận xét
GV: đọc đoạn 1
? Đọc chú thích
Căn cứ vào chú thích và cho biết Chế Lan Viên được đánh giá là nhà thơ như thế nào?
GV bình: - 17 tuổi, ông đã cho ra đời tập thơ Điêu tàn, với tập Điêu tàn, CLV được xem là một hiện tượng lạ trong làng thi ca và đã làm nên tên tuổi của CLV.
Thơ CLV được thể hiện qua 2 giai đoạn, trước CM thơ ông thường thể hiện cái đau thương, mất mát nên thường hướng về quá khứ.
Tôi có chờ đâu có đợi đâu...
Sau CM thơ ông lại hướng ra ánh sáng, đi tìm những vẻ đẹp đời thường, bình dị.
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Như chiếc nôi dừng bỗng gặp cánh tay đưa.
Có thể nói CLV là một nhà thơ đã đi từ thung lũng đau thương đến cánh đồng ánh sáng.
Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chung
1. Hướng dẫn đọc.
Hướng dẫn tìm hiểu chung
a. Tác giả: (1920 – 1989)
- Là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam.
- Thơ ông giàu chất triết lí, có nhiều liên tưởng sáng tạo.
GV chuyển: như thầy đã nói, sáng tác CLV được thể hiện qua 2 gia đoạn sáng tác
? Hãy cho biết bài thơ Con cò được sáng tác trong giai đoạn nào?
? Mạch cảm xúc được phát triển như thế nào?
Có 3 đoạn, mỗi đoạn thể hiện hình ảnh con cò mang một ý nghĩa : Lời ru thời thơ ấu,
Lời ru qua từng chặng đường đời,
Triết lí về ý nghĩa của lời ru và tình mẹ.
GV chuyển: Hình ảnh con cò đi vào giấc ngủ của con như thế nào thầy sẽ hướng dẫn các em ở phần II.
b. Tác phẩm:
- Sáng tác năm 1962
- Thể thơ tự do
- Thể loại: thơ trữ tình
- Mạch cảm xúc:
GV chuyển:
Để cảm nhận sâu sắc hơn và góp phần nâng cao hiệu quả của tiết hướng dẫn đọc hiểu văn bản thơ trữ tình, thầy mời các em nghe lại bài thơ này dưới hình thức đã phổ nhạc thành bài hát được thể hiện qua phần trình bày của ca sĩ Thùy Dương.
? Khi tìm hiểu văn bản thơ trữ tình chúng ta cần phát hiện điều gì trong bài ?
? Hình tượng nào bao trùm bài thơ?
?Hình tượng con cò trong câu thơ khiến em thường nghĩ đến ai?
GV khi con còn bế trên tay và được nghe những lời hát ru của mẹ về những con cò vậy: trong lời ru của mẹ có những cánh cò trong bài ca dao nào được nhắc đến?
?Hình tượng con cò trong mỗi câu thơ gợi cho em nghĩ đến cảnh ngộ nào trong cuộc sống?
? Em nhận xét gì về nhịp thơ ở phần này?
GV: Bình:
- Nhịp thơ biến đổi linh hoạt như nhịp cánh chim bay, như nhịp vỗ về, nhịp nôi đưa nhưng đồng thời cũng gợi sự gập ghềnh, trắc trở. Mỗi cảnh ngộ của cò cũng chính là một cảnh ngộ của người mẹ trong cuộc sống. Có những phút giây mẹ được sống cuộc sống thanh bình, yên ả, cũng có những lúc vất vã nhọc nhằn và có lúc phải đối mặt với bao hiểm nguy luôn rình rập. Nhà thơ CLV đã gửi đến nỗi lòng đó của người mẹ qua những điệu hò, khúc hát, lời ru với con. Mỗi khúc hát ru chính là mỗi khúc tâm tình từ trái tim của mẹ. Dù cuộc sống thế nào mẹ vẫn vượt lên tất cả để dành cho con những tình cảm ngọt ngào.
- Ngay cả khi chúng ta lớn lên, thành người mẹ, người cha nhưng mỗi lần được nghe hát ru, lòng ta bổng như bâng khuâng, xúc động bởi ta như được trở về với tuổi ấu thơ như được nằm trong nôi của mẹ. Xin cảm ơn người mẹ đã cho ta cuộc sống trên đời và xin cảm ơn nhà thơ CLV đã cho ta hiểu một cách sâu sắc hơn về tình mẫu tử.
? Ngoài hình tượng con cò, theo em chúng ta cần khai thác những hình ảnh nàotrong phần thứ của bài thơ nữa?
?Phát hiện hình tượng bao trùm và các liên tưởng là điều hết sức quan trong khi đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình nhưng như thế chưa đủ, vậy chúng ta cần cần phát hiện ra đặc sắc nào của bài thơ nữa?
Gợi ý:Bài thơ hay không chỉ hay về nội dung mà còn phải đặc sắc về...
Từ đó em cảm nhận được tình cảm gì của mẹ qua lời ru?
? Và em cảm nhận được ý nghĩa nào của lời ru với tuổi thơ?
?Trong các hình ảnh con cò trong lời ru của mẹ, em cảm động với hình tượng con cò ở câu thơ nào nhất? tại sao?
HS tự bộc lộ
? Khúc hát ru này gợi cho em nhớ về những kỉ niệm nào của em ở tuổi ấu thơ?
(HS tự bộc lộ)
? Em bắt gặp những vẻ đẹp nào của người mẹ em với người mẹ trong bài thơ?
? Bài thơ bồi đắp cho em tâm hồn, tình cảm gì?
HS tự bộ lộ
GV: Thầy vừa hướng dẫn các em các bước đọc thêm một tác phẩm thơ trữ tình. Dẫu chưa phải là tất cả song phần nào đó giúp các em hình thành cách cảm thụ, tìm hiểu một bài thơ trữ tình. Vậy bây giờ các em hãy khái quát lại
?Khi Đọc hiểu 1 tác phẩm thơ trữ tình đọc thêm nói riêng chúng ta cần tìm hiểu những điều gì? Thực hiện các bước nào ?
GV chốt bằng bảng phụ
GV bổ sung: Đọc tài liệu tham khảo
GV củng cố bài dạy
GV chuyển ý để giới thiệu nội dung tiết 2
GV: Hướng dẫn học bài ở tiết sau:
- Hình tượng con cò ở đoạn thơ 2,3 phát triển như thế nào
- Phát hiện các tín hiệu, các hình ảnh, ngôn từ ở đoạn thơ thứ 2 và 3
- Những biện pháp nghệ thuật đặc sắc ở đoạn thơ này?
- Tính triết lí được thể hiện như thế nào ở đoạn thơ 3
II. Hướng dẫn đọc, hiểu văn bản
1. Hình ảnh con cò trong khúc hát ru thứ I.
(Nghe hát)
- Hình tượng bao trùm: con cò
- Con cò ẩn dụ cho người mẹ, người nông dân.
- Con cò bay la, Đồng Đăng
Cuộc sống thanh bình, yên ả
- Con cò kiếm ăn
- Cò xa tổ, ăn đêm
Cuộc sống vất vã
-Cò đậu cành mềm
Cuộc sống nguy hiểm
- Mẹ sẵn tay nâng mẹ luôn nâng đơc con trong những lúc khó khăn
- lời ru thấm hơi xuân sự sống, niềm vui, hạnh phúc.
- Nghệ thuật:
+ Hình tượng ẩn dụ giàu liên tưởng
+ Vận dụng ca dao sáng tạo
+ sử dụng thể thơ
+ Cách tạo câu ngắn, dài đan xen
+ Nhịp thơ biến đổi, linh hoạt
Tình mẹ nhân từ, rộng mở luôn che chở cho đứa con của mình.
Lời ru vỗ về, giữ yên giấc ngủ trẻ thơ, bồi đắp tình yêu thương
BẢNG PHỤ
+ Cách đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình hiện đại đọc thêm:
- Đọc kĩ bài thơ
Tìm hiểu yếu tố ngoài văn bản (tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, thể loại)
Phát hiện hình tượng bao trùm của bài thơ
Khai thác các hình ảnh, từ ngữ của bài thơ.
Chú ý biện pháp tu từ
Các biên pháp nghệ thuật:
Giọng thơ, cách ngắt nhịp
Khái quát, đánh giá nội dung, nghệ thuật
- Liên hệ
17/2
Người thực hiện: Nguyễn Văn Thọ
THCS Mã Thành
File đính kèm:
- con co doc them.doc