Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 27 - Năm học 2011-2012 - Lê Hà

II.CÁCH LÀM NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.

2. Cách tổ chức triển khai luận điểm

a) Văn bản: “Quê hương trong tình thương nỗi nhớ”.

b) Nhận xét:

- Văn bản có bố cục chặt chẽ, mạch lạc gồm 3 phần;

* Phần mở bài (đoạn 1):

+ Nêu ý kiến đánh giá về tác giả: chỉ ra dòng cảm xúc dạt dào lai áng chảy suốt đời thơ Tế hanh.

+ Đánh giá tác phẩm cần bình luận: quê hương là thành công khkởi đầu.

* Phần thân bài

- Những nhận xét chính về tình yêu quê hương của tác giả: Tình yêu tha thiết, trong sáng, thơ mộng.

- Những hình ảnh đẹp khi ra khơi

- Cảnh trở về tấp nập no đủ.

- Hình ảnh người dân chài giữa đất trời lộng gió với vị nồng mặn của biển khơi.

- Hình ảnh ngôn từ của bài thơ giàu sức gợi cảm, thể hiện một tâm hồn phong phú, rung động tinh tế

* Kết bài: Khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ và ý nghĩa bồi dưỡng tâm hồn người đọc.

** Phần thân bài được nối kết với phần mở bài một cách chặt chẽ, tự nhiên, đó chính là sự phân tích, chứng minh làm sáng tỏ nhận xét bao quát đã nêu ở phần Mở bài.

Từ các luận diểm này đã dẫn đến phần Kết bài đánh giá sức hấp dẫn, khẳng định ý nghĩa bài thơ.

 

doc13 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 27 - Năm học 2011-2012 - Lê Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gt; p.triển h/ả con cò trong ca dao & lời ru. H/ả đặc sắc: con cò – cánh cò. Hoạt động 4. Dặn dò: -Lập dàn ý cho đề bài: Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh -Về nhà học lại bài, chuẩn bị bài tốt để giờ sau kiểm tra 1 tiết phần thơ. -Chuẩn bị bài: Nghĩa tường minh và hàm ý (Tiếp): +Đọc và tìm hiểu các ví dụ qua các câu hỏi, +Tìm hiểu, thực hiện 5 bài tập trong SGK/91-92. Tiết 129: NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (Tiếp theo) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1 - Kiến thức: Giúp HS biết -Hai điều kiện giúp cho việc sử dụng hàm ý liên quan đến người nói, người nghe, củng cố khái niệm về nghĩa tường minh và hàm ý. 2- Kĩ năng : -Giải đoán và sử dụng hàm ý trong văn nói và văn viết. 3- Giáo dục : Ý thức giao tiếp có văn hóa. B. CHUẨN BỊ *Phương pháp+KTDH: Vấn đáp, thảo luận, động não -Sgk, bảng phụ và giáo án. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ:Thế nào là nghĩa tường minh, hàm ý ? Cho ví dụ minh họa? 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Hình thành kiến thức GV: Nêu hàm ý của câu in đậm, vì sao chị Dậu lại không nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý? HS thảo luận,trả lời. GV: Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu lại phải nói rõ hơn như vậy? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ. GV: Như vậy cả hai câu nói của chị Dậu đều có chứa hàm ý - chị Dậu đã có ý thức đưa hàm ý vào câu nói nhưng không phải câu nào người nghe (cái Tí) cũng giải đoán được - Vậy theo em để sử dụng một hàm ý cần có những điều kiện nào? GV: Yêu cầu HS đọc bài tập 2 SGK, hàm ý trong câu in đậm: “Cơm sôi rồi nhão bây giờ” là gì? Vì sao em bé không nói thẳng mà phải dùng hàm ý? Việc sử dụng hàm ý có thành công không? Vì sao? GV: Từ bài tập 2 em hãy rút ra nhận xét. Hoạt động 2. Luyện tập *Giao mỗi bài tập 1/tổ 1, 2+3/tổ2, 4/ tổ 3 GV: em hãy đọc bài tập và phân tích yêu cầu của bài tập? 1a-Người nói, người nghe câu in đậm dưới đây là ai? Xác định hàm ý của mỗi câu ấy. Theo em người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó? HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày. 1b-Hàm ý của câu “Chúng tôi cần phải bán những thứ nay đi để ...” là gì? Người nghe có hiểu được hàm ý đó không? 1c) (Tham Khảo): GV: Hàm ý của câu “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây” là gì? Người nghe có hiểu được hàm ý đó không? -Câu “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây” “Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều” + Người nói là Thúy Kiều, người nghe là Hoạn Thư. + Hàm ý là : “mát mẻ - diễu cợt”; Quyền quý như tiểu thư cũng có lúc như vậy ư? Hãy chuẩn bị một sự báo oán thích đáng. + Hoạn thư hiểu câu nói đó nên hồn lạc phách xiêu... 2. bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài và làm tập 2 bài tập 3: HS đọc yêu cầu và làm bài tập 3 dưới hình thức đối thoại. 3-Bài tập 4: GV: Yêu cầu HS thảo luận bài tập 4 Bài Tập 5: cả lớp làm dưới hình thức trả lời nhanh. I. Điều kiện sử dụng hàm ý 1. Ví dụ 1 (SGK, trang 90) 2. Nhận xét - Hàm ý trong câu: “Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi” là : “Sau bữa ăn này con không còn đuợc ở nhà với thầy mẹ và các em nữa. Mẹ đã bán con”. Đây là điều đau lòng chị Dậu không thể nói thẳng ra một cách trực tiếp. - Hàm ý trong câu : “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài” là : “Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị ở thôn Đoài”. Hàm ý này nói rõ hơn vì cái Tí không hiểu được câu nói thứ nhất, nên nó mới hỏi mẹ nó: “Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?”. Sự “giãy nảy” và câu nói trong tiếng khóc của cái Tí: “U bán con thật đấy ư?” chứng tỏ Tí đã hiểu ý mẹ. 3. Ghi nhớ Để sử dụng một hàm ý cần có 2 điều kiện: - Người nói (người viết) có ý thức đưa vào câu nói. - Người nghe (người đọc) có năng lức giải đoán hàm ý. * Ví dụ 2 (SGK,trang 92) Câu: “Cơm sôi rồi, nhão bây giờ” hàm ý là : “Chắt giùm nước để cơm khỏi nhão”. Em bé dùng hàm ý vì trước đó đã có lần nói thẳng rồi mà không có hiệu quả, vì vậy mà có thái độ bực mình. Hơn nữa lần nói thứ 2 này có phần bức bách bởi yếu tố thời gian (tránh để lâu nhão cơm). Như vậy việc sử dụng hàm ý không thành công vì : “Anh Sáu ngồi im”, tức là anh tỏ ra không cộng tác (vờ như không nghe, không hiểu). * Chú ý : Điều kiện thành công của việc sử dụng hàm ý: + Người nghe phải chịu cộng tác với người nói. + Người nói phải nắm được năng lực giải đoán hàm ý của người nghe. II. Luyện tập 1. Bài tập 1 a) Câu: “Chè đã ngấm nước rồi đấy”. + Người nói là anh thanh niên, người nghe là cô gái và ông họa sỹ + Hàm ý của câu là : “Mời bác và cô vào uông nước”. + Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó, chi tiết “Ông theo liền anh thanh niên vào nhà ” và “ngồi xuống ghế”. b) câu: “Chúng tôi cần phải bán những thứ này đi để...” + Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu. + Hàm ý của câu: “Chúng tôi không thể cho được.” + Người nghe hiểu được hàm ý đó, thể hiện ở câu nói cuối cùng. 2. bài tập 2: -Hàm ý: Chắc dùm nước cơm để cơm khỏi nhão. -Đã dùng hàm ý rồi nhưng không thành công. -Lần nầy có thêm yếu tố thời gian bức bách. . bài tập 3: Điền câu trả lời thích hợp có chứa hàm ý. A: Mai về quê với mình đi! B: Mình rất nhiều việc Hoặc: mình về quê/ mình đã có hẹn 3. Bài tập 4: Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý: Tuy hi vọng nhưng chưa thể nói thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được. 4. Bài tập 5: Câu có hàm ý mời mọc là hai câu mở đầu bằng “Bọn tớ chơi...” Câu có hàm ý từ chối là hai câu: “mẹ mình đang đợi mình ở nhà” và “Làm sao mình có thể rời mẹ mà đến được?” Có thể thêm câu có hàm ý mời mọc: “Không biết có ai muốn chơi với bọn tớ không?”. - Về nhà học bài và chuẩn bị bài tiếp theo. Hoạt động 4. dặn dò: -Nắm và hệ thống lại kiến thức về các văn bản thơ đã học trong HK II +Tác giả, hoàn cảnh ra đời, bố cục, phương thức diễn đạt... -Nắm kĩ: nội dung, đặc sắc nghệ thuật của mỗi văn bản. Tiết 130 : KIỂM TRA VỀ THƠ I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1 - Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS các văn bản trong chương trình Ngữ văn 9 học kì II. 2- Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng cảm nhận, phân tích một đoạn thơ. Kĩ năng làm bài kiểm tra. 3- Giáo dục: Thái độ nghiêm túc, độc lập trong kiểm tra. II. CHUẨN BỊ: *Phương pháp : Thực hành 1. Trò : Ôn tập, làm bài. 2.Thầy : Nghiên cứu ra đề, đáp án III.TIẾN TRÌNH . 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị làm bài kiểm tra cua HS. 3.Kiểm tra: Hoạt động 1 : GV phát đề cho học sinh ĐỀ: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MỨC ĐỘ NỘI DUNG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng T.CỘNG TN TL TN TL TN TL Viếng lăng Bác C1 1 câu Mùa xuân nho nhỏ CIIIa C2,3 CIIIb 4 câu Sang thu C4 C5 2 câu Nói với con C4 C6 CI 2 câu Ôn tập về thơ CII 1 câu TỔNG CỘNG 3 câu 1,5đ 1 câu 1đ 3 câu 1,5đ 2 câu 5đ 1 câu 1đ 10 câu 10đ *Ghi chú: -Câu hỏi trắc nghiệm: C1,C2... -Câu hỏi tự luận: CI,CII... I.TRẮC NGHIỆM: (3điểm) Chọn một đáp án đúng cho mỗi câu hỏi (mỗi câu đúng 0.5 điểm) Câu 1: Bài thơ “Viếng lăng Bác” được Viễn Phương sáng tác trong thời kì nào? AThời kì chống Pháp, B.Thời kì chống Mĩ, C.Thời kì sau năm 1975, D.Trong văn học Việt Nam sau năm1975. Câu 2: Hình ảnh hàng tre và mặt trời trong lăng trong bài thơ Viếng lăng Bác (Viễn Phương) là hình ảnh gì? A. Tả thực, hoán dụ, B. So sánh, C.Ẩn dụ, tượng trưng D. Hoán dụ, tượng trưng. Câu 3: Nhà thơ Thanh Hải thể hiện thái độ dâng hiến cho đời trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” như thế nào? A. Lặng lẽ, khiêm tốn, B. Sôi nổi, ồn ào, suốt đời, C.Đem sức trẻ làm vui, làm đẹp cho đời, D. Có cho, có nhận. Câu 4: Điểm giống nhau trong cuộc đời của hai nhà thơ Hữu Thỉnh và Y Phương là gì ? A. Cùng là người dân tộc thiểu số, B . Cùng vào binh chủng Tăng thiết giáp, C. Cùng sinh ra và lớn lên ở miền núi cao, D. Cùng có thời gian phục vụ trong quân đội. Câu 5: Trong hai câu thơ: “ Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” (Hữu Thỉnh, Sang thu ) từ ngữ nào diễn tả sự ngỡ ngàng, bâng khuâng của tác giả ? A. Chùng chình, B. Hình như, C. Qua ngõ, D. Đã về. Câu 6: Câu thơ Rừng cho hoa- Con đường cho những tấm lòng trong bài thơ Nói với con của Y Phương được hiểu như thế nào? A. Thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình, B. Vẻ đẹp của tình người, C. Vẻ đẹp của tự nhiên, D. Tình cảm gia đình ấm áp. II.TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1 (1 đ): Ý nghĩa của bài thơ Nói với con của Y Phương? Câu 2 (3 đ): Nêu hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, nội dung tóm tắt, đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Viếng lăng Bác (Viễn Phương). Câu 3 (3 đ):a/ Chép lại khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. b/ Mùa xuân của thiên nhiên đã được miêu tả như thế nào qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong khổ thơ đó? ĐÁP ÁN KIỂM TRA THƠ I.TRẮC NGHIỆM: (3điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Ý đúng C C A D B A II.TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1 (1 đ):Bài thơ Nói với con của Y Phương thể hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái; tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước. Câu 2 (3 đ): +Hoàn cảnh sáng tác và thể thơ: 1 điểm -Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 4 năm 1976, ra thăm Hà Nội, hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác, trong niềm xúc động vô hạn, Viễn Phương đã sáng tác bài thơ Viếng lăng Bác. -Thể thơ: Tám chữ, có biến thể. +Tóm tắt nội dung (1 đ): Câu 1 Bài Ôn tập thơ, trang 93/SGV Ngữ văn 9, tập 2. +Đặc sắc nghệ thuật (1 đ): Câu 1 Bài Ôn tập thơ, trang 93/SGV Ngữ văn 9, tập 2. Câu 3 (3 đ): +Chép thuộc lòng, nguyên văn khổ thơ đầu bài thơ Mùa Xuân nho nhỏ: (1 điểm), +Mùa xuân thiên nhiên qua hình ảnh, màu sắc hòa quyện, tươi thắm, tràn đầy sức sống (Phân tích được hình ảnh, màu sắc và cảm xúc thể hiện qua hình ảnh, màu sắc..( chú ý nghệ thuật đảo ngữ): (1 điểm) +Mùa xuân thiên nhiên được miêu tả qua âm thanh: tiếng hót con chim chiền chiện với cách cảm nhận độc đáo của tác giả (cảm nhận về tiếng chim..).(1 điểm) +Cảm nhận chung về khổ thơ đầu. *Chú ý: Tùy theo tình hình làm bài của học sinh, GV cho điểm cho phù hợp. Hoạt động 2: HS làm bài. Hoạt động 3: Thu bài, *Dặn dò: -Chuẩn bị bài: Tổng kết Văn bản nhật dụng: đọc, tìm hiểu 4 nội dung trong SGK trang 94 =============================

File đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN TUAN 27 HAY.doc