I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của thi hào Nguyễn Du.
- Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ.
2. Kĩ năng
- Bổ sung kiến thức đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện, phân tích được các chi tiết miêu tả cảnh thiên trong đoạn trích.
- Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngày xuân.
- Vận dụng bài học để viết văn miêu tả và biểu cảm.
3. Thái độ
- Có thức vận dụng kiến thức đó học vào viết một bài văn
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án, bảng phụ, TLTK.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ
? Đọc thuộc lòng đoạn trích Chị em Thuý Kiều của Nguyễn Du?
? bút pháp nghệ thuật chủ yếu của nội dung trong đoạn trích chị em Thuý Kiều là gi?
2. Bài mới:
249 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì 1 - Năm học 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát âm chính xác tên riêng của nhân vật và thể hiện ngữ điệu phù hợp ở các đoạn đối thoại. Giọng những đứa trẻ lúc ngây thơ, lúc rụt rè, lúc buồn bã, giọng ông đại tá hách dịch, đe dọa.
- GV đọc mẫu
- Gọi HS đọc nối
- Yêu cầu HS tóm tắt đoạn trích
? GV kiểm tra 1 số từ khó trong SGK?
? Đoạn trích được chia làm mấy phần, nội dung từng phần.
- Lắng nghe
- Nghe-theo dõi
- Đọc
- Thực hiện
-Trả lời
-Trả lời
II.Đọc- tìm hiểu chung :
1.Đọc
2. Tóm tắt:
- Một tuần vắng bóng sau sự kiện đứa em nhỏ bị ngã xuống giếng, 3 anh em con nhà ốp-xi-an-ni-cốp lại ra chơi với A-li-ô-sa.Chúng nói với nhau nhiều thứ chuyện, chuyện bắt chim, chuyện không có mẹ, chuyện dì ghẻ và cả những câu chuyện cổ tích. Bỗng nhiên, lão đại tá bắt gặp và đuổi A-li-ô-sa ra khỏi nhà, cấm các con chơi với cậu.Nhưng ko vì thế mà lũ trẻ chịu xa nhau. Chúng vẫn tìm cách chơi với nhau 1 cách vụng trộm.
3. Từ khó
- Xe trượt tuyết
- Chim bạch yến
- Nước Pháp.
4. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: ( Từ đầuấn em nó cúi xuống)=> Tình bạn tuổi thơ trong trắng.
- Phần 2: (Tiếp ...cấm ko được đến nhà tao)=>Tình bạn bị cấm đoán.
- Phần 3( Còn lại) =>Tình bạn vẫn tiếp tục .
Hoạt động 3: HDHS đọc hiểu văn bản
? Thành phần gia đình AliSa và 3 đứa trẻ có gì khác nhau?
? Sự khác nhau ấy dẫn đến điều gì.
- Những đứa trẻ thuộc những thành phần xã hội khác nhau nên bị ngăn cản kết bạn.
- Trả lời
III. Đọc-hiểu văn bản:
1.Nội dung:
a. Tình bạn của AliSa với 3 đứa trẻ:
* Hoàn cảnh đáng thương của những đứa trẻ:
- Ba đứa trẻ nhà ốp-xi-an-ni-cốp tuy là con nhà quan chức giàu sang nhưng nhưng lại là những đứa trẻ thiếu tình thương, mẹ mất sớm, chúng phải sống với dì ghẻ và người cha độc đoán.
- A-li-ô-sa con nhà dân thường bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng khác, thường bị ông ngoại đánh đòn.
3. Củng cố, luyện tập:
- GV hệ thống lại nội dung cơ bản của tiết học.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài tiết tiếp theo.
***************************************************
Lớp dạy: 9
Tiết (TheoTKB):
Ngày dạy: / 12 / 2012
Sĩ số: 35
Vắng:
Tiết 89 Bài 17
Hướng dẫn đọc thêm:
NHỮNG ĐỨA TRẺ
( Trích “ Thời thơ ấu”)
M. Go- ro- ki
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Có hiểu biết bước đầu về nhà văn M. Go-rơ-ki và tác phẩm của ông .
- Rung cảm với những đứa trẻ đáng yêu sống thiếu tình thương và hiểu rõ tài kể chuyện của Go- rơ- ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật “ Thời thơ ấu”.
- Hiểu cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Những đứa trẻ .
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng cảm thụ văn bản tự sự.
3. Thái độ
- Giáo dục HS biết trân trọng tình bạn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Soạn giáo án, SGK, SGV, TLTK
2. Chuẩn bị của học sinh
- Học bài cũ, soạn bài mới.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ : Không
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: HDHS đọc - hiểu văn bản
? Vì sao A-li- ô-sa và 3 đứa trẻ lại có 1 tình bạn thắm thiết với nhau bất chấp sự cấm đoán của ông đại tá.
GV bình : Chính sự đồng cảm trong cảnh ngộ thiếu tình thương với 3 đứa trẻ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Go-rơ-ki khiến hơn 3 chục năm sau ông vẫn còn nhớ như in và kể lại xúc động
? Trước khi thân quen, A-li-ô-sa quan sát và cảm nhận như thế nào về 3 đứa trẻ ?
? Khi mấy đứa trẻ mẹ chết, phải sống với dì ghẻ, A-li-ô-sa có liên tưởng gì ?
? Em có nhận xét gì về hình ảnh so sánh đó ?
? Qua đó, bộc lộ điều gì của A-li-ô-sa với các bạn nhỏ ?
? Khi bị bố phát hiện, mắng , cấm ko cho chơi với bạn, thái độ của những đứa trẻ như thế nào ?
? Thái độ đó nói lên điều gì ?
- GV: Hình ảnh mô tả này cũng cho thấy sự cảm thông đặc biệt mà A-li-ô-sa dành cho các bạn nhỏ.
? Em có nhận xét gì về những quan sát và nhận xét của A-li-ô-sa?
? Có ý kiến cho rằng trong đoạn trích này yêú tố đời thường và yêú tố cổ tích đan xen, lồng ghép trong từng chi tiết. Em hãy chứng minh.
? Nghệ thuật đan xen giữa chuyện cổ tích và chuyện đời thường trong đoạn trích có tác dụng gì ?
- Độc lập suy nghĩ
Trả lời cá nhân.
- Nghe
- Độc lập suy nghĩ trẻ lời
- Suy nghĩ phát hiện
Trả lời
- Hình ảnh so sánh chính xác khiến ta liên tưởng đến cảnh lũ gà con mất mẹ sợ hãi nép vào nhau khi thấy diều hâu
- Bộc lộ sự đồng cảm thực sự của A-li-ô-sa với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ
- Trả lời
- Trả lời
- Nghe
- Suy nghĩ-trả lời
- Trả lời
- Làm cho đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung trở nên sinh động , hấp dẫn
*Tình cảm trong sáng, đẹp đẽ của những đứa trẻ:
- Phải sống trong hoàn cảnh thiếu tình thương của cha mẹ khiến A-li-ô-sa và 3 đứa trẻ dễ dàng tìm thấy đồng cảm và trở thành những người bạn thân thiết, thể hiện ở:
+ Những câu chuyện của chúng hằng ngày
+ Những điều mà A-li -ô-sa tin tưởng trong thế giới cổ tích.
- Bất chấp sự cấm đoán, tình bạn giữa những đứa trẻ vẫn thân thiết.
b. Những quan sát và nhận xét tinh tế:
- Trước khi thân quen, A-li-ô-sa chỉ biết : ‘‘Ba đứa cũng mặc áo cánh vá quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau . Chúng có khuôn mặt tròn, mắt xám và giống nhau đến nỗi tôi chỉ có thể phân biệt được chúng theo tầm vóc’’
- Khi mấy đứa trẻ mẹ chết, phải sống với dì ghẻ, A-li-ô-sa thấy “chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con”
=> Hình ảnh so sánh chính xác khiến ta liên tưởng đến cảnh lũ gà con mất mẹ sợ hãi nép vào nhau khi thấy diều hâu
=> Bộc lộ sự đồng cảm thực sự của A-li-ô-sa với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ
- Khi bị bố phát hiện, mắng cấm không cho chơi với bạn “Tức thì cả mấy đứa lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn”.
=> Quan sát và nhận xét tinh tế, cảm nhận được chiều sâu của nhân vật hiểu được suy nghĩ, tình cảm của các bạn mình, cảm thông, chia sẻ với những người bạn cùng cảnh ngộ
c. Chuyện đời thường và chuyện cổ tích:
- Chi tiết về mụ dì ghẻ: nghe mấy đứa trẻ nhắc đến dì ghẻ A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích.
- Chi tiết về người mẹ “thật”: Khi mấy đứa trẻ nói đến chuyện mẹ chúng đã chết A-li-ô-sa như lạc ngay vào thế giới chuyện cổ tích, nói với chính mình: “không được ư? Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người đã chết, thậm chí bị xả ra từng mảnh mà chỉ cần vẩy cho ít nước phép là sống lại”.
- Hình ảnh về người bà hiền hậu được kể lại bằng giọng của chuyện cổ tích “ ngày trước, trước kia, đã có thời”
- Những đứa trẻ ko có tên: A-li-ô-sa liên tưởng chuyện xảy ra mấy chục năm rồi ko còn nhớ tên chúng nữa
=> Với lối kể chuyện giàu hình ảnh đan xen chuyện đời thường và cổ tích làm cho câu chuyện tình bạn của bọn trẻ sống thiếu tình thương mang ý khái quát hơn, đậm màu sắc cổ tích hơn.
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu nghệ thuật, ý nghĩa văn bản
? Nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích có gì đặc sắc ?
? Hãy nêu ý nghĩa của văn bản ?
? Tư tưởng chủ đề mà tác muốn gửi gắm là gì ?
- Kể chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng trong nhau
- Kết hợp giữa kể với tả và biểu cảm
- Trả lời
- Hãy để những đứa trẻ được sống trong tình yêu thương thực sự. Người lớn hãy luôn cư xử có văn hoá với trẻ em (không phải bằng đánh đập, đe doạ, quát tháo)
2. Nghệ thuật:
- Kể chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng trong nhau thể hiện tâm hồn trong sáng, khao khát tình cảm của những đứa trẻ.
- Kết hợp giữa kể với tả và biểu cảm làm cho câu chuyện về những đứa trẻ được kể sinh động và đầy cảm xúc.
3. ý nghĩa văn bản:
- Đoạn trích thể hiện tình bạn tuổi thơ trong sáng, đẹp đẽ và những khao khát tình cảm của những đứa trẻ.
3. Củng cố,
- Qua truyện em rút ra bài học gì.
- Nêu khái quát nội dung, nghệ thuật truyện.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Đọc và nhớ 1số chi tiết thể hiện kí ức bền vững của nhân vật “tôi” về tuổi thơ.
****************************************************
Lớp dạy: 9
Tiết dạy(Theo TKB):
Ngày dạy: /12/2013
Sĩ số: 35
Vắng:
Tiết 90
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI KY I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh ôn lại những kiến thức và kĩ năng được thể hiện trong bài kiểm tra, thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình, chỉ ra phương hướng khắc phục và sữa chữa.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng tự sửa chữa, đánh giá, hoàn thiện bài làm của HS.
3.Thái độ:
Có ý thức tự sửa chữa bài làm của bản thân.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Chấm bài, phân loại
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sửa chữa theo hướng dẫn
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ: Không
2. Bài mới:
Hoạt động Của GV
Hoạt động của HS
Nội Dung
Hoạt động 1. Nhận xét chung.
- HD HS phân tích đề, cách thức làm bài và có đáp án cụ thể của câu hỏi trắc nghiệm.
- Tiếp nhận
I. Nhận xét chung
1. Đề bài: (có đề in sẵn kèm theo)
2. Đáp án và biểu điểm: ( in sẵn kèm theo)
3. Nhận xét:
Hoạt động 2: Sửa chữa lỗi
- Tổ chức cho HS đối chiếu, so sánh giữa yêu cầu với bài làm cụ thể để thấy những ưu nhược điểm và hạn chế cần khắc phục qua sự gợi dẫn của GV.
- HDHS hiểu vấn đề trọng tâm, hiểu văn bản và phương thức biểu đạt cần vận dụng trong bài.
- Những lỗi thường mắc phải: Diễn đạt, bố cục, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp...
- Ưu điểm
+ Đa số các em đã có ý thức tự giác trong khi làm bài.
+ Đa số các bài biết diễn đạt
- Nhược điểm
+ Nhiều em chữ viết xấu, sai nhiều lỗi.
+ Một số bài viết lủng củng, chưa rõ ý.
- Thực hiện
- Nghe
- Nghe
- Nghe
- Nghe
II. Sửa chữa
- Những lỗi thường mắc phải: Diễn đạt, bố cục, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp...
- Ưu điểm
+ Đa số các em đã có ý thức tự giác trong khi làm bài.
+ Đa số các bài biết diễn đạt
- Nhược điểm
+ Nhiều em chữ viết xấu, sai nhiều lỗi.
+ Một số bài viết lủng củng, chưa rõ ý.
Hoạt động 3: Đọc trước lớp
- Yêu cầu HS đọc 1 bài khá
- Đọc 2 bài yếu kém, chỉ ra nhược điểm.
Và hướng khắc phục.
- Thực hiện
- Thực hiện
Hoạt động 4: Trả bài – gọi điểm
- Trả bài cho HS
- Gọi tên, ghi điểm
- Nhận bài thi
- Đọc điểm
3. Củng cố:
- Nhận xét giờ học.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Về nhà tiếp tục tự sửa chữa và rèn luyện thêm.
**************************************************
File đính kèm:
- giao an van 9 ki 1 chuan khong can chinh ha giang.doc