1. Vấn đề được nói tới trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” là gì?
A. Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. Trí tuệ tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Từ nào sau đây trái nghĩa với từ “truân chuyên”?
A. Nhàn nhã B. gian nan C. nhọc nhằn D. vất vả
3. Theo tác giả, để có được vốn tri thức sâu rộng về văn hoá, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm gì?
A. Cả B, C, D đều đúng. B. Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
C. học tập, tiếp thu có chọn lọc, phê phán. D. Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề.
4. Ý nào nói đúng nhất những phương tiện thể hiện lối sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
A. Cả B, C, D đều đúng. B. Nơi ở và làm việc.
C. Cách ăn uống và nơi ở D. Trang phục và ăn uống
5. Để làm nổi bật lối sống rất giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng phương thức
lập luận nào?
A. Chứng minh B. Bình luận C. Giải thích D. Phân tích
6. Trong bài viết, tác giả so sánh lối sống của Bác Hồ với lối sống của những ai?
A. Các danh nho Việt Nam thời xưa. B. Những vị lãnh tụ của các dân tộc trên thế giới.
C. Các danh nho Trung Quốc thời xưa. D. Các vị lãnh đạo của nhà nước ta đương thời.
7. Trong bài viết, để làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh, tác giả không sử dụng biện pháp nghệ
thuật nào?
A. Kết hợp giữa kể, bình luận, chứng minh. B. Sử dụng phép đối lập.
C. So sánh và sử dụng nhiều từ Hán Việt. D. Sử dụng phép nói quá.
8. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt?
A.vua B. hiền triết C. lãnh tụ D. danh nho
9. Những câu sau đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
a. Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học.
b. Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh.
c. Ngựa là loại thú bốn chân.
A. Phương châm về lượng.
B. Phương châm về chất.
10. Vì sao văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” của Mác-két được coi là một văn bản
nhật dụng?
7 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 762 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Bộ câu hỏi trắc nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài.
40. Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của Quang Trung trong việc xét đoán và dùng người?
A. Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp. B. Phủ dụ quân lính tại Nghệ An.
C. Thân chinh cầm quân ra trận. D. Sai mở tiệc khao quân.
41. Khi nói về cảnh vua Quang Trung cầm quân ra trận và trực tiếp chiến đấu tác giả chủ yếu
dùng những kiểu câu nào?
A. Câu kể (trần thuật) B. Câu nghi vấn
C. Câu cầu khiến D. Câu cảm thán.
42. Vì sao các tác giả vốn là quan trung thành với nhà Lê nhưng vẫn viết rất chân thực và hay về
Quang Trung - “kẻ thù” của họ?
A. Vì họ tôn trọng lịch sử B. Vì họ luôn ủng hộ kẻ mạnh
C. Vì họ có ý thức dân tộc D. Cả A và B đều đúng
43. Nhận định nào nói đầy đủ nhất các hình thức phát triển từ vựng tiếng Việt?
A. Cả B và D đều đúng. B. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
C. Thay đổi hoà toàn cấu tạo và ý nghĩa của các từ cổ. D. Tạo từ ngữ mới
44. Trong Tiếng Việt, chúng ta dùng từ mượn của ngôn ngữ nào là nhiều nhất?
A. Tiếng Hán B. Tiếng Anh C. Tiếng Pháp D. Tiếng La-tinh.
45. Nhận định nào nói đúng nhất về tác giả “Truyện Kiều”?
A. Cả B, C , D đều đúng. B. Từng trải, có vốn sống phong phú.
C. Là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. D. Có kiến thức sâu rộng và là một thiên tài văn học.
46. Nhận định nào nói đầy đủ nhất về giá trị nội dung của “Truyện Kiều”?
A. Kết hợp cả B và D. B. Truyện Kiều có giá trị nhân đạo.
C. Truyện Kiều thể hiện lòng yêu nước. D. Truyện Kiều có giá trị hiện thực.
47. Khi miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân tác giả không sử dụng biện pháp tu từ nào?
A Liệt kê B. ẩn dụ C. So sánh D. Nhân hoá
48. Các phép tu từ đã sử dụng nhằm thể hiện vẻ đẹp gì của Thuý Vân?
A Cả A và B đều đúng. B. Gợi sự hoà hợp, êm đềm
C. Quý phái D. Phúc hậu
49. Câu thơ “Kiều càng sắc sảo mặn mà” nói về vẻ đẹp nào của Thuý Kiều?
A. Trí tuệ và tâm hồn B. Nụ cười và giọng nói
C. Khuôn mặt và hàm răng D. Làn da và mái tóc
50. Câu thơ “Làn thu thuỷ nét xuân sơn” miêu tả vẻ đẹp nào của Thuý Kiều”?
A. Vẻ đẹp của đôi mắt B. Vẻ đẹp của mái tóc
C. Vẻ đẹp của làn da D. Vẻ đẹp của dáng đi.
51. Có người cho rằng chân dung của Thuý Vân, Thuý Kiều là những chân dung tính cách, số
phận. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
52. Trong văn bản tự sự, khi muốn làm cho chi tiết, hành động, cảnh vật, con người và sự việc
trở lên sinh động, cần sử dụng kết hợp các yếu tố nào?
A. Miêu tả B. Thuyết minh C. Biểu cảm D. Nghị luận
53. Nhận định nào nói đúng nhất nội dung đoạn trích “Kiều ở lầu ngưng Bích”?
A. Cả B, C, D đều đúng.
B. Nói lên nỗi nhờ người yêu và cha mẹ của Kiều.
C. Nói lên tâm trạng buồn bã, lo âu của Kiều. D. Thể hiện tâm trạng cô đơn, tội nghiệp của Kiều.
54. Cụm từ “tấm son” trong câu thơ “tấm son gột rửa bao giờ cho phai” sử dụng cách nói nào?
A. ẩn dụ B. Nhân hoá C. Hoán dụ D. So sánh
55. Cụm từ “quạt nồng ấp lạnh” được gọi là gì?
A. Thành ngữ B. Hô ngữ C. Thuật ngữ D. Trạng ngữ.
56. Các từ “sân lai”, “gốc tử” được gọi là gì?
A. Các điển cố B. Các vị ngữ C. Các định ngữ D. Các chủ ngữ
57. Cụm từ “cách mấy nắng mưa” vừa thể hiện thời gian xa cách, vừa nói lên được sức mạnh
tàn phá của tự nhiên đối với cảnh vật và con người. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
58. Qua nỗi nhớ của Thuý Kiều được thể hiện trong đoạn trích ta thấy Kiều là con người như th
nào?
A. Cả B , D đều đúng. B. Là người con hiếu thảo.
C. Là người có tấm lòng vị tha D. Là người tình chung thuỷ
59. Cảnh lầu Ngưng Bích được tác giả miêu tả chủ yếu qua con mắt của ai?
A. Thuý Kiều B. Tú Bà C. Nguyễn Du D. Nhân vật khác.
60. Nói “một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý” là nói đến hiện tượng gì trong từ vựng?
A. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ. B. Hiện tượng đồng âm của từ.
C. Hiện tượng đồng nghĩa của từ. D. Hiện tượng trái nghĩa của từ.
61. Vì sao nói “một ý lại có bao nhiêu chữ để diễn tả”?
A. Vì từ có hiện tượng đồng nghĩa. B. Vì từ có hiện tượng nhiều nghĩa
C. Vì từ có hiện tượng đồng âm D. Vì từ có hiện tượng trái nghĩa.
62. Đoạn trích “Thuý Kiều báo ân báo oán” miêu tả nhân vật chủ yếu bằng cách nào?
A. Sử dụng ngôn ngữ đối thoại trực tiếp. B. Sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm
C. Miêu tả ngoại hình bằng bút pháp ước lệ. D. Miêu tả thiên nhiên qua cái nhìn của con người.
63. Nội dung 12 câu thơ đầu của đoạn trích là gì?
A. Miêu tả cảnh Thuý Kiều báo ơn với Thúc Sinh.
B. Miêu tả cảnh Thuý Kiều trách móc Hoạn Thư
C. Miêu tả cảnh Thuý Kiều báo oán với Hoạn Thư.
D. Miêu tả cảnh Thuý Kiều trả nghĩa mọi người.
64. Câu thơ “Mặt như chàm đổ, mình đưỡng rẽ run” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. So sánh B. Hoán dụ C. Nhân hoá D. Liệt kê
65. Trong lời Kiều nói với Thúc Sinh, ai là người đã gây nên nỗi đau khổ cho nàng?
A. Hoạn Thư B. Thằng bán tơ C. Thúc Sinh D. Hoạn Bà
66. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của Kiều khi nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư?
A. Trau chuốt, bóng bẩy B. Nôm na, bình dị
C. Công thức, ước lệ D. Trang trọng, quý phái
67. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào phù hợp với thái độ của Kiều trong việc báo oán với Hoạn Thư?
A. Hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại B. Tham thì thâm.
C. ăn cây nào rào cây ấy. D. Cứu một người phúc đẳng hà sa.
68. Nhận xét về tính cách Hoạn Thư?
A. Khôn ngoan giảo hoạt B. Nhu nhược hèn nhát
C. Mưu mô cơ hội D. Hiền lành thật thà.
69. Truyện Lục Vân Tiên được viết bằng ngôn ngữ nào?
A. Chữ nôm B. Chữ Pháp C. Chữ Hán D. Chữ quốc ngữ.
70. Vẻ đẹp lục Vân Tiên qua hành động cứu Kiều Nguyệt Nga?
A. Cả B, C, D đều đúng B. Có tài năng
C. Có tấm lòng vị nghĩa D. Có tính anh hùng
71. Hai câu thơ “Vân Tiên tả đột hữu xông Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang” sử dụng phép tu từ gì?
A. So sánh B. ẩn dụ C. Nhân hoá D. Nói quá
72. Tác dụng của phép tu từ đó?
A. Khắc hoạ được vẻ đẹp của một dũng tướng thời xưa.
B. Tô đậm vẻ đẹp của một người nông dan chất phác.
C. Nhấn mạnh vẻ đẹp của một chàng thư sinh nho nhã thời xưa,
D. Ca ngợi vẻ đẹp của tấm lòng nhân hậu, vị tha.
73. Ý nào nói đúng nhất con người Lục Vân Tiên trong lời nói và thái độ của chàng với Kiều
Nguyệt Nga.
A. Cả B, C, D đều đúng B. Trọng nghĩa khinh tài
C. Từ tâm nhân hậu D. Chính trực hào hiệp
74. Đoạn trích thể hiện khát vọng gì của tác giả.
A. Được cứu người giúp đời B. Trở lên giàu sang phú quý
C. Có công danh hiển hách D. Có tiếng tăm vang dội
75. Chuyện Lục Vân Tiên là truyện kể mang nhiều tính chất dân gian đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
76. Nhận xét nào đúng nhất về ngôn ngữ của đoạn trích?
A. Cả B, C, D đều đúng
B. Mộc mạc bình dị gần với lời nói thườgn ngày của con người.
C. Đa dạng phù hợp với diễn biến tình tiết của câu chuyện.
D. Mang màu sắc địa phương Nam bộ
77. Nhận định nào nói đúng nhất đối tượng miêu tả nội tâm?
A. Cả B, C, D đều đúng B. Những cảm xúc nhân vật
C. Những diễn biến tâm trạng của nhân vật D. Những ý nghĩ của nhân vật
78. Có những cách miêu tả nội tâm nào?
A. Cả A, B, C đều đúng B. Gián tiếp
C. Đan xen giữa trực tiếp và gián tiếp D. Trực tiếp
79. Trong các dòng sau dòng nào là thành ngữ?
A. Tham thì thâm B. Cá không ăn muối cá ươn
C. Uống nước nhớ nguồn D. Nước mắt cá sấu
80. Thành ngữ nào có nội dung được giải thích như sau: Dung túng, che chở cho kẻ xấu, kẻ phản trắc.
A. Nuôi ong tay áo B. ếch ngồi đáy giếng
C. Mỡ để miệng mèo D. Cháy nhà ra mặt chuột
81. Từ đồng nghĩa trái nghĩa, cấp độ khái quát của từ ngữ là những khái niệm thuộc về quan hệ
nào giữa các từ?
A. Quan hệ về ngữ nghĩa B. Quan hệ về ngữ pháp.
82. Bài thơ “Đồng chí” ra đời vào thời kì nào?
A. Trong kháng chiến chống Pháp. B. Trước Cách mạng tháng tám.
C. Trong kháng chiến chống Mĩ. D. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975.
83. Bài thơ “Đồng chí” viết về đề tài gì?
A. Tình đồng đội B. Tình quân dân C. Tình anh em D. Tình bạn bè.
84. Bài thơ “đồng chí” viết theo thể thơ nào?
A. Tự do B. Thất ngôn bát cú Đường luật C. Tứ tuyệt Đường luật D. Lục bát
85. Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” sử dụng phép tu từ gì?
A. Nhân hoá B. So sánh C. ẩn dụ D. Nói quá
86. Từ “đầu” trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?
A. Đầu bạc răng long B. Đầu súng trăng treo.
C. Đầu non cuối bể D. Đầu sóng ngọn gió
87. Để lập luận chặt chẽ người ta thường dùng các yếu tố ngôn ngữ nào?
A. Cả B, D đều đúng B. Dùng câu lập luận
C. Dùng từ lập luận D. Cả A, B đều sai.
88. Đoạn trích “Thuý kiều báo ân báo oán” có sử dụng yếu tố nghị luận không?
A. Có B. Không
89. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” viết về vùng biển nào?
A. Hạ Long - Quảng Ninh B. Đồ Sơn - Hải Phòng
C. Sầm Sơn - Thanh Hoá D. Cừa Lò - Nghệ An
90. Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá là gì?
A. Cả B, D đều đúng B. Cảm hứng thiên nhiên
C. Cảm hứng chiến tranh D. Cảm hứng về lao động
91. Bài thơ được bố cục theo hành trình của một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá, đúng
hay sai?
A. Đúng B. Sai
92. Câu thơ “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi - Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng” sử dụng
biện pháp nghệ thuật gì?
A. Ẩn dụ B Hoán dụ C. So sánh D. Nhân hoá
93. Từ “ngỡ” trong câu “ngỡ không bao giờ quên” đồng nghĩa với từ nào?
A. Nghĩ B. Bảo C. Thấy D. Nói
94. Từ “người dưng là loại từ nào?
A. Là một từ ghép B. Là một từ đơn C. Là một từ láy D. Cả A, B, C đều sai.
95. Trong các từ sau từ nào không phải từ láy?
A. Đèn điện B. Rưng rưng C. Vành vạnh D. Thình lình
96. Tác phẩm “Làng” của Kim Lân được viết theo thể loại nào?
A. Truyện ngắn B. Hồi ký C. Tiểu thuyết D. Tuỳ bút
97. Nhân vật chính trong truyện “Làng” là ai?
A. Ông Hai B. Bà chủ nhà C. Bà Hai D. Bác Thứ
98. Trong câu nói của ông Hai “Nắng này là bỏ mẹ chúng nó!”, “chúng nó” là ai?
A. Giặc tây B. Lũ trẻ C. Cua, cá D. Trâu bò
99. Loại dấu câu nào được sử dụng trong lời đối thoại?
A. Dấu gạch ngang B. Dấu ngoặc đơn C. Dấu ngoặc kép D. Dấu hai chấm
100. Nhận định nào nói đúng nhất các loại ngôn ngữ được sử dụng trong truyện “Làng” của Kim Lân?
A. Cả A, B, C đều đúng. B. Ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm của nhân vật
C. Ngôn ngữ trần thuật D. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật
File đính kèm:
- TRAC NGHIEM VAN 9.docx