Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 3 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

 

* HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu chung về tác giả

tác phẩm, thể lọai.

 ? Hãy nêu vài nét về tác giả , tác phẩm ?

* HOẠT ĐỘNG 2 :Tìm hiểu chung về phần đọc – hiểu văn bản.

 GV : Đọc mẫu một đoạn sau đó gọi 1 vài em đọc tiếp ( yêu cầu : đọc chính xác , có sắc thái biểu cảm , nhất là khi đọc ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật )

 GV : Giải thích từ khó

 ? Hãy dựa vào lí thuyết về sự thống nhất chủ đề trong vb để chứng minh cho sự chính xác của tiêu đề Tức nước vở bờ ?

 + Chị Dậu bị áp bức cùng quẫn , buộc phải phản ứng chống lại cai lệ và người nhà lí trưởng - Thể hiện đúng tư tưởng của vb : Tức nước vỡ bờ

 ? Có thể chia đoạn trích này thành mấy phần , nêu nội dung từng phần ? ( 2 phần )

- Phần 1 từ đầu đến . "ngon miệng hay không" => Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng

 Phần 2 đoạn còn lại => Chị Dậu đương đầu với bọn cai lệ và người nhà lý trưởng GV : Gọi hs đọc lại đoạn 1

 

 ? Chị Dậu chăm sóc anh Dậu trong hoàn cảnh nào ?

 ? Cách chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu diễn ra như thế nào ?

- Cháo chín , chị Dậu bắc mang Rồi chị quạt cho chóng nguội .

- Chị Dậu rón rén bưng một bát . Ngon miệng không.

 

 Gọi hs đọc phần 2

* Chị Dậu đương đầu với bọn cai lệ và người nhà lí trưởng

 ? Từ chú thích của sgk , em hiểu gì về nhân vật này ?

HS: Dựa vào sgk trả lời.

 ? Gia đình chị Dậu buộc phải đóng suất thuế sưu cho người em chồng đã chết từ năm ngoái . Điều đó cho thấy thực trạng xã hội thời đó ntn? ( tàn nhẫn , bất công , không có luật lệ )

GV : Gợi ý.

HS: Dựa vào sgk trả lời.

+ Cháo chín , chị Dậu chị Dậu bắc mang ra giữa nhà , ngả mâm bát múc

? Qua phân tích diễn biến tâm lí và hành động chống trả tên cai lệ và người nhà lí trưởng , em có nhận xét gì về nhân vật chị Dậu ?

 

 

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 3 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Lý Thường Kiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dân Pháp và đế quốc Mĩ của dân tộc ta . -Biến đổi đoạn văn đó thành đoạn văn quy nạp ( câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn ). 4.CỦNG CỐ :HS đọc lại nội dung phần ghi nhớ. 5 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài học : - Tìm hiểu mối quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn cho trước, từ đó chỉ ra cách trình bày các ý trong đoạn văn. * Bài soạn: - Soạn bài: Lão Hạc. VII. RÚT KINH NGHIỆM : .......................................................................... ***************************************** TUẦN 3 TIẾT 11,12 Ngày soạn :29/8/2013 Ngày dạy : 1/9/2013 Văn bản: LÃO HẠC (Nam Cao ) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Biết đọc - hiểu một đoạn trích trong tác phẩm hiện thực, tiêu biểu của nhà văn Nam Cao. - Hiểu được tình cảnh khốn cùng , nhân cách cao quý, tâm hồn đáng trân trọng của người nông dân qua hình tượng nhân vật Lão Hạc ; lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao trước số phận đáng thương của người nông dân cùng khổ. - Thấy được nghệ thuật viết truyện bậc thầy của nhà văn Nam Cao qua nhân vật Lão Hạc. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG,THÁI ĐỘ 1. Kiến thức : - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực. - Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn. - Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựnh tình huống truyện , miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật. 2. Kỹ năng : - Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực. - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt văn bản tự sự để phân tích văn bản tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực. 3. Thái độ : - Cảm thông với số phận người nông dân. III. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI : Giao tiếp : trình bày suy nghĩ , trao đổi về số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. -Suy nghĩ sáng tạo : phân tích, bình luận diễn biến tâm trạng nhân vật lão Hạc trong văn bản. -Tự nhận thức : xác định lối sống có nhân cách , tôn trọng người thân, tôn trọng bản thân. IV.CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Động não : tìm hiểu tình huống truyện, những chi tiết thể hiện diễn biến tâm trạng của nhân vật lão Hạc trong văn bản. -Thảo luận nhóm : trình bày trong một phút về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản . -Viết sáng tạo : cảm nghĩ về số phận người nông dân trước cách mạng tháng Tám, nỗi đau của nhân vật lão Hạc. V.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : -Chân dung Nam Cao . VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Từ các nhân vật chị Dậu, anh Dậu và bà lão hàng xóm, em có thể khái quát điều gì về số phận và phẩm cách của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám ? 3. Bài mới : Gv giới thiệu bài mới. Có những người nuôi chó, quý chó như người, như con. Nhưng quý chó đến mức như Lão Hạc thì thật là hiếm. Thế tại sao lão vẫn phải bán chó để rồi lại tự nằm hằn học, dằn vặt mình, cuối cùng tự tìm đến cái chết dữ dội , thê thảm. Nam Cao muốn gửi gắm điều gì qua thiên truyện đau thương và vô cùng xúc động, tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG * HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu chung về tác giả tác phẩm,thể lọai. ? Em hãy nêu vài nét về tác giả , tác phẩm ? GV : Đọc sau đó hướng dẫn hs đọc theo yêu cầu ( Giọng điệu biến hoá đa dạng của tác phẩm , tâm trạng , tình cảm của nhân vật trong truyện được biểu hiện qua ngôn ngữ đọc thoại , đối thoại ..) GV : Giải thích từ khó ? Vb này chia làm mấy phần ? nêu nội dung từng phần ? GV : Gợi ý. HS: Dựa vào sgk trả lời - Thái độ , tình cảm của nhân vật “tôi” đối với Lão Hạc ? ? Nhận xét chung về các phương thức biểu đạt được sử dụng trong vb này? ( tự sự kết hợp miêu tả ) * HOẠT ĐỘNG 2 Tìm hiểu chung về phần đọc – hiểu văn bản. * Theo dõi phần đầu cho biết : ? Tại sao một con chó lại được lão Hạc gọi là cậu vàng ? - Lão Hạc nghèo , sống cô độc , chỉ có con chó lão nuôi làm bạn , được gọi thân mật là cậu vàng . ? Lí do gì khiến lão Hạc phải bán cậu vàng ? ? Cuộc bán cậu vàng , đã lưu lại trong tâm trí lão Hạc ntn? - Nó có biết gì đâu thế mà lão xử với tôi như thế à? Bộ dạng của lão Hạc khi nhớ lại sự việc này ? - lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước ? Động từ ép trong câu văn "Những nếp nhăn xô lại với nhau , ép cho nước mắt chảy ra " có sức gợi tả ntn? - Gợi lên khuôn mặt cũ kĩ , già nua , khô héo ; một tâm hồn đau khổ đến cạn kiệt, một hình hài rất đáng thương ? Những từ ngữ tượng hình tượng thanh nào được sử dụng để tạo hình ảnh cụ thể , sinh động cho lão Hạc ? ? Từ đó , lão Hạc có tâm trạng như thế nào ? (tâm trạng đau khổ , day dứt , ăn năn , vô cùng yêu thương loài vật ) GV : Gợi ý. HS : Suy nghĩ, trả lời * TIẾT 12. GV: Chuyển ý . * Theo dõi đoạn truyện kể việc lão Hạc nhờ cậy ông giáo , hãy cho biết : ? Mảnh vườn và món tiền gửi ông giáo có ý nghĩa ntn đối với lão Hạc ? ? Em nghĩ gì về lão Hạc từ chối mọi sự giúp đỡ trong cảnh ngộ gần như khống kiếm được gì để ăn ngoài rau má , sung luộc GV : Gợi dẫn HS : Bộc lộ ? Từ đó , phẩm chất nào của lão Hạc được bộc lộ ? * Theo dõi đoạn cuối. ? Hãy tìm trong đoạn văn đó những chi tiết miêu tả cái chết của lão Hạc . - Lão Hạc đang vật vã ở trên giường , đầu tóc rũ rượi ; khắp.giật mạnh một cái , nảy lên . ? đặc tả cái chết của lão Hạc tác giả đã sử dụng từ ngữ ntn? - Dùng liên tiếp các từ tượng thanh , tượng hình : vật vã , rữ rượi , xộc xệch , long xòng sọc , tru tréo ? Vì sao mà lão Hạc lại phải tìm đến cái chết như vậy ? - chết để giữ mãnh vườn và số tiền dành dụm bấy lâu nay cho người con trai , đồng thời cũng là để tạ lỗi cùng cậu Vàng. ? Cái chết của Lão Hạc còn có ý nghĩa như thế nào ? ? Theo em , bi kịch của lão Hạc tác động ntn đến người đọc ? ( tình cảm xót thương , lòng tin vào những điều tốt đẹp trong phẩm chất người dân lao động ) * Theo dõi nhân vật ông giáo trong truyện cho biết ? Vai trò của ông giáo ntn trong truyện ? - Người chứng kiến, tham gia vào câu chuyện của nhân vật chính vừa đóng vai trò dẫn dắt truyện. ? Thái độ của nhân vật “tôi” khi nghe lão Hạc kể chuyện như thế nào ? ? Từ đấy , phẩm chất nào của nhân vật tôi được bộc lộ ? - Lòng nhân ái dựa trên sự chân tình và đồng khổ ? Học qua vb này em hiểu được điều sâu sắc nào về số phận và phẩm chất của người nông dân lao động trong xã hội cũ ? (Số phận đau thương , cùng khổ . Nhân cách cao quí ) ? Nhân vật ông giáo trong vb Lão Hạc là hình ảnh của nhà văn Nam Cao . Từ nhân vật này em hiểu gì về tác giả Nam Cao? ? Em học tập được gì từ nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao trong vb Lão Hạc ? Em hãy nêu vài nét về giá trị nghệ thuật ? Em hãy nêu ý nghĩa văn bản ? HS đọc phần ghi nhớ. I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tác giả: - Nam Cao (1915 – 1951) tên thật làTrần Hữu Tri. Là nhà văn đã đóng góp cho nền văn học dân tộc các tác phẩm hiện thực xuất sắc viết vềđè tài người nông dân nghèo bị áp bức và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, trong xã hội cũ. 2. Tác phẩm: Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao được dăng báo lần đầu năm 1943 3. Thể lọai: Truyện ngắn II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc và tìm hiểu từ khó. / SGK 2.Bố cục: Gồm hai phần - Phần 1 : Những việc làm của lão Hạc trước khi chết. - Phần 2 : Cái chết của lão Hạc * Phương thức biểu đạt. - Biểu đạt tự sự, miêu tả, trữ tình. * Đại ý. - Câu chuyện kể về số phận đáng thương của một người cha hết mực thương con, vì nghèo khổ, ốm đau, không còn con dường nào khác, lão phải tự kết liếu cuộc đời để rồi đến với cái chết thê thảm vì không muốn làm phiền đến những người xung quanh. Đồng thời lên án xã hội Việt Nam trước C/M tháng Tám. 3. Tìm hiểu văn bản. a . Những việc làm của Lão Hạc trước khi chết: * Hoàn cảnh của lão Hạc: - Lão Hạc nghèo cô độc chỉ có con chó nuôi làm bạn - Sau khi bị ốm, cuộc sống khó khăn không nuôi nỗi thân lão đành phải bán cậu vàng. * Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán con chó: - Lão cười như mếu , đôi mắt ầng ậng nước , mặt co rúm lại , những vết nhăn co lại với nhau , ép cho nước mắt chảy ra . - Cái đầu ngoẹo qua một bên , cái miệng móm mém của lão mếu như con nít , lão hu hu khóc => Tâm trạng đau khổ , day dứt, ăn năn , vô cùng yêu thương loài vật. lão Hạc còn là một người coi trọng danh dự và coi trọng bổn phận làm cha . * TIẾT 12. b. Cái chết của lão Hạc - Khơng còn lối thoát, phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và không phiền lụy đến hàng xóm. - Lão Hạc vật vã trên giường , đầu tóc rũ rượi , khắp người chốc chốc lại giật mạnh một cái , nảy lên. => Một cái chết dữ dội, thê thảm , kinh hoàng . => Nó góp phần bộc lộ rõ số phận và Tính cách của lão Hạc , cũng là tính cách của nhiều người nông dân nghèo trong xã hội VN trước cách mạnh tháng tám . Mặt khác cái chết của lão Hạc có ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến . c. Thái độ , tình cảm của nhân vật “ tôi” đối với lão Hạc - Từ chỗ dửng dưng đến chổ khâm phục , cảm thương sâu sắc đối với nổi khổ và tấm lòng của lão Hạc , một người cha hết lòng vì con mình. - Trân trọng ca ngợi vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân, trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng, khí khái. 4.Tổng kết * Nghệ thuật. -Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với lão Hạc. -Kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, trữ tình, lập luận, thể hiện được chiều sâu tâm lí nhân vật với diễn biến tâm trạng phức tạp, sinh động. -Sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, tạo được lối kể khách quan, xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao. * Ý nghĩa văn bản. - Văn bản thể hiện phẩm chất của người nông dân không thể bị hoen ố cho dù phải sống trong cảnh khốn cùng. * ghi nhớ sgk 4.CỦNG CỐ :Nắm vững nội dung, nghệ thuật của đoạn trích 5 .HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài học : - Đọc diễn cảm đoạn trích (chú ý giọng điệu, ngữ điệu của các nhân vật, nhất là sự thay đổi trong ngôn ngữ kể của nhân vật ông giáo về lão Hạc ) - Học phần ghi nhớ. * Bài soạn: - Soạn bài : Từ tượng hình, từ tượng thanh. VII.RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 8 tu T3 THCS Ly Thuong Kiet An Giang.doc