Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 20 - Phạm Thị Bích Liên

1. Đọc:

- Đoạn 1,4 giọng buồn ngao ngán, bực bội, u uất, có nhg từ ngữ kéo dài, dằn giọng, mỉa mai, khinh bỉ

- Đoạn 2,3,5 hào hứng, vừa tiếc nuối, bay bổng, mạnh mẽ hùng tráng.

 

2. Tìm hiểu chú thích:

a. Tác giả, tác phẩm:

* Tác giả Thế Lữ (1907-1989)

- Tên thật: Nguyễn Thứ Lễ.

- Quê: Phù Đổng- Từ Sơn- Bắc Ninh

- Trước cách mạng: Là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới chặng đầu, hồn thơ dồi dào, lãng mạn, góp phần quan trọng vào đổi mới thơ ca dân tộc, đem lại chiến thắng cho thơ mới

- Sau cách mạng: Chuyển sang hoạt động sân khấu, góp phần vào xây dựng nền kịch nói hiện đại ở nước ta.

 

doc15 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 20 - Phạm Thị Bích Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng oanh liệt, tự do, phóng khoáng => Tâm trạng nhớ rừng, khát khao cuộc sống tự do của hổ-> chính là nỗi bất hoà sâu sắc với thực tại khao khát tự do mãnh liệt của các thi sĩ lãng mạn- của người dân VN khi đó sống nô lệ tù hãm, uất ức, nhớ tiếc thời oanh liệt với chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử dân tộc. Lời con hổ nhưng là tiếng lòng sâu kín của người dân mất nước (Tâm sự của con hổ nhưng khát vọng tự do là khát vọng của con người) III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Giàu cảm hứng lãng mạn, mạch cảm xúc sôi nổi cuồn cuộn tuôn trào suốt cả bài - Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, đầy ấn tượng: sắc màu rực rỡ, đường nét hình khối tạo vẻ đẹp tráng lệ, khoáng đạt phi thường, thơ mộng - Ngôn ngữ, nhạc điệu phong phú, giọng thơ biến hoá phù hợp cảm xúc: u uất đau khổ, hùng tráng, mãnh liệt say sưa, sảng khoái; ngao ngán thống thiết. Ngắt nhịp linh hoạt - Có nhiều biểu tượng thể hiện chủ đề: + Con hổ-> người anh hùng chiến bại mang tâm sự u uất + Cảnh rừng đại ngàn-> Thế giới tự do, cuộc sống tự do. + Vườn thú, cũi sắt-> Thực tại tù túng, giả dối, tầm thường - Sử dụng nghệ thuật đối lập trong xây dựng hệ thống hình ảnh quá khứ với hiện tại. 2. Nội dung: - Mượn lời con hổ để diễn tả kín đáo tế nhị tư tưởng của con người: nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng & niềm khát khao tự do mãnh liệt - Khơi gợi lòng yêu nước của người dân mất nước thủa ấy 4. Củng cố: - Có ý kiến cho rằng khổ 3 của bài thơ là một bộ tứ bình. Em có đồng ý không? Vì sao? (Bốn cảnh: Đêm- ngày- bình minh- chiều Cảnh nào cũng đẹp, hùng vĩ, tráng lệ, lộng lẫy với hình ảnh hổ uy nghi làm chúa tể.) - Khái quát nội dung của bài thơ 5. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà: Học bài, học thuộc lòng bài thơ, xem trước bài sau - Viết đoạn văn phân tích khổ thứ 3 của bài thơ Tiết 75 Ngày soạn: 02/01/2011 Ngày giảng: 6/01/ 2011 Câu nghi vấn. A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác. - Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn: dùng để hỏi. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Giáo án, SGk, SGV. - Học sinh: Đọc trước bài, SGK, SBT. C. Tiến trình dạy học: 1. Tổ chức : Lớp Ngày dạy Sĩ số Ghi chú 8A1 /30 8A2 /29 2. Kiểm tra: Kể tên các kiểu câu chia theo mục đích nói đã học ở Tiểu học? Cho ví dụ? 3. Bài mới: Từ việc kể tên các kiểu câu chia theo mục đích nói đã học, GV giới thiệu bài mới: Câu nghi vấn có những đặc điểm gì để phân biệt với các kiểu câu khác? Bài học hôm nay Ngữ liệu. - Gọi học sinh đọc ngữ liệu trong SGK. ? Chỉ ra những câu được kết thúc bằng dấu chấm hỏi? ? Đó là kiểu câu nào đã học ở Tiểu học? ? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? ? Câu nghi vấn trong đoạn trích trên dùng để làm gì? ? Cho ví dụ về câu nghi vấn ? - Tuy nhiên ngoài chức năng này, câu nghi vấn còn có những chức năng khác -> Giờ học sau tìm hiểu tiếp. - Học sinh đọc ghi nhớ. ? Xác định câu nghi vấn? Cho biết đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? ? Căn cứ vào đâu để xác định những câu trên là câu nghi vấn? Trong các câu đó, có thể thay từ hay bằng từ hoặc được không? Vì sao? ? Có thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối những câu sau được không? Vì sao? ? Phân biệt hình thức và ý nghĩa cảu hai câu sau? ? Hãy cho biết sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của 2 câu sau? ? Cho biết hai câu nghi vấn là đúng hay sai? Vì sao? I. Bài học: Đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn. - Có các từ nghi vấn: + Câu 1: không. + Câu 2: làm sao. + Câu 3: Hay là chỉ quan hệ lựa chọn. - Kết thúc bằng dấu chấm hỏi. => Đặc điểm hình thức : - Có những từ nghi vấn: ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, ư, à, hử, hả, chứ, không, đãchưa hoặc có từ hay ( nối các vế có quan hệ lựa chọn). - Kết thúc bằng dấu chấm hỏi. => Chức năng chính: Dùng để hỏi. * Ghi nhớ: SGK. II. Luyện tập: Bài tập 1: a. Chịphải không? b. Tại sao .như thế? c. Văn là gì? Chương là gì? d. Chú mình ..vui không? Chị Cốc ..ấy hả? Đùa trò gì? Cái gì thế? -> Những từ gạch chân và dấu chấm hỏi ở cuối câu thể hiện đặc điểm của câu nghi vấn. Bài tập 2: - Có dùng từ hay. - Không thể thay từ hay bằng từ hoặc được. Vì nếu thay bằng từ hoặc thì câu sẽ chuyển thành câu trần thuật. Bài tập 3: - Không. Vì đó không phải là những câu nghi vấn. - Câu a và b + Không thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối các câu văn đó được, vì đó không phải là các câu nghi vấn. + Câu a, b có các từ nghi vấn ( không, tại sao) nhưng những kết cấu chứa những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong một câu. + Câu c, d từ nào (cũng), ai (cũng) là những từ phiếm định (đâu cũng, bao giờ cũng, bao nhiêu cũng, gì cũng...) có ý nghĩa khẳng định tuyệt đối chứ không phải là nghi vấn . Bài tập 4 : - Khác nhau về hình thức: có... không, đã ... chưa. - Khác nhau về ý nghĩa: + Câu hỏi 1 không có giả định là người được hỏi trước đó có vấn đề sức khoẻ. + Câu hỏi 2 có giả định là người được hỏi trước đó có vấn đề về sức khoẻ. Bài tập 5: + Câu a : Bao giờ đứng ở đầu câu, hỏi về thời điểm của một hành động "Đi Hà Nội" sẽ diễn ra trong tương lai. + Câu b : bao giờ đứng ở cuối câu, hỏi về thời điểm của một hành động "đi Hà Nội" đã diễn ra trong quá khứ. + Câu "Mất bao giờ?" không thể viết lại là "Bao giờ mất", vì không biết trước được việc "mất". Bài tập 6: + Câu a đúng, vì không biết bao nhiêu kg ( đang phải hỏi) ta vẫn có thể cảm nhận được một vật nào đó nặng hay nhẹ ( nhờ bưng, vác). + Câu b sai, vì không biết giá cả như thế nào thì không thể nói món hàng đắt hay rẻ. 4. Củng cố: - Nêu đặc điểm hình thức và công dụng chính của câu nghi vấn? 5. Hướng dẫn về nhà. - Học ghi nhớ - Làm bài tập trong SBT NV 8. - Chuẩn bị bài: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh. Tiết 76 Ngày soạn: 02/ 01/ 2011 Ngày giảng: 6/ 01/ 2011 Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS : - Biết nhận dạng các đoạn văn thuyết minh. - Biết cách sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh cho hợp lí. B. Chuẩn bị: - GV : Giáo án. SGK, SGV - Học sinh: tìm hiểu SGK C. Tiến trình dạy học: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy Sĩ số Ghi chú 8A1 /30 8A2 /29 2. Kiểm tra: ? Thế nào là câu chủ đề trong đoạn văn? ? Nêu cách làm bài văn thuyết minh? 3. Bài mới: Để bài văn thuyết minh được rõ ràng, người đọc nắm được những kiến thức cơ bản về đối tượng, người viết phải biết cách xây dựng đoạn văn thuyết minh hợp lí. Ngữ liệu - Đọc đoạn văn trong SGK. ? Đoạn văn a gồm mấy câu? Câu chủ đề? Câu chủ đề có nhiệm vụ gì? ? Nhiệm vụ của các câu còn lại? ? Đoạn văn b có từ ngữ nào là từ ngữ chủ đề? ? Nêu cách sắp xếp các câu trong doạn văn? ? Qua tìm hiểu 2 đoạn văn, em rút ra được kết luận gì khi nhận dạng đoạn văn thuyết minh? - Đọc hai đoạn văn ở phần 2. ? Chỉ ra nhược điểm của mỗi đoạn và nêu cách sửa? ? Từ việc chỉ ra những nhược điểm và cách sửa 2 đoạn văn trên, em thấy cần phải chú ý điều gì khi viết đoạn văn thuyết minh? ? Viết đoạn mở bài, kết bài cho đề văn: Giới thiệu trường em. ? Cho chủ đề: Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Hãy viết thành một đoạn văn thuyết minh? I. Bài học: 1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh. - Đoạn văn là bộ phận của văn bản. Viết tốt đoạn văn góp phần viết tốt cả văn bản. - Đoạn văn a gồm 5 câu : + Câu 1 là câu chủ đề: Thế giới. thiếu nước sạch nghiêm trọng -> Giới thiệu khái quát về vấn đề thiếu nước sạch trên thế giới + Các câu sau bổ sung thông tin làm rõ ý câu chủ đề: Câu 2: thông tin về lượng nước ngọt ít ỏi. Câu 3: Cho biết lượng nước ấy bị ô nhiễm. Câu 4: Nêu sự thiếu nước ở các nuwocs thuộc thế giới thứ 3. Câu 5: dự báo năm 2003 : 2/3 dân số thế giới thiếu nước ngọt. - Đoạn (b) : + Từ ngữ chủ đề là Phạm Văn Đồng. + Các câu tiếp theo cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng theo lối liệt kê các hoạt động đã làm * Đoạn văn thuyết minh trình bày một ý lớn trong bài văn thuyết minh - Cách trình bày đoạn văn thuyết minh theo cách trình bày đoạn văn đã học. 2. Sửa lại đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn. a. Đoạn văn giới thiệu bút bi không rõ câu chủ đề, không theo 1 trình tự hợp lý, lộn xộn. -> Cần sửa lại : tách thành 2 đoạn Đoạn nói về cấu tạo gồm vỏ, ruột... Đoạn nói về cách sử dụng . b. Đoạn giới thiệu chiếc đèn bàn cũng lộn xộn, không theo trình tự hợp lý, câu (1) chưa gắn kết với các câu còn lại. -> Cách sửa: Nên tách thành 3 đoạn văn để giới thiệu chiếc đèn thì hợp lý hơn: Phần đèn: bóng, đui, dây điện, công tắc Phần chao đèn Phần đế đèn * Ghi nhớ: + Mỗi ý lớn viết thành 1 đoạn văn, không lẫn với đoạn văn khác. - Khi viết các đoạn văn, cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác. + Các ý trong đoạn văn nên sắp xếp theo thứ tự cấu tạo của sự vật, theo thứ tự nhận thức, theo thứ tự diễn biến sự việc trong thời gian trước sau hay theo thứ tự chính phụ. II. Luyện tập: Bài tập 1: - Tìm ý để viết 2 đoạn văn Mở bài và Kết bài. - Yêu cầu viết ngắn gọn. Ví dụ: - Mở bài : Nếu bạn có dịp đi qua Thanh Ba, xin mời bạn hãy ghé thăm trường tôi, trường THCS Võ Lao - một ngôi trường xinh xắn với hai dãy lớp học được bao bọc bởi những hàng cây xanh mát - Kết bài: Trường tôi như thế đó. Chúng tôi yêu quý vô cùng ngôi trường như yêu ngôi nhà của mình. Chắc chắn những kỉ niệm về trường sẽ theo suốt cuộc đời của mỗi chúng tôi. Bài tập 2: Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Người đã suốt đời nêu cao ngọn cờ độc lập và tự do cho dân tộc. Người đã đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân không phân chia tôn giáo, đảng phái, giới tính, già trẻ, miền xuôi, miền ngược dưới ngọn cờ đó. Người đã cùng đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng các đội quân xâm lược hùng mạnh giành độc lập, thống nhất trọn vẹn cho Tổ quốc. ( Hoặc: Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn luôn phấn đấu vượt qua bao gian khổ, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân...) 4. Củng cố: - Cách viết đoạn văn thuyết minh. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài, làm bài tập trong SBT. - Soạn : Quê hương. Duyệt giáo án, ngày 3/01/2011

File đính kèm:

  • docNgữ Văn 8 - Tuần 20.doc