Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 20 - Bùi Thị Hiền

GV: Trước thực tại chán ghét ấy, con hổ luôn nhớ về thời tự do vùng vẫy của mình nơi chốn giang sơn hùng vĩ của nó chúng ta cùng nhau tìm hiểu

 HS đọc đoạn 2 và 3

 ? Trong nỗi nhớ của con hổ, cảnh núi rừng được miêu tả như thế nào?

- cảnh sơn lâm: bóng cả, cây già.

- tiếng gió gào ngàn, giọng buồn hét núi.

- thét khúc trường ca dữ dội.

- bước chân dõng dạc đường hoàng.

? Em có nhận xét gì về cách dùng từ trong đoạn thơ trên?

 Dùng những động từ mạnh: gào, hét, thét : sử dụng hình ảnh hùng tráng: “tiếng gió gào ngàn”, “giọng nguồn hét núi”, “thét khúc trường ca dữ dội”

?Việc dùng từ ngữ như thế đã tạo hiệu quả nghệ thuật gì trong việc miêu tả chốn rừng núi?

 Cảnh rừng núi trở nên linh thiêng hùng vĩ vì cái vẻ hoang vu, bí ẩn của nó: quê hương của con hổ là chốn thảo hoa không tên, không tuổi, một xứ sở vô danh tôn thêm vẻ bí ẩn. Nơi ngự trị của con hổ là hang tối mịt mùng, lại thêm một vẻ bí ẩn, rùng rợn. Việc sử dụng hình ảnh tương phản giữa nơi giam cầm tù túng ở trên với cảnh núi rừng đại ngàn làm cho vùng rừng núi càng trở nên linh thiêng, bí ẩn hơn. Cái gì cũng lớn lao, phi thường mãnh liệt, dữ dội trước khi để chúa sơn lâm hiện ra. Một nền cảnh thật xứng với chúa sơn lâm.

? Trước nền phong cảnh ấy, chúa sơn lâm đã xuất hiện như thế nào?

- “ Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng - Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng vờn bóng âm thầm, lá gại cỏ sắc – Trong hang tối mắt thần khi đã quắc – Là khiến cho mọi vật đều im hơi.”

? Em có nhận xét gì về từ ngữ, nhịp điệu của những lời thơ miêu tả chúa tể của muôn loài?

· Từ ngữ gợi tả hình dáng, tính cách (bước chân dõng dạc, lượn tấm thân, vờn bóng, mắt thần đã quắc )

· Nhịp thơ ngắn, thay đổi

? Từ đó hình ảnh chúa tể của muôn loài được khắc hoạ mang vẻ đẹp như thế nào? (10đ)

 Vẻ đẹp mềm mại, uyển chuyển mà cứng cỏi của chúa sơn lâm.

 Vẻ đẹp của một chúa rừng, một vẻ đẹp mãnh liệt oai hùng thiêng liêng giữa thiên nhiên hoang dã.

 HS đọc khổ thơ 3

? Con hổ còn nhớ lại những kỉ niệm gì về chốn rừng xưa?

Còn đâu?

- những đêm vàng

- những ngày mưa

- những bình minh

- những chiều bộ trang tứ bình.

? Những kỉ niệm đó ở vào thời khắc nào?

 Đêm trăng, ngày mưa, bình minh, chiều tối bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Bốn cảnh, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ, tráng lệ với con hổ uy nghi làm chúa tể.

? Em có nhận xét gì về cảnh vật trong những thời điểm khác nhau đó?

 Như một bộ tranh tứ bình về cảnh giang sơn của chúa sơn lâm.

Những đêm vàng . hình ảnh ẩn dụ chỉ đêm trăng sáng, mọi vật như được nhuộm vàng, ánh trăng như tan chảy trong không gian Đó là thời hoàng kim tươi sáng thơ mộng. Con hổ mãn nguyện “say mồi đứng uống ánh trăng tan ”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc19 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 20 - Bùi Thị Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc, đe doạ Vd: Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Nhớ rừng ( LTL) ( Bộc lộ cảm xúc) Vd: Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? ( Câu nghi vấn diễn đạt hành động đe doạ) Gv gọi học sinh cho một số ví dụ về câu nghi vấn. Gv gợi dẫn hs tổng hợp kiến thức ? Vậy qua quá trình tìm hiểu em hãy cho biết câu nghi vấn là gì ? - Từ nghi vấn - Dùng để hỏi - Thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi Gv nhấn mạnh : câu nghi vấn thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi nhưng trong một số trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi thì các tác sử dụng dấu chấm, chấm lửng , chấm than để kết thúc câu . Vì vậy để xác định được câu nghi vấn chúng ta cần căn cứ vào mục đích phát ngôn trong câu Gv gọi học sinh đọc ghi nhớ/ sgk Hoạt động 2 Hướng dẫn HS làm bài tập GV: câu a và b có cá từ nghi vấn như “ có không, tại sao” nhưng cũng kết cấu chứa từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong một câu. Trong câu c, d thì nào (cũng) ai (cũng) là những từ phiếm định. VD: - Cái áo này có cũ (lắm) không? Đúng - Cái áo này đã mới (lắm) chưa? Sai I- Đặc điểm hình thức và chức năng chính: VD: _ Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không? _ Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? Hay là u thương chúng con đói quá? * Thể hiện ở dấu chấm hỏi Từ nghi vấn àMục đích: dùng để hỏi Ghi nhớ: SGK/trang 11 II- Luyện tập: 1- Xác định câu nghi vấn: a- Chi khất tiền sưa đến chiều mai phải không? (phải không) b- Tại sao con người lại phải khiếm tốn như thế? (Tại sao như thế?) c- Văn là gì?...chương là gì? (là gì?) d- “Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? (không?) Đùa trò gì? (gì?) Hừ hừ cái gì thế? (gì thế?) Chi Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả? (ấy hả?) 2- Xác định hình thức câu nghi vấn: - Có từ “hay” - Câu nghi vấn từ “hay” không thể thay thế bằng từ “hoặc” được. 3- Không, vì đó không phải là những câu nghi vấn. 4- Khác nhau: - Về hình thức: có không; đã chưa. - Về ý nghĩa: câu thứ hai có giả định là người được hỏi trước đó có vấn đề về sức khoẻ, nếu điều giả định này không đúng thì câu hỏi trở nên vô lý, còn câu hỏi thứ nhất không hề có giả định đó. 5- Khác nhau: - Về hình thức: thể hiện ở trật tự từ câu a “bao giờ” đứng đầu câu Câu b: “bao giờ” à cuối câu. - Về ý nghĩa: a- Hỏi về thời điểm của một hành động “ Đi Hà Nội” sẽ diễn ra trong tương lai b- Hỏi về thời điểm của một hành động “ đi hà nội “ đã diễn ra trong quá khứ 6- a: Đúng --. Vì không biết bao nhiêu không (đang phải hỏi) b: Sai à vì chưa biết giá bao nhiêu (đang phải hỏi) thì không thể nói món hàng đắt hay rẻ. 4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố : ? Câu nghi vấn là gì? - Từ nghi vấn , dùng để hỏi, thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi GDKNS: ? Trong cuộc sống chúng ta cĩ thường sử dụng câu nghi vấn khơng? Sử dụng như thế nào cho phù hợp? Trong cuộc sống chúng ta cĩ thường sử dụng câu nghi vấn đặc biệt là trong văn bản nghệ thuật gọi là câu hỏi tu từ Vd: Đâu những ngày mưa chuyển 4 phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? * Sử dụng cần phù hợp với hồn cảnh giao tiếp. 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà Đối với bài học ở tiết học này: Học thuộc ghi nhớ sgk/11 Hoàn thành các bài tập trong sgk Nắm được các đặc điểm và chức năng của câu nghi vấn, cách sử dụng các từ nghi vấn cho hợp lí Đối với bài học ở tiết học tiếp theo. Chuẩn bị câu nghi vấn 1.Tìm một số câu nghi vấn được sử dụng trong các tác phẩm văn học? Nêu tác dụng? 2. Tìm hiểu các chức năng : cầu khiến, bộc lộ cảm xúc,.. của câu nghi vấn? Cho ví dụ? 5. Rút kinh nghiệm VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH Tuần 20 - Tiết 76 ND: 4/1/12 1- MỤC TIÊU 1.1.Kiến thức: - Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh. - Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh. 1.2.Kĩ năng: - Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh. - Diễn đạt rõ ràng, chính xác. - Viết 1 đoạn văn thuyết minh có dộ dài 90 chữ. 1.3.Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩm thận, tỉ mỉ. 2. TRỌNG TÂM: Cách viết hoàn chỉnh 1 đoạn văn thuyết minh ngắn. 3 - CHUẨN BỊ: GV: Bài tập bổ trợ HS Chuẩn bi theo hướng dẫn của giáo viên. 4- TIẾN TRÌNH 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện :(Điểm danh). 4.2.Kiểm tra miệng: ? Văn bản thuyết minh là gì? 10đ ¨ Là văn bản dùng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng. ? Văn bản thuyết minh có tính chất gì? 10đ ¨ Tri thức chính xác, khách quan, hữu ích. ? Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì? 10đ ¨ Có tính chính xác rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn. 4.3. Bài mới: Giới thiệu bài: Gv khái quát kiến thức ở học kì I sau đó chuyển sang bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: ? Thế nào là đoạn văn? * Đoạn văn là bộ phận của bài văn. Viết tốt đoạn văn là điều kiện để làm tốt bài văn. Đoạn văn thường gồm hai câu trở lên, được sắp xếp theo một thứ tự nhất định. Bước 1: HS đọc đoạn văn a,b ? Đoạn văn a gồm mấy câu? Từ nào được nhắc lại trong các câu đó? Dụng ý? * Đoạn văn gồm 5 câu, từ nước được lặp lại nhiều lần . Là từ quan trọng nhất thể hiện chủ đề của đoạn văn. ? Tìm câu chủ đề trong đoạn? ? Từ ngữ chủ đề? ¨ Thiếu nước sạch. ? Đây có phải là đoạn văn miêu tả, kể chuyện, hay biểu cảm, nghị luận không? Vì sao? ? Tìm các câu giải thích, bổ sung cho chủ đề trên. ¨ Câu 2: Cung cấp thông tin về lượng nước ngọt ít ỏi. Câu 3: cho biết lượng nước ấy bị ô nhiễm. Câu 4: Nêu sự thiếu nước ở các nước trên thế giối thứ ba. Câu 5: Nêu dự báo đến năm 2025 thì 2/3 dân số thế giới thiếu nước. ? Em có nhận xét gì về vai trò của từng câu trong việc thể hiện và phát triển chủ đề? GV: Như vậy, các câu trên bổ sung thông tin làm rõ ý câu chủ đề câu nào cũng nói về nước. Bước 2: HS đọc đoạn văn b ? Đoạn văn gồm mấy câu ? Từ nào được nhắc lại trong các câu đó? ? Tìm câu chủ đề? ? Vai trò của các câu bổ sung cho câu chủ đề? Nhận xét và sửa lại đoạn văn thuyết minh về cây bút bi. Bước 1: Gọi học sinh đọc đoạn văn (a) ? Nếu giới thiệu cây bút bi thì giới thiệu như thế nào? àGiới thiệu cấu tạo: ruột, vỏ + Ruột: đầu bi, ống mực + Vỏ: ống nhựa(sắt) bọc ruột bút và làm cán bút ? Vậy đoạn văn này sai ở chỗ nào? àSai ở thứ tự trình bày các ý. ? Theo em thì nên viết lại như thế nào cho đúng? Tại sao? Yêu cầu học sinh viết bố cục ngắn gọn ra giấy trong Bước 2: HS sửa lại đoạn văn trên. ? Nếu giới thiệu cây bút bi thì nên giới thiệu thế nào? ¨ Nên tách đoạn à có thể giới thiệu thành các phần. ? Đoạn văn trên nên tách đoạn và mỗi đoạn viết lại thế nào? Gọi học sinh đọc đoạn văn b ? Nhược điểm của đoạn văn, những chỗ không hợp lý? (về bố cục) ? Nên giới thiệu đèn bàn bằng phương pháp nào? Từ đó nên tách làm mấy đoạn? àPhương pháp nêu cấu tạo, có 3 phần: + Phần đèn: đèn, đui đèn, dây điện, công tắc. + Phần chao đèn. + Phần đế đèn. Giáo viên cho học sinh lập dàn bài vào vở GV tổng hợp à HS đọc Ghi nhớ Hoạt động 2 Hướng dẫn HS luyện tập HS làm bài tập 1 ở lớp I- Đoạn văn trong văn bản thuyết minh: 1- Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh: a- Câu chủ đề: câu 1 - Là đoạn văn thuyết minh vì cả đoạn văn nhằm giới thiệu vấn đề thiếu nước ngọt trên thế giới hiện nay à Các câu bổ sung thông tin làm rõ chủ đề b- Từ ngữ chủ đề Phạm văn Đồng à các câu tiếp theo cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng theo lối liệt kê các hoạt động đã làm 2- Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn. a- Cấu tạo cây bút bi VD: - Ruột bút bi gồm: đầu bút bi và ống mực. - Vỏ: gồm ống nhựa hặc sắt để bọc ruột bút bi và làm cán viết. b- Chiếc đèn bàn: Đoạn văn có bố ục chưa hợp lý. à Giới thiệu đèn bàn theo thứ tự từ: đế đèn, thân đèn à bóng đèn, đui đèn, dây điện, công tắc. Ghi nhớ: SGK/trang 15 II- Luyện tập Giới thiệu trường em. VD: Mở bài: Trường em làm một ngôi trường khang trang, sạch đẹp thuộc địa bàn Thị Trấn. Kết kài: luôn nhớ về hình ảnh ngôi trường HS đọc lại Ghi nhớ à GV khắc sâu ý trọng tâm. 4.4-Câu hỏi, bài tập củng cố: ? Thế nào là đoạn văn ? Khi viết đoạn văn thuyết minh cần chú ý điều gì? - Xác định các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn - Trình bày các ý chủ đề, tránh lẫn ý các đoạn văn khác. - Các ý sắp xếp phù hợp 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học Đối với bài học ở tiết học này: Thuộc Ghi nhớ Nắm chắc yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh Làm bài tập còn lại và viết lại bài tập 1 Chú ý sắp xếp ý, cách dùng từ đặt câu Đối với bài học ở tiết học tiếp theo. Chuẩn bị thuyết minh về một phương pháp 1. Giới thiệu về một phương pháp 2. Đọc kĩ ví dụ a,b/24,25 trả lời các câu hỏi trong sgk 5. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGiao an ngu van 8 tuan 19.doc