Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 10 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Hệ thống hóa và khắc sâu kiến thức cơ bản về các văn bản truyện ký Việt Nam hiện đại đã học ở học kỳ 1.

 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức

 - Sự giống và khác nhau cơ bản của các truyện ký đã học về các phương diện, thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật

- Những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của từng văn bản.

- Đặc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện.

 2. Kỹ năng :

 - Khái quát , hệ thống hoá và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.

 - Cảm thụ nét riêng, độc đáo của tác phẩm đã học.

 3. Thái độ

 III.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

Bảng thống kê.

IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định:

 2. Bài cũ: Kiểm tra trong tiết ôn tập

 

doc11 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 10 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Lý Thường Kiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Minh họa: bằng hình ảnh, băng hình về nguy cơ sử dụng bao bì ni lông. - Viết sáng tạo về việc sử dụng bao bì ni lông và ý thức bảo vệ môi trường. - Động não :Suy nghĩ rút ra những bài học thiết thực về việc sử dụng bao bì ni lông và ý nghĩa của ngày Trái đất năm 2000. V.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : -Hình ảnh về bao bì ni lông. VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Không kiểm tra 3.Bài mới : GV giới thiệu bài mới. Bảo vệ môi trường sống quanh ta, đang bị ô nhiểm nặng nề là nhiệm vụ của xã hội. Một trong những việc làm cụ thể và cần thiết hằng ngày là hạn chế thấp nhất đến mức không dùng các loại bao bì bằng ni lông. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung Nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản ? ? Dựa vào việc soạn bài ở nhà hãy cho biết văn bản này thuộc kiểu văn bản gì? HS: Trình bày ? Kể tên các văn bản nhật dụng mà em đã học? HS: Tự trình bày. ? Văn bản này thuyết minh về vấn đề gì ? * HOẠT ĐỘNG 2:Tìm hiểu văn bản HS: Đọc các từ khó trong chú thích ? Văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần? HS: Thảo luận 3p, trả lời. GV: Nhận xét, chốt. ? Đọc thầm phần 1 và cho biết có những thông tin nào được thông báo trong đoạn văn này? HS : Dựa sgk, trả lời. GV : Chốt chi tiết ghi bảng. ? Việt Nam tham gia ngày Trái đất với chủ đề nào? Tại sao ? HS : Tự bộc lộ GV: Chốt ý ghi bảng. ? Từ đó em thu nhận được nội dung quan trọng nào được nêu trong phần đầu vb ? ? Vì đặc tính gì mà bao nylon có thể gây hại cho môi trường ? ? Ngoài gây nguy hại môi trường, theo em bao nylon còn có những tác hại nào ? HS: Thảo luận 2P GV: Nhận xét, chốt. * Giáo viên dẫn chứng : Hằng năm có 100.000 con chim, con thú biển chết do nuốt phả túi ni lông - Không ít người trong ngày 23 tết, đã vứt quá nhiều túi ni lông thả cá chép xuống hồ, sông. ? Xử lí nylon là một vấn đè nan giải nên các biện pháp đề xuất chưa triệt để . Em hãy giải thích vì sao ? HS: Thảo luận 2P GV: Nhận xét, chốt. ? những giải pháp nào để hạn chế sử dụng bao ni lông? ? Thế giới đã có lời kêu gọi như thế nào? ? Tại sao nhiệm vụ chung được nêu trước , hành động cụ thể nêu sau ? - Nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường trái đất là nhiệm vụ to lớn, thường xuyên, lâu dài - Còn việc hạn chế dùng bao bì ni lông là công việc trước mắt ? Nêu tác dụng của cách thuyết minh này ? - Vừa mang tính khoa học, vừa mang tính thực tiễn, sáng rõ, ngắn gọn, nên dễ hiểu, dễ nhớ. * HOẠT ĐỘNG 3:Tổng kết ? Về phương thức biểu đạt thì văn bản này có điểm gì ? ? Hãy cho biết hình thức và ý nghĩa văn bản. HS:Suy nghĩ, trả lời. GV: Nhận xét, chốt. I. TÌM HIỂU CHUNG -Hoàn cảnh ra đời văn bản : ngày 22/4/2000 nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất - Kiểu văn bản nhật dụng thuyết minh một vấn đề xã hội:Bảo vệ môi trường. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc và tìm hiểu từ khó. / SGK 2. Bố cục: 3 phần - Phần 1 : Từ đầu Từng khu vực ( Sơ lược nguồn gốc và nguyên nhân sự ra đời của Ngày trái đất ) - Phần 2 :Tiếp theo ..môi trường ( Tác hại và biện pháp sử dụng bao ni lông ) - Phần 3 :Còn lại: ( Lời kêu gọi động viên mọi người tích cực tham gia bảo vệ môi trường ) 3. Tìm hiểu văn bản. a. Thông báo về ngày trái đất - Ngày 22 /4 hằng năm là ngày Trái đất chủ đề bảo vệ môi trường , có 141 nước tham dự, năm 2000 VN tham gia chủ đề “ một ngày không sử dụng bao ni lông” => Thế giới rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, Việt Nam cùng hành động . b. Tác hại của việc dùng bao bì ni lông và những biện pháp hạn chế sử dụng chúng * Tác hại - Tính không phân huỷ của plastic - Lẫn vào đất, xuống cống rãnh, trôi ra biển, đốt. - Đựng thực phẩm =>Nguyên nhân gây ung thư phổi. => Dùng bao bì ni lông bừa bãi có hại cho sự trong sạch của môi trường sông và cho sức khoẻ con người. * Biện pháp - Hạn chế tối đa dùng bao ni lông - Sử dụng các túi đựng không phải bằng ni lông. - Thông báo tác hại của sử dụng bao ni lông cho mọi người. c. Kiến nghị về việc bảo vệ môi trường Trái Đất - Nhiệm vụ to lớn của chúng ta là bảo vệ trái đất khỏi nguy cơ ô nhiễm, là nhiệm vụ to lớn, thường xuyên, lâu dài. - Hành động cụ thể của chúng ta “ một ngày không dùng bao bì ni lông” 4.Tổng kết. * Hình thức. - Văn bản giải thích rất đơn giản, sáng tỏ tác hại của việc dùng bao bì ni lông, và lợi ích việc giảm bớt chất thải ni lông. - Ngôn ngữ diễn đạt sáng rõ, chính xác, thuyết phục. * Ý nghĩa văn bản. - Nhận thức về tác dụng của một hành động nhỏ, có tính khả thi trong việc bảo vệ môi trường trái đất. * Ghi nhớ / sgk 4.CỦNG CỐ :GV nhắc lại nội dung bài học. 5. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC. * Bài học : - Học thuộc ghi nhớ - Sưu tầm tranh, ảnh, tài liệu nói về tác hại của việc dùng bao ni lông và những vấn đề khác của rác thải sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường. * Bài soạn: - Soạn bài : “ Nói giảm nói tránh ” ************************************** Ngày soạn : 16/10/2011 Ngày dạy : 20/10/2011 TUẦN 10 TIẾT 40 Tiếng việt NÓI GIẢM NÓI TRÁNH I MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được khái niệm, tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh. - Biết sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức : - Khái niệm nói giảm nói tránh - Tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh. 2. Kỹ năng : - Phân biệt nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật - Sử dụng nói giảm nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã, lịch sự. 3. Thái độ : - Có ý thức rút ra những bài học thiết thực về cách sử dụng phép tu từ nói giảm , nói tránh III. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI : -Ra quyết định sử dụng phép tu từ nói quá và cách sử dụng. -Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những kinh nghiệm về cách sử dụng phép tu từ nói giảm , nói tránh. IV.CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG -Phân tích các tình huống mẫu để nhận ra phép tu từ nói giảm , nói tránh và giá trị, tác dụng của việc sử dụng chúng. -Động não, suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách sử dụng phép tu từ nói giảm , nói tránh -Thực hành có hướng dẫn : viết câu/ đoạn văn có sử dụng phép tu từ nói giảm , nói tránh V.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là nói quá ? Tác dụng ? (5 điểm )Cho vd ?( 5 điểm ) ?Đáp án : Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ , quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm (5 điểm ) -HS lấy được ví dụ đúng ( 5 điểm ) 3.Bài mới : GV giới thiệu bài mới. Từ lớp 6 đến nay, các em đã được học những phép tu từ nào ? ( so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, nói quá ...) . Vậy hôm nay, cô giới thiệu thêm cho các em một phép tu từ nữa đó là Nói giảm nói tránh . HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh Học sinh đọc các đoạn trích SGK. ? Những cụm từ “đi gặp cụ khác”, “đi”, “chẳng còn” có ý nghĩa gì ? ? Tại sao người viết, người nói lại dùng những cách diễn đạt đó ? HS:Suy nghĩ, thảo luận nhóm 2p, trả lời. GV: Nhận xét, chốt. ? Hãy tìm thêm những cách nói giảm nói tránh khi nói về cái chết ? ( Bỏ mạng , qui tiên , từ trần ..) - Gọi hs đọc vd 4,5, ? Vì sao trong câu văn này tác giả lại dùng từ “ bầu sữa” mà không dùng từ khác ? ? So sánh cách nói sau và cho biết cách nói nào nhẹ nhàng hơn , tế nhị hơn đối với người nghe? HS:Suy nghĩ, trả lời. GV: Nhận xét - Cách nói thứ 2 tế nhị hơn, nhẹ nhàng hơn đối với người nghe - Cách nói 1 : căng thẳng , nặng nề ? Qua phân tích , em hiểu thế nào là nói giảm nói tránh ? HS: Đọc ghi nhớ sgk ? Trong nói viết chúng ta sử dụng phép tu từ này có tác dụng gì ? ( ghi nhớ sgk) GV: Liên hệ . Trong tác phẩm lão Hạc: Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ! + Đi đời – giết thịt - Trong những trường hợp cần thiết phải bộc lộ tư tưởng, quan điểm của mình thì nên nói thẳng hoặc khi phải trình bày tường thuật một vấn đề gì đó thì cần nói đúng sự thật * Chú ý : Nói giảm nói tránh có nhiều cách nói + Dùng các từ đồng nghĩa + Dùng cách nói phủ định từ trái nghĩa : Anh ấy hát dở – anh ấy hát chưa được hay lắm + Dùng cách nói vòng : Em còn học kém lắm – em cần cố gắng nhiều hơn + Nói trống ( nói tĩnh lược) ông ấy sắp chết – ông ấy chỉ nay mai thôi * HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập ? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ? HS:Suy nghĩ, thảo luận nhóm 2p, lên bảng làm. GV: Nhận xét, sửa bài. ? Bài tập 2 yêu cầu điều gì ? HS:Suy nghĩ, thảo luận nhóm 2p, lên bảng làm. GV: Nhận xét, sửa bài. Bài 3 :HS làm theo mẫu I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Nói giảm nói tránh tác dụng của nói giảm nói tránh a. Vd 1 - Đi gặp các cụ Các.... - Bác đã đi rồi sao Bác ơi! Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời -Lượng-con ông Độ đây mà.. bố mẹ chẳng còn. => Cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác quá đau buồn ghê sợ, nặng nề b. Vd 2 - Bầu sữa: Tránh thô tục, thiếu lịch sư => Nói giảm nói tránh - Con dạo này không được chăm chỉ lắm! => Cách nói tế nhị. 2. Kết luận: Ghi nhớ sgk /108 II. LUYỆN TẬP Bài 1 : Điền các từ n gữ nói giảm,nói tránh vào chỗ trống thích hợp . Đi nghỉ d) Có tuổi Chia tay nhau đ) Đi bước nữa Khiếm thị Bài 2 : Các câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh - Anh nên hoà nhã với bạn bè! - Anh không nên ở đây nữa ! - Xin đừng hút thuốc trong phòng ! - Nó nói như thế là thiếu thiện chí. - Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi . Bài 3 : Làm theo mẫu - Bài thơ của anh dở lắm ® bài thơ của anh chưa được hay lắm! - Cái áo bạn may xấu quá –> cái áo bạn may chưa được đẹp lắm - Bạn học kém quá –>bạn học chưa được tốt 4.CỦNG CỐ : GV nhắc lại nội dung bài học 5. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC. * Bài học :- Học thuộc ghi nhớ - Phân tích tác dụng của các biện pháp nói giảm, nói tránh trong một đoạn văn cụ thể. * Bài soạn:- Chuẩn bị tiết sau : “ Kiểm tra văn ” ***********************************************

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 8 tu T10 THCS Ly Thuong Kiet An Giang.doc