Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 31 - Năm học 2013-2014 - Trần Thị Thắng

Câu 1: Vai xã hội trong hội thoại là gì?

A. Vị thế của những người tham gia hội thoại

B. Quan hệ thân – sơ của những người tham gia hội thoại

C. Quan hệ ngang hàng của những người tham gia hội thoại

D. Cách thức xưng hô của những người tham gia hội thoại

Câu 2: Trong các câu sau, câu nào thực hiện hành động hứa hẹn?

A. Người thuê viết nay đâu? B. Cá ơi, giúp tôi với!

C. Ông lão ơi, đừng băn khoăn nữa D. Mụ ấy đòi một cái máng lợn ăn mới.

Câu 3: Khi hội thoại với người có vai xã hội là bề trên ta cần có thái độ ứng xử như thế nào ?

A. Kính trọng B. Ngưỡng mộ C. Thân mật D. Khách sáo.

Câu 4: Câu nào thực hiện hành động điều khiển ?

A. Cá ơi, giúp tôi với! B. Mụ ấy đòi một cái máng lợn ăn mới.

C. Cái máng nhà tôi đã sứt mẻ rồi. D. Chị khất tiền sưu đến chiều nay phải không ?

Câu 5: Dòng nào có câu phủ định?

A. Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ B. Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị.

C. Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa. D. Nơi ta không còn được thấy bao giờ.

Câu 6 : Tìm câu cảm thán có kết cấu đảo ngữ ?

A. Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi !

B. Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều

 Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu!

C. Thôi rồi, Lượm ơi !

D. Trời sao mà ấm áp thế, trong trẻo đến thế !.

 

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 31 - Năm học 2013-2014 - Trần Thị Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
than phiền.. - Hành động điều khiển: mời, yêu cầu, ra lệnh, khuyên 1.0 điểm 2.0 điểm 2 Hình thức: - Trình bày theo đúng cấu trúc một đoạn văn, đúng chủ đề. - Trình bày sạch đẹp, rõ ràng, dùng dấu gạch ngang trước lời hội thoại Nội dung: - Trình bày theo đúng phương thức và chủ đề đã cho. - Lời văn trong sáng, nêu bật được nội dung chủ đề. 1.0 điểm 3.0 điểm Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng khi chấm bài. Trong quá trình chấm, gv chấm linh động căn cứ vào bài làm cụ thể để ghi điểm và tôn trọng sự sáng tạo của hs. 3 Bài mới : Trong quá trình diễn đạt, để lời văn có hiệu quả nhất định, người viết không chỉ chú ý đến việc dùng từ đặt câu nữa mà việc sắp xếp trật tự của từ ngữ cũng có hiệu quả không nhỏ. Hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách sắp xếp trật tự từ trong một số bài cụ thể để rút ra bài học cho mình. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI DẠY TÌM HIỂU CHUNG GV gọi một học sinh đọc đoạn trích trong sách giáo khoa. Chú ý câu in đậm (Có thể đọc ở bảng phụ của giáo viên ) Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo các cách nào mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu ? * HS làm ra nháp, GV gọi từng em trình bày bài. ? Ta có thể chấp nhận được bao nhiêu cách sắp xếp trật tự từ ? * Thảo luận: So sánh những cách sắp xếp mới, vì sao tác giả lại chọn trật tự từ như trong đoạn trích? (Tạo tính liên kết chặt chẽ giữa các câu, nhấn mạnh sự hung hãn của cai lệ.) ? Hiệu quả diễn đạt của các cách sắp xếp trật tự từ có giống nhau không ? ? Em rút được kinh nghiệm gì trong việc đặt câu ? * Gọi học sinh đọc lại ghi nhớ 1. GV gọi một em đọc đoạn trích của Thép Mới trên bảng phụ và theo dõi đoạn văn của Ngô Tất Tố. Tìm hiểu trật tự từ trong những bộ phận câu in đậm của ví dụ 1A, 1B thể hiện điều gì ? So sánh tác dụng của những cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận câu in đậm của Thép Mới và các đoạn khác. * Thảo luận theo cặp Qua tìm hiểu, em hãy rút ra nhận xét về tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu ? * Hai em đọc lại ghi nhớ 2 LUYỆN TẬP GV nêu yêu cầu cụ thể của bài tập, gợi ý giúp học sinh giải quyết. Bài 2: GV hướng dẫn HS làm bài Đoạn văn: Nội dung: Phân tích nỗi nhớ của tác giả khi xa quê hương + Hình ảnh quê hương: cuộc sống lao động, màu nước xanh, cá bạc, cánh buồm... Đặc biệt nhớ hương vị quê nhà “cái mùi nồng mặn” của muối biển, cá biển chỉ có làng chài mới có + Hình thức: Đoạn văn có một câu văn mà các từ được sắp xếp theo mức độ tăng dần của cảm xúc Gv sửa đoạn viết của HS HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Gv hướng dẫn HS một số nội dung tự học I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Nhận xét chung: a. Phân tích ví dụ: *Ví dụ 1 : Đoạn văn trích của Ngô Tất Tố . -> Có thể có các cách sắp xếp mới : - Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng xái cũ. - Cai lệ thét bằng giọng xái cũ, gõ đầu roi xuống đất . - Bằng giọng khàn khàn của cũ , cai lệ gõ đầu roi xuống đất. - Bằng giọng khàn khàn của cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét. - Bằng giọng khàn khàn của cũ, gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét. - Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọngcũ , cai lệ thét. b. Ghi nhớ : Sgk . 2. Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ: a. Phân tích ví dụ Ví dụ 2 : 1 A. Đều thể hiện thứ tự trước sau của các hành động . 1 B. + Thể hiện thứ bậc cao thấp của các nhân vật, sự xuất hiện thứ tự của các nhân vật . + Ứng với: Cai lệ mang roi song, người nhà lí trưởng mang tay thước và dây thừng ... 2A. Cách viết của Nguyễn Thiếp có hiệu quả diễn đạt cao hơn, có nhịp điệu hơn, hài hòa về ngữ âm hơn. b. Ghi nhớ : Sgk II. LUYỆN TẬP: Bài 1/113: Lý do sắp xếp trật tự từ của các tác giả a, Cụm từ trong câu văn của Bác Hồ: Kể tên các vị anh hùng dân tộc theo sự xuất hiện của các vị ấy trong lịch sử b, Câu “Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!”: Đặt cụm từ đẹp vô cùng trước hô ngữ Tổ quốc ta ơi để nhấn mạnh cái đẹp của non sông mới được giải phóng. - Cụm từ hò ô tiếng hát: Đảo hò ô lên trước để vấn với sông Lô (vần lưng), tạo cảm giác kéo dài, thể hien mênh mông của sông nước, đồng thời cũng đảm bảo cho câu thơ bắt vần với câu trước (vần chân : ngát-hát). Như vậy ở đây, trật từ từ đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm cho lời thơ. c, Câu văn của Nguyễn Công Hoan: lặp lại các từ và cụm từ mật thám, đội con gái ở hai đầu hai vế câu là để liên kết chặt chẽ câu ấy với câu đứng trước. Bài 2: Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! Quê hương – Tế Hanh Câu thơ in đậm nếu thay đổi trật tự từ thì nội dung, giá trị của câu có gì thay đổi? Viết đoạn văn khoảng 10 câu phân tích nỗi nhớ của nhà thơ với quê hương khi xa quê. Trong đoạn văn có một trật tự từ được sắp xếp để thể hiện mức độ tăng dần của cảm xúc. - Tạo sự hài hòa về ngữ âm, nếu thay đổi trật tự từ sẽ mất đi điều đó III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: * Bài cũ: Giải thích cách sắp xếp trật tự từ trong một số câu văn, câu thơ cụ thể. * Bài mới: Chuẩn bị Luyện tập đưa yếu tố miêu tả, tự sự vào văn nghị luận E. RÚT KINH NGHIỆM: Tuần: 31 Ngày soạn: 29/03/2014 Tiết PPCT: 120 Ngày dạy: 03/04/2014 LUYỆN TẬP ĐƯA CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 7 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Củng cố những hiểu biết về tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận và tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào văn nghị luận. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức - Hệ thống kiến thức về văn nghị luận. - Tầm quan trọng của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận. 2. Kỹ năng : Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận. Xác định và lập hệ thống luận điểm cho bài văn nghị luận.Biết chọn các yếu tố tự sự và miêu tả cần thiết và biết cách đưa các yếu tố đó vào bài văn nghị luận một cách thuần thục hơn. 3.Thái độ: Có ý thức xây dựng đoạn văn, bài văn nghị luận có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả. C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 2. Bài cũ:  Ý nghĩa của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận? Yêu cầu khi đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận? 3. Bài mới :Từ việc kiểm tra bài cũ, GV dẫn dắt vào bài: ở tiết trước ta đã tìm hiểu về vai trò và cách đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào bài nghị luận. Hôm nay tiếp tục với chủi đề ấy, ta sẽ thực hành luyện tập. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI DẠY Hs đọc đề bài ? Em sẽ làm như thế nào nếu gặp phải một đề bài như thế ? ? Trong sgk có 5 luận điểm, ta nên đưa vào bài những luận điểm nào ? Hs: Phần lớn nội dung trắc nghiệm trong sgk đưa ra phù hợp với nhu cầu giải quyết vấn đề, do đó, có thể dùng làm luận điểm của bài văn. Tuy nhiên trong những câu trắc nghiệm ghi trong Sgk cũng có nội dung không phù hợp với yêu cầu của đề bài như mục (d), vì thế không thể dùng làm luận điểm. ? Hãy nêu yêu cầu về sắp xếp luận điểm ? Hãy sắp xếp luận điểm trên sao cho hợp lí Hs: 1 a, Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản gị, lành mạnh như trước nữa. 2 c, Các bạn lầm tưởng rằng cách ăn mặc như thế sẽ làm cho mình trở thành người “văn minh”, “sành điệu” 3 e, Việc ăn mặc cần phù hợp với thời đại nhưng cũng phải phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, với lứa tuổi, với hoàn cảnh sống và nói lên phẩm chất tốt đẹp của con người. 4b, Việc chạy theo các “mốt” ăn mặc như thế làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập và gây tốn kém cho cha mẹ 5 Kết luận: Các bạn cần thay đổi lại trang phục cho lành mạnh, đứng đắn Hs đọc luận điểm a, b ? Hãy nhận xét về việc đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào luận điểm a,b? Gv: Hãy viết một đoạn văn nghị luận cho luận điểm a, trong đó phải có 2-3 câu miêu tả và tự sự ? - Hs làm và đọc, nhận xét cho nhau. ? Những yếu tố miêu tả, tự sự ấy có giúp cho sự nghị luận được rõ ràng, cụ thể sinh động hơn không ? ? Từ việc xem xét các câu văn đó, em học tập được gì và rút ra được những kinh nghiệm gì về đưa yếu tố miêu tả và tự sự vào văn nghị luận ? Hs: Rút ra kinh nghiệm. Gv hướng dẫn Hs viết I. Đề bài : “Trang phục và văn hoá” 1. Định hướng làm bài Một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không phù hợp vơi lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh của gia đình. Em viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn. 2. Xác lập luận điểm - Loại bỏ luận điểm d 3. Sắp xếp luận điểm ( Hướng dẫn bài TLV số 7) * Mở bài: Trang phục và văn hóa gắn bó mật thiết với nhau. Trang phục thể hiện văn hóa của con người. * Thân bài: - Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện văn hoá của con người nói chung, của hs nhà trường nói riêng. - Một trang phục làm theo kiểu cách, hình thức mới nhất, hiện đại, tân tiến nhất. Mốt thể hiện trình độ phát triển và đổi mới của trang phục. Trang phục theo mốt thời đại, do vậy chứng tỏ một phần của con người hiểu biết, lịch sự, có văn hóa. - Nhưng chạy đua theo một trang phục nói chung, trong nhà trường nói riêng lại là vấn đề cần xem xét lại, cần bàn kĩ lưỡng. - Gầy đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản gị,lành mạnh như trước nữa. - Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như thế sẽ làm cho mình trở thành người “văn minh”, “sành điệu” - Việc ăn mặc cần phù hợp với thời đại nhưng cũng phải phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, với lứa tuổi, với hoàn cảnh sống và nói lên phẩm chất tốt đẹp của con người. - Việc chạy theo các “mốt” ăn mặc như thế làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập và gây tốn kém cho cha mẹ - Các bạn cần thay đổi lại trang phục cho lành mạnh, đứng đắn *Kết bài: Tự nhận xét về trang phục của bản thân và nêu hướng phấn đấu. Lời khuyên các bạn đang chạy theo mốt nên suy nghĩ lại 4. Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả - Tự sự dùng để kể về quan điểm, cách đua đòi của một số ban, chuyện mặc lễ phục của Giuốc - đanh. - Miêu tả dùng để tả quần áo, tóc tai. 5. Viết đoạn văn: E. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docGiao an ngu van 8 tuan 31.doc