Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 121: Cổng làng - Năm học 2013-2014 - Bàng Bá Lân

1. Kiến thức :

 - Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản "Cổng làng"của Bàng Bá Lân.

 - Hiểu được tình yêu quê hương của nhà thơ Bàng Bá Lân. Đồng thời cũng thấy được nét riêng trong xúc cảm khi viết về đồng quê xứ Bắc của tác giả so với những nhà thơ cùng thời( Anh Thơ, Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ)

 2. Thái độ : Có tình cảm yêu quý các nhà thơ quê hương Hà Nam, lòng say mê tìm hiểu các tác phẩm viết về con người Hà Nam, quê hương Hà Nam cũng như tâm hồn, cốt cách cao quý của các nhà văn, nhà thơ Hà Nam được thể hiện qua các tác phẩm văn, thơ.

3. Kỹ Năng :

 - Rèn kỹ năng cảm thụ các tác phẩm thơ.

 - Biết sưu tầm và tìm hiểu về con người, quê hương Hà Nam thông qua các tác phẩm văn học

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 3081 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 121: Cổng làng - Năm học 2013-2014 - Bàng Bá Lân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 121 : CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần Văn) Văn bản : Cổng làng - Bàng Bá Lân - A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : 1. Kiến thức : - Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản "Cổng làng"của Bàng Bá Lân. - Hiểu được tình yêu quê hương của nhà thơ Bàng Bá Lân. Đồng thời cũng thấy được nét riêng trong xúc cảm khi viết về đồng quê xứ Bắc của tác giả so với những nhà thơ cùng thời( Anh Thơ, Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ) 2. Thái độ : Có tình cảm yêu quý các nhà thơ quê hương Hà Nam, lòng say mê tìm hiểu các tác phẩm viết về con người Hà Nam, quê hương Hà Nam cũng như tâm hồn, cốt cách cao quý của các nhà văn, nhà thơ Hà Nam được thể hiện qua các tác phẩm văn, thơ. 3. Kỹ Năng : - Rèn kỹ năng cảm thụ các tác phẩm thơ. - Biết sưu tầm và tìm hiểu về con người, quê hương Hà Nam thông qua các tác phẩm văn học B. CHUẨN BỊ: - GV: - Đọc kỹ tài liệu Ngữ văn địa phương Hà Nam, soạn giáo án, đọc thêm về tác giả, tác phẩm của Bàng Bá Lân và các nhà thơ viết về đề tài đồng quê cùng thời. - HS: Chuẩn bị SGK theo Tài liệu địa phương Ngữ văn Hà Nam, soạn bài mới. C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức : 2. Bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà. 3. Bài mới: GV : “Cổng làng” của Bàng Bá Lân cuốn hút người đọc một cách kỳ lạ, nhẹ nhàng êm dịu mà đằm thắm, thiết tha, nhất là đối với những người đã ít nhiều năm từng sống ở các làng quê xứ Bắc Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt GV hướng dẫn HS tìm hiểu nhà thơ Bàng Bá Lân trong phần chú thích(*) – sách TLĐP văn Hà Nam/27 ? Giới thiệu những nét chính về nhà thơ Bàng Bá Lân ? * GV giới thiệu thêm về BBL : Trong “Thi nhân Việt Nam, 1932-1941”, Hoài Thanh và Hoài Chân nhận xét về thơ đồng quê xứ Bắc: “Nguyễn Bính nhà quê hơn cả nên chỉ ưa sống trong tình quê mà ít để ý đến cảnh quê. Anh Thơ là một người thành thị đi du ngoạn, nên chỉ thấy cảnh quê. Bàng Bá Lân gần Anh Thơ hơn gần Nguyễn Bính. Bàng Bá Lân cũng ít sống trong tình quê. Nhưng người hiểu cảnh quê hơn Anh Thơ; hiểu hơn vì mến hơn. Thơ Bàng Bá Lân và “Bức tranh quê” đều là những bông hoa khả ái từ xa mới đưa về, nhưng bông hoa Bàng Bá Lân ra chiều đã thuộc thủy thổ hơn. Cho nên sắc hương nó cũng khác”. Đúng vậy. Có lẽ sắc hương đồng quê trong thơ Bàng Bá Lân đọng lại tinh túy nhất là bài “Cổng làng”, in trong tập “Tiếng sáo diều” ? Nêu xuất xứ của bài thơ ? GV : Bài thơ được Hoài Thanh, Hoài Chân tuyển chọn trong cuốn “Thi nhân Việt Nam” nổi tiếng 1941. -GV hướng dẫn HS đọc : Giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết, lắng đọng qua một số hình ảnh thơ đặc sắc và trong khổ cuối bài. ? Qua phần tìm hiểu bài, soạn bài ở nhà, theo em bài thơ có thể chia thành mấy phần ? Nội dung từng phần ? GV : Lưu ý có thể chia theo 2 phần : + 5 khổ đầu : Cảnh quê + khổ cuối : Tình quê GV : Bàng Bá Lân coi trọng cảnh quê, còn tình quê thì chỉ biểu hiện một cách kín đáo. Nhưng đến khổ cuối của bài thơ, thi sĩ không kìm nén được cảm xúc yêu mến làng quê, tha thiết nhớ những kỷ niệm, qua cái cổng làng đã từng gắn bó một thời GV : Đầu tiên là cảnh cổng làng lúc chiều hôm. ? Cảnh sắc đất trời làng quê được nhà thơ miêu tả qua những hình ảnh nào ? - Hình ảnh : gió hiu hiu, mây vàng, đồng quê, con đường làng,=> đẹp, êm ả, bình yên, thân quen với mỗi người. ? Cảnh cổng làng trong khổ 2 được tác giả lựa chọn thời điểm nào ? ? Bức tranh bình minh nơi đây được nhà thơ cảm nhận như thế nào ? Hình ảnh, màu sắc, âm thanh, cách ngắt nhịp câu thơ,? GV : Hai câu thơ “Cổng làng rộng mở. Ồn ào/ Nông phu lững thững đi vào nắng mai”: Câu “lục” được ngắt nhịp bất ngờ, tách riêng “Ồn ào” thành một câu đặc biệt, gợi mở niềm vui một ngày mới và sự náo nhiệt nơi cổng làng buổi sáng tinh mơ; đồng thời làm ta nhớ tới cách ngắt nhịp độc đáo và mới mẻ trong hai câu tuyệt bút của thi sĩ tài danh Thế Lữ: “Trời cao xanh ngắt. Ô kìa/ Hai con hạc trắng bay về Bồng lai” (“Tiếng sáo thiên thai”). ? Khổ thơ thứ 3, tác giả dẫn chũng ta bước tới cổng làng vào thời điểm nào ? ? Trong khổ thơ này em nhận thấy thi sĩ BBL có sự quan sát như thế nào ? ? Điều đó được chứng minh qua từ ngữ gợi tả và hình ảnh nào đặc biệt ? GV : Không gian nơi cổng làng còn được nhà thơ phác họa khéo léo qua những nét biến đổi thời gian theo mùa vụ. ? Nêu cảm nhận về khổ thơ 5 ? ? Ở khổ 6, cổng làng được nhà thơ miêu tả như thế nào qua ngày mùa, mùa đông, mùa xuân ? GV : Cổng làng lướt nhanh qua vụ mùa thơm hương lúa chín, rồi mùa đông trôi đi nhưng dư vị vẫn còn đọng lại, còn mùa xuân thì chầm chậm đến. Và đây là cảnh hội làng mùa xuân nhộn nhịp, hấp dẫn, rất đáng yêu ? Khổ thơ cuối kết đọc tình quê sâu sắc của nhà thơ BBL, em hãy chỉ ra những hình ảnh đặc sắc và nêu cảm nhận về tình quê của nhà thơ ? GV : Bàng Bá Lân coi trọng cảnh quê, còn tình quê thì chỉ biểu hiện một cách kín đáo. Nhưng đến khổ cuối của bài thơ, thi sĩ không kìm nén được cảm xúc yêu mến làng quê, tha thiết nhớ những kỷ niệm, qua cái cổng làng đã từng gắn bó một thời: Bây giờ, thời kỳ đổi mới, CNH, HĐH, các cổng làng thân quen, đáng yêu của các làng quê Bắc Bộ hầu như không còn nữa. Nhưng với bài thơ “Cổng làng” của Bàng Bá Lân, nhiều người chúng ta hôm nay vẫn lưu luyến, nhớ nhung cái cổng làng quê thân yêu và giầu kỷ niệm một thời ? Khái quát lại những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung bài thơ ? GV : Lưu ý so sánh xúc cảm khi viết về đồng quê xứ Bắc của Bàng Bá Lân khắc với một số nhà thơ khác cùng thời : Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ. - HS theo dõi Sách TLĐP -27 - HS giới thiệu về Bàng Bá Lân : Bàng Bá Lân từng học Trường Bưởi, Hà Nội, có bằng Thành chung. Ông là một nhà thơ đồng quê nổi tiếng của Phong trào Thơ Mới, đồng thời là một nhà giáo, nhà nhiếp ảnh có tài năng. Bàng Bá Lân làm thơ, viết truyện, viết phiếm luận và cả sách giáo khoa, nhưng có giá trị hơn cả, là những tập thơ: “Tiếng thông reo” (1934), “Xưa” (1941- in chung với nữ sĩ Anh Thơ), “Tiếng sáo diều” (1939-1945), “Tiếng võng đưa” (1957), “Vào thu” (1969). - HS nêu xuất xứ bài thơ : Bài thơ Cổng làng được rút trong tập thơ “Tiếng sáo diều” 1939 - 2 hoặc 3 HS đọc bài thơ HS nhận xét bạn đọc - HS nêu ý kiến, suy nghĩ của bản thân về cách chia bố cục bài thơ. - cảnh sắc đất trời làng quê: Có mây gió, có cánh đồng mênh mang sóng lúa, có con đường uốn khúc quanh co và những con người nơi thôn dã - Khổ 2 : cổng làng lúc bình minh. thời điểm rộn rã nhất của làng quê: “Sáng hồng lơ lửng mây son”. Cảnh vật được thể hiện thật hồn nhiên, hài hòa giữa màu sắc tươi sáng của mây trời lúc rạng đông, với âm thanh trong trẻo của tiếng chim hót và tiếng nói, tiếng cười của đám nông phu. -Khổ 3 :cổng làng lúc mặt trời đứng bóng - HS đọc lại khổ thơ 3 - Thi sĩ quan sát tinh tế và miêu tả chân thực - Từ “uể oải” vốn không mấy giá trị thẩm mỹ, nhưng đi liền với hình ảnh “vài chị gái son ... chờ cơn gió nồm” thì lại có sức gợi cảm một cách rất tài tình. - HS đọc 2 khổ 4,5 - HS cảm nhận : Trong tiết thu đông có mưa, cổng làng vắng lạnh, hiu hắt: “Những khi gió lạnh mưa buồn/ Cổng làng im ỉm bên đường lội trơn”. Và bỗng trở nên đẹp một cách huyền ảo, quyến rũ trong đêm trăng sáng thơ mộng, thấp thoáng những bóng hình thiếu nữ: “Nhưng khi trăng sáng chập chờn/ Kìa bao nhiêu bóng trên đường thướt tha”. - Nhà thơ gợi đến sự nhộn nhịp, niềm vui của người dân trong ngày mùa tấp nập, khẩn trương và lễ hội khi xuân đến. - HS đọc khổ thơ cuối - Hình ảnh cây đa đầu làng quen thuộc, mộc mạc, giản dị. - Cổng làng trong lũy tre hiện ra => cảm xúc yêu mến làng quê, tha thiết nhớ những kỷ niệm, qua cái cổng làng đã từng gắn bó một thời. - HS quát lại những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung bài thơ I. Giới thiệu chung 1. Tác giả : - Bàng Bá Lân (17-12-1912/20-10-1988). Tên thật là Nguyễn Xuân Lân, chính quê tổng Ngô Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, nhưng sinh ra ở phố Tân Minh, phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang.  BBL là nhà thơ, nhà giáo và là nhà nhiếp ảnh VN. Văn bản: * Xuất xứ : Bài thơ Cổng làng được rút trong tập thơ “Tiếng sáo diều” 1939 Đọc – Bố cục : + Phần 1 : Cổng làng – những thời điểm trong ngày ( 3 khổ đầu) + Phần 2 : Cổng làng – không gian theo mùa vụ( 2 khổ tiếp) + Phần 3 : Tình quê sâu sắc của nhà thơ ( khổ cuối) II. Đọc – hiểu văn bản : 1. Cổng làng –những thời điểm trong ngày. * Khổ 1 : Cổng làng lúc chiều hôm : làm nổi bật cảnh sắc đất trời làng quê Có mây gió, có cánh đồng mênh mang sóng lúa, có con đường uốn khúc quanh co và những con người nơi thôn dã => bình dị, thân quen. *Khổ 2 : cổng làng lúc bình minh. thời điểm rộn rã nhất của làng quê: Cảnh vật được thể hiện thật hồn nhiên, hài hòa giữa màu sắc tươi sáng của mây trời lúc rạng đông, với âm thanh trong trẻo của tiếng chim hót và tiếng nói, tiếng cười của đám nông phu => niềm vui một ngày mới và sự náo nhiệt nơi cổng làng buổi sáng tinh mơ * Khổ 3 :cổng làng lúc mặt trời đứng bóng +Cổng làng buổi trưa hè được thi sĩ quan sát tinh tế và miêu tả chân thực + Hình ảnh làng quê quen thuộc, có sức gợi cảm một cách tài tình 2. Cổng làng – không gian theo mùa vụ( 2 khổ tiếp) - Không gian nơi cổng làng còn được nhà thơ phác họa khéo léo qua những nét biến đổi thời gian theo mùa vụ. -Nhà thơ gợi đến sự nhộn nhịp, niềm vui của người dân trong ngày mùa tấp nập, khẩn trương thơm hương lúa chín và lễ hội khi xuân đến. 3. Tình quê sâu sắc của nhà thơ ( khổ cuối) - Hình ảnh cây đa đầu làng quen thuộc, mộc mạc, giản dị. - Cổng làng trong lũy tre hiện ra => cảm xúc yêu mến làng quê, tha thiết nhớ những kỷ niệm, qua cái cổng làng đã từng gắn bó một thời. III. Tổng kết . Nghệ thuật : Ngôn từ mộc mạc, giản dị, nhiều hình ảnh giàu sức gợi cảm Nội dung Bài thơ đã ghi lại một cách chân thật, cảm động hồn quê và tình quê xứ Bắc. Qua đó ta cảm nhận được tình quê sâu sắc của nhà thơ. D.Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà : - HS ôn lại nội dung bài thơ và học thuộc bài thơ Cổng làng. - Chuẩn bị bài Chữa lỗi diễn đạt( Lỗi lô-gic). – & —

File đính kèm:

  • docTiet 121 CTDP Van 8 Ha Nam VB Cong lang.doc