Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Năm học 2013-2014 (Bản đẹp)

I. MỤC TIÊU

 1.Kiến thức:

 Giúp các em củng cố khắc sâu kiến thức về hình ảnh và diễn biến

 tâm trạng nhân vật “ Tôi”trong “Tôi đi học”. Cũng như tâm trạng của chú bé “

 Hồng” trong tác phẩm “Trong lòng mẹ”

 2. Kĩ năng:

 Rèn kĩ năng phân tích và vận dụng

 3.Thái độ:

 Giáo dục ý thức nhận biết những sự vật, sự việc xung quanh mình

 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1. Chuẩn bị của giáo viên :

 So¹n bµi

 2 .Chuẩn bị của học sinh :

 Đọc lại hai văn bản theo yêu yều

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 1. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh, nhận xét

 * GT bài mới ( 1 p )

 

doc76 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Năm học 2013-2014 (Bản đẹp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trò chơi: Cho các từ sau: tôi- anh – nó - đến – thấy lần lượt hoá đổi vị trí của các từ ấy để có những câu khác nhau ( 3HS lên chơi) _______________________________ Ngày soạn /4/1012 Ngày dạy /4/2012- 8a1 CHUYÊN ĐỀ: 19 : CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT – HƯỚNG DẪN VẾT BÀI SỐ 7 I. Mục tiêu: Giúp các em củng cố lại một số đơn vị kiến thức lỗi câu và cách chữa lỗi câu hướng dẫn viết bài số 7 bằng một đề văn minh hoạ II. Nội dung 1.Chữa lỗi diễn đạt ( lỗi lô gíc) + Khái niệm: Lô- gíc được hiểu như là mối quan hệ tất yếu, có tính qui luật giữa các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan cũng như giữa ý nghĩ, tư tưởngtrong tư duy + Các kiểu kết hợp thường gặp - A là B ( cụ thể/sGV và STK/ T526) - A và B khác - A cùngB - A gióng B - Vừa A vừa B - Càng A càng B + Tác hại của câu sai lô gíc - Người đọc hiểu sai nghĩa của câu - Dẫn tới cách hiểu mơ hồ 2. Bài tập / Sách nâng cao T 167 3 Đề bài TLV Đề bài: Tuổi trẻ và tương lai của đất nước (Gợi ý: Trong thư gửi h/s nhân ngày khai trường Bác Hồ căn dặn “ Non sông VN có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” . Lời dạy của Bác giúp em hiểu đề bài trên như thế nào ?) Dàn ý a)Mở bài : Giới thiệu được: Tình hình đất nước trong thời kì đổi mới, vai trò của thế hệ trẻ trong công cuộc XD đất nước. Trích đề b) Thân bài : * Giải thích câu nói của Bác : Vai trò của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng đất nước . Thế hệ trẻ ( thanh niên, h/s) là lực lượng trẻ khoẻ, kế tục công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc của những người đi trước . Thế hệ trẻ là những người có trí thức tiếp thu nhanh nhạy khoa học kĩ thuật ... Thế hệ trẻ là lực lượng xung kích đảm nhiệm những công việc to lớn họ có sức khoẻ, có trí tuệ. Muốn vậy phải học tập chăm chỉ, rèn luyện đức, tài, cống hiến để XD đất nước . Nước VN trải qua nhiều cuộc chiến tranh-> đất nước nghèo nàn lạc hậu => nay đang từng ngày đổi mới đã và dang tiến kịp sánh vai với các nước trong khu vực và hội nhập với các nước trên thế giới. Lực lượng góp phần thực hiện công cuộc trên là thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của đất nước . * Thực hiện lời dạy của Bác chúng ta phải làm gì ? - Tích cực học tập, trau dồi, tích luỹ kiến thức - Ra sức rèn luyện đạo đức để trở thành những con người phát triển toàn diện xứng đáng là con lạc cháu hồng, là chủ nhân tương lai của đất nước . c) Kết bài: - Khẳng định lại vai trò to lớn của thế hệ trẻ đối với sự đổi mới của đất nước . Liên hệ bản thân. 4. Vì sao “ Bình ngô đại cáo” được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc VN...?Em thấy ý thức về nền độc lập dân tộc thể hiện trong văn bản có điểm gì mới so với bài “ Sông núi nước Nam” Đáp án – biểu điểm: - “Bình ngô đại cáo” là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam vì bài cáo khẳng định Việt Nam là một nước độc lập , có chủ quyền riêng đó là một chân lí hiển nhiên. (4điểm) - “Sông núi nước Nam” chỉ xác định ở hai phương diện: lãnh thổ riêng và chủ quyền. - “Bình ngô đại cáo”: ý thức dân tộc pt cao, sâu sắc và toàn diện hơn nhiều. Ngoài hai yếu tố lãnh thổ, chủ quyền còn được mở rộng bằng các yếu tố đầy ý nghĩa: nền văn hiến lâu đời, phong tục tập quán riêng,truyền thống lịch sử hào hùng _____________________________________________ Ngày soạn /4/1012 Ngày dạy /4/2012- 8a2 CHUYÊN ĐỀ: :20 VĂN NGHỊ LUẬN I. Mục tiêu: Giúp các em củng cố lại một số đơn vị kiến thức đã học về kiểu bài v¨ăn nghị luận Biết cách lam fmột bài văn nghị luận II. Nội dung 1. Khái niệm: - Văn nghị luận là loại văn bản dùng lí lẽ và dẫn chứng để bàn bạc, bàn luận một vấn đề để thể hiện một nhận thức, một quan điểm, một lập trường của mình trên cơ sở chân lí. - Nghị luận gồm các kiểu bài: + Văn chứng minh: - CM VH - CM nghị luận XH + Văn giải thích: + Văn bình luận: + Văn nghị luận tổng hợp. 2. Đặc điểm của văn nghị luận : - Luận điểm: Điểm quan trọng, ý chính được nêu ra. - Luận cứ: Lí lẽ, dẫn chứng. - Lập luận: Trình bày lí lẽ, dẫn chứng làm cho luận điểm theo các cách dựng đoạn văn ( Qui nạp, song hành, diễn dịch, móc xích........) B. Những vấn đề cụ thể. I. Luận điểm, cách trình bày. 1. Luận điểm: - Luận điểm: Tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết muốn nêu ra nhằm giải quyết vấn đề. - Muốn giải quyết một vấn đề, người viết phải có hệ thống luận điểm theo một trình tự hợp lí. VD 1: " Lão Hạc là một người nông dân bất hạnh và có nhiều phẩm chất tốt đẹp". Dựa vào truyện ngắn " Lão Hạc" em hãy chứng minh. Gồm các luận điểm: + Lão Hạc - một người nông dân có nhiều bất hạnh: Nghèo khổ, cô đơn,.. + Lão là người có tấm lòng nhân hậu: yêu con, yêu quý cậu vàng. + Một con người giàu lòng tự trọng. VD2: Hãy giải thích lời dạy của Bác Hồ kính yêu: " Học tạp tốt, lao động tốt" Gồm các luận điểm: + Thế nào là học tốt? Thế nào là lao động tốt? Mối quan hệ giữa học tập tốt và lao động tốt? +Tại sao phải học tập tốt? Lao động tốt? + Muốn học tập tốt, lao động tốt, thiếu niên nhi đồng Việt Nam phải làm như thế nào? + Suy nghĩ, quyết tâp của em trong học tập và lao động? 2. Cách trình bày luận điểm: - Yêu cầu: Mỗi luận điểm phải trình bày thành một đoạn văn. - Các cách trình bày: Diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích, Tổng - Phân - Hợp. VD: Cho luận điểm: " Văn bản: Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi là một bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc". Yêu cầu: Hãy viết đoạn văn theo cách diễn dịch. Hãy viết đoạn văn theo cách qui nạp. Hãy viết đoạn văn theo cách Tổng - Phân - Hợp. II. Phương pháp làm bài văn giải thích: 1. Khái niệm: - Giải thích một vấn đề: Là phương pháp lập luận chủ yếu dựa vào lí lẽ để cắt nghĩa, để giảng giải giúp người đọc, người nghe hiểu đúng, hiểu rõ và hiểu đầy đủ về vấn đề đó. 2. Các phương pháp giải thích: - Giải thích bằng cách nêu định nghĩa ( chiết tự nêu ý nghĩa của từ ngữ, câu chữ, kể cả nghĩa đen và nghĩa bóng). - Giải thích bằng cách dựa vào quy luật, mục đích, ý nghĩa của vấn đề. - Giải thích băng cách lấy dẫn chứng, kể ra các biểu hiện, sử dụng hình thức so sánh, đối chiếu, hoặc cụ thể hoá vấn đề bằng những lời diễn giải chi tiết, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo.... của hiện tượng hoặc vấn đề giải thích. 3. Các bước làm bài văn giải thích: 3.1. Tìm hiểu đề: - Đọc kĩ đề bài: Xác định yêu cầu của đề: + Vấn đề cần giải thích. + Phạm vi vấn đề. 3.2. Tìm lí lẽ trong văn giải thích. - Đặt và trả lời câu hỏi: Nghĩa là thế nào? ( nghĩa là gì?........) ( đây là loại câu hỏi đợc đặt ra khi ta cần giải nghĩa một khái niệm trong câu trích của luận đề). VD: Giải thích câu: " Không có gì quý hơn độc lập tự do" + "Độc lập" có nghĩa là gì?: Một nước giữ được chủ quyền chính trị, kinh tế và toàn vẹn lãnh thổ, không để nớc khác can thiệp vào, không bị ngoại bang nô dịch, thống trị. + " Tự do" là gì? : Quyền đợc sống và làm theo ý muốn của mình miễn là không xâm phạm đến quyền lợi của người khác. Tự do là quyền công dân. Thân phận nô lệ là mất tự do. Nớc được độc lập, nền dân chủ được mở rộng thì mới có tự do. - Đặt và trả lời câu hỏi: " Tại sao?" ( Vì sao?.......)( Đây là câu hỏi quan trọng nhất nhằm tìm ra lý lẽ để giải thích được nguyên nhân, lý do nảy sinh sự kiện, vấn đề). VD: Em hiểu thê snào là : " Học tập tốt, lao động tốt"? + Thế nào là học tập tốt? + Thê nào là lao động tốt? + Vì sao phải học tập tốt? + Vì sao phải lao động tốt? 3.3. Lập dàn ý: * Mở bài: - Dẫn dắt: + Nêu xuất xứ của vấn đề cần giải thích. + Nêu mục dích của vấn đề cần giải thích. - Nêu vấn đề cần giải thích, giới thiệu câu trích dẫn, có thể giới hạn vấn đề cần giải thích. * Thân bài: - Có thể giải thích các từ ngữ khó, các khái niệm trong câu trích dẫn của luận đề. - Trả lời câu hỏi nh thế nào? Vì sao? để tìm ra lí do, nguyên nhân. - Hiểu vấn đề, em hành động ra sao? * Kết luận: - Khái quát lại vấn đề vừa giải thích. - Liên hệ bản thân. 3.4. Viết thành bài văn hoàn chỉnh. 3.5. Kiểm tra lại bài viết. * Lưu ý: - Về lí lẽ: + Là phương tiện chính trong văn giải thích. + Lí lẽ phải chặt chẽ, rõ ràng. - Về dẫn chứng: Chỉ có vai trò là phơng tiện bổ sung cho lí lẽ ( làm các vd), không đợc phân tích dẫn chứng. - Trong văn bản giải thích thờng sử dụng kết hợp một số thao tác nh mô tả, phân tích, so sánh, khái quát,....... và dựa vào các thao tác đó mà phân tích, phán đoán về sự vật. - Cách lập luận phải thật sự chặt chẽ, sắc sảo, có đủ lí lẽ, chứng cứ. Người làm văn giải thích phải thấy rõ trách nhiệm của mình là không chỉ làm cho người đọc hiểu được vấn đề, nhận thức được bản chất của sự vật mà còn làm cho họ có tình cảm, suy nghĩ và hành động đúng đắn. Như vậy cũng có nghĩa là khi giải thích cần đi từ nội dung của điều cần giải thích đến ý nghĩa và cách vận dụng điều đó vào thực tế cuộc sống. III. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. 1. Kiến thức cơ bản: + Văn nghị luận: Rất cần yếu tố biểu cảm -> Văn nghị luận có tính thuyết phục người đọc -> Tác động đến tư tưởng, tình cảm của người dọc, người nghe. + Yêu cầu: - Yếu tố biểu cảm hay khi người viết thực sự có cảm xúc về vấn đè mình viết. - Yếu tố cảm xúc: Từ nữ, câu văn biểu cảm. - Yếu tố cảm xúc: Chân thật. B. Luyện tập: 1. Hãy viết đoạn văn nghị luận xen biểu cảm trình bày luận điểm: "Trong: Hịch tướng sĩ, yêu nước, tự hào dân tộc thể hiện ở ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược" 2. Bài tập 2. Hãy giải thích câu tục ngữ: " ăn quả nhớ kẻ trồng cây"? a. Tìm hiểu đề? b. Lập dàn ý? Gợi ý: a. Tìm hiểu đề: - Vấn đề cần bàn luận: Khi hưởng thành quả cuộc sống, ta luôn nhớ người làm ra thành quả. - Kiểu bài: Nghị luận giải thích. b. Lập dàn ý: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề bàn luận. * Thân bài: - Em hiểu vấn đề nêu ra trong câu tục ngữ nh thế nào? - Vì sao em hiểu nh vậy? - Hiểu vấn đề, em hành động như thế nào? * Kết bài: - Khái quát vấn đề cần bàn luận. - Liên hệ bản thân - bài học.

File đính kèm:

  • doctu chon van 8.doc