Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 101, Bài 25: Bàn về phép học (Nguyễn Thiếp) - Lương Thị Phương

1.1 Kiến thức:

- Những hiểu biết bước đầu về tấu.

- Quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước.

- Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản.

1.2 Kỹ năng:

- Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể tấu.

- Nhận biết, phân tích cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp, cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản.

1.3 Thái độ:

GD học sinh thấy được mục đích, tầm quan trọng của việc học.

2. Nội dung học tập:

- Những hiểu biết bước đầu về tấu.

- Quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước.

- Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản.

- Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể tấu.

- Nhận biết, phân tích cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp, cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản.

3. Chuẩn bị:

3.1 Giáo viên: Giấy A4, Hình ảnh về Nguyễn Thiếp.

3.2 Học sinh: Bảng nhóm.

4. Tổ chức các hoạt động học tập:

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số.

4.2.Kiểm tra miệng:

1. Đọc thuộc lòng đoạn trích “ Nước Đại Việt ta” (2đ)

2. Nguyễn Trãi nêu ra những yếu tố căn bản nào để xác định độc lập chủ quyền của dân tộc? (4đ)

Yếu tố xác định độc lập chủ quyền:

Nền văn hiến lâu đời.

Lãnh thổ riêng.

Phong tục tập quán riêng.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 101, Bài 25: Bàn về phép học (Nguyễn Thiếp) - Lương Thị Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tầm quan trọng của việc học. Nội dung học tập: - Những hiểu biết bước đầu về tấu. - Quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước. - Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản. - Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể tấu. - Nhận biết, phân tích cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp, cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: Giấy A4, Hình ảnh về Nguyễn Thiếp. 3.2 Học sinh: Bảng nhóm. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số. 4.2.Kiểm tra miệng: 1. Đọc thuộc lòng đoạn trích “ Nước Đại Việt ta” (2đ) 2. Nguyễn Trãi nêu ra những yếu tố căn bản nào để xác định độc lập chủ quyền của dân tộc? (4đ) Yếu tố xác định độc lập chủ quyền: Nền văn hiến lâu đời. Lãnh thổ riêng. Phong tục tập quán riêng. Chế độ, chủ quyền. Truyền thống lịch sử, nhân tài hào kiệt. - Quan niệm tiến bộ về đất nước: bao gồm không chỉ cương vực địa phận mà cả những giá trị tinh thần như văn hoá truyền thống, tài năng của con người,... - Vị thế đáng tự hào của dân tộc ta so với dân tộc khác, đặc biệt là so với triều đại phong kiến phương Bắc. 3. Em hiểu gì về thể tấu? (2đ) 4.3 Tiến trình bài học: Hoạt động 1: Vào bài. Học như thế nào để có hiệu quả? à Phương pháp học. Tại sao dù ở thới đại nào thì việc học cũng rất quan trọng. Vì sao vậy? Hoạt động 2: Đọc – Tìm hiểu chung. Mục tiêu: Kiến thức: + Nắm được tác giả, tác phẩm. + Nắm được từ khó. + Những hiểu biết bước đầu về tấu. Kĩ năng: + Nhận biết được thể tấu. + Rèn kĩ năng đọc văn bản tấu. Phương pháp, phương tiện dạy học: Phương pháp: vấn đáp, đọc sáng tạo, dùng lời có nghệ thuật, trực quan. Phương tiện dạy học: giấy A4. Các bước của hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học GV hướng dẫn học sinh đọc: đọc rõ ràng khúc chiết, mạch lạc. GV đọc mẫu, gọi học sinh đọc. 5 Em biết gì về Nguyễn Thiếp? ¢ Nguyễn Thiếp(1723-1804) Tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, quê ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, Nguyễn Thiếp học rộng, tài cao, đức lớn từng đỗ đạt làm quan dưới triều Lê nhưng sau đó từ quan về dạy học. Người dời kính trọng nên gọi ông là La Sơn Phu Tử. Ông được Quang Trung vời ra giúp nước. Thấy thái độ chân thành của vua nên ông ra giúp triều Tây Sơn. Sau khi Quang Trung mất , ông về ở ẩn không hợp tác với triều Nguyễn. 5 Nêu hoàn cảnh ra đời của đoạn trích? ¢ Đây là đoạn trích của bản Tấu, trước đó còn có 2 phần: một là bàn về quân đức (đức của vua) – mong bậc đế vương một lòng tu đức, lấy sự học vấn mà tăng thêm tài; hai là bàn về dân tâm (lòng dân) - khẳng định dân là gốc nước, gốc vững nước mới yên; phần ba mới nói về học pháp (phép học) nên đoạn trích không có phần mở đầu. 5 Bài tấu của Nguyễn thiếp ra đời nhằm mục đích gì? 5 Thể loại của văn bản? 5 Đặc điểm của thể tấu? GV cho học sinh giải nghĩa một số từ khó. 5 Có thể chia bố cục đoạn này ra làm mấy phần? Nêu nội dung từng đoạn? ¢ - Phần đầu: Mục đích của việc học và phe phán những lệch lạc sai trái trong việc học. - Phần thứ hai: Phương pháp học và tác dụng của nó. - Phần thứ ba: Lời bày tỏ lòng chân thành, khiêm tốn mong vua xem xét. I. Đọc - Tìm hiểu chung: 1. Đọc: 2. Tìm hiểu chung: a. Tác giả La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (1723 – 1804), quê ở Hà Tĩnh, là người học rộng hiểu sâu, đỗ đạt dưới triều Lê, được người đời rất kính trọng. b. Tác phẩm: Đoạn trích là một phần bản tấu Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung khi ông vào Phú Xuân hội kiến với nhà vua. c. Thể loại: Tấu Tấu: là thể loại văn thư của bề tôi được viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc biền ngẫu, trình lên vua chúa kiến nghị, đề nghị của mình. d. Giải nghĩa từ khó: e. Bố cục: Hoạt động 3: Đọc – Tìm hiểu văn bản. Mục tiêu: Kiến thức: + Quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước. + Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản. Kĩ năng: + Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể tấu. + Nhận biết, phân tích cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp, cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản. Phương pháp, phương tiện dạy học: Phương pháp: vấn đáp, gợi tìm, thảo luận, trực quan, đặt vấn đề, dùng lời có nghệ thuật. Phương tiện dạy học: giấy A4. Các bước của hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học 5 Đọc đoạn đầu. 5 Phần đầu tác giả đã khái quát mục đích chân chính của việc học qua câu nào? ¢ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. 5 Em hiểu gì về câu châm ngôn mà Nguyễn Thiếp dùng? Tác giả dùng biện pháp gì để diễn đạt điều đó? ¢ Câu châm ngôn dễ hiểu, câu văn biến ngẫu với phép so sánh (việc học vốn trìu tượng, phức tạp được giải thích thật ngắn gọn, rõ ràng : Đạo là lễ đối xử hàng ngày giữa mọi người). 5 Tác giả cho rằng đạo học của kẻ đi học để làm người, vậy em hiểu đạo học này như thế nào? ¢ Đó là tam cương, ngũ thường à mục đích hình thành đạo đức, nhân cách. 5 Theo em , quan niệm về mục đích của đạo học như thế có điểm nào tích cực cần được việc học ngày hôm nay phát huy ? Có những điểm nào cần được bổ sung ? ¢ Điểm tích cực : Cọi trọng mục tiêu đạo đức của việc học , khẩu hiệu Tiên học lễ , hậu học văn trong nhà trường hôm nay là sự phát huy đoạn học ngày trước - Điểm cần bổ sung : Mục đích học không chỉ là rèn đạo đức , mà còn rèn năng lực trí tuệ để con người sau này có sức mạnh xây dựng , cải tạo xh trên mọi lĩnh vực : đạo đức , văn hoá , kinh tế , khoa học kĩ thuật. 5 Ở đoạn 1 ngoài việc nêu mục đích của việc học tác giả còn phê phán lối học gì? ¢ Phê phán lối học lệch lạc, sai trái là lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi. 5 Tác gải quan niệm lối học chuộng hình thức là như thế nào? Lối học cầu danh lợi là sao? ¢ + Chuộng hình thức: Học thuộc câu chữ mà không hiểu nội dung, chỉ có cái danh mà không có thực chất. + Lối học cầu danh lợi: Học để có danh tiếng, được trọng vọng, nhàn nhã, nhiều lợi lộc 5 Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì? ¢ Mở trường dạy học ở phủ huyện, trường tư, con cháu tiện đâu học đấy. - Phép học lấy Chu Tử làm chuẩn. - Học rộng rồi tóm gọn - Theo điều học m à làm. 5 Phương pháp học như thế nào? ¢ * Phương pháp học phải + Tuần tự từ thấp đến cao + Học rộng, hiểu sâu, biết tóm lược điều cơ bản, cốt yếu nhất + Học phải kết hợp với hành + Học không phải chỉ biết mà còn để làm. 5 Nếu học đúng như thế thì kết quả sẽ thế nào? ¢ Học như thế sẽ : tạo được nhiều người giỏ , giữ vững đạo đức , biết gắn học với hành , tránh được lối học hình thức. 5 Trong khi đề xuất ý kiến với vua về việc học của nước nhà , tác giả đã dùng những từ ngữ cầu khiến như: cúi xin, xin chớ bỏ qua. Những từ ngữ đó cho em hiểu gỉ về thái độ của tác giả với việc học, với vua ? ¢ Chân thành với sự học . Tin ở điều mình tấu trình là đúng đắn , tin ở sự chấp thuận của vua , giữ đạo vua tôi. 5 Theo tác giả đạo học thành sẽ có tác dụng như thế nào? Tại sao lại như vậy? 1. Mục đích chân chính của việc học: - Ngọc không mài, không thành đồ vật - Người không học, không biết rõ đạo. à Mục đích chân chính của việc học là học để làm người. 2. Phê phán những lệch lạc sai trái của việc học: Học cầu danh lợi cho cá nhân. Chuộng hình thức. 3. Kiến nghị: * Mở trường dạy học ở phủ huyện, trường từ, con cháu nàh tiện đâu học đấy * Phương pháp học phải + Tuần tự từ thấp đến cao + Học rộng, hiểu sâu, biết tóm lược điều cơ bản, cốt yếu nhất + Học phải kết hợp với hành 4. Tác dụng của phép học: - Tạo được nhiều người tốt - Từ đó “triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”. à Tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước, chế độ vững mạnh (không còn chúa tầm thường, thần nịnh hót), quốc gia hưng thịnh. Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết. Mục tiêu: Kiến thức: Nắm chắc về nội dung, nghệ thuật văn bản văn bản. Kĩ năng: Khái quát ý nghĩa, nghệ thuật văn bản. Phương pháp, phương tiện dạy học: Phương pháp: vấn đáp, trực quan, tái hiện. Phương tiện dạy học: giấy A4. Các bước của hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học 5Nêu ý nghĩa văn bản? 5 Nghệ thuật? 1. Ý nghĩa văn bản: Quan niệm tiến bộ của Nguyễn Thiếp về sự học về sự học. 2. Nghệ thuật: - Lập luận: Đối lập hai quan niệm về việc học, lập luận của Nguyễn Thiếp bao hàm sự lựa chọn. Quan niệm, thái độ phê phán ấy cho thấy trí tuệ, bản lĩnh, nhận thức tiến bộ của người trí thức chân chính. Quan niệm ấy vẫn còn ý nghĩa với chúng ta hôm nay. - Có luận điểm rõ ràng, lí lẽ chặt chẽ, lời văn khúc chiết, thể hiện tấm lòng của một trí thức chân chính đối với đất nước. Tổng kết và hướng dẫn học tập: 5.1 Tổng kết: Thực hiện vẽ bảng đồ tư duy tổng kết bài học. 5.2. Hướng dẫn học tập - Đối với bài học ở tiết học này: - Đối với bài học ở tiết học này: + Tìm hiểu thêm về con người cuộc đời La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. + Liện hệ với mục đích, phương pháp học tập của bản thân. + Nhớ được 10 yếu tố Hán việt được sử dụng trong văn bản. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài “Thuế máu”. + Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Ái Quốc. + Tìm hiểu tình hình thế giới và việc ra đời của tác phẩm “ Bản án chế độ thực dân Pháp”. + So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm: trước khi có chiến tranh và khi chiến tranh xảy ra. + Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào? + Nêu rỏ các thủ đoạn mánh khoé bắt lính của bọn thực dân? Người dân thuộc địa có tự nguyện hiến dâng hiến dâng xương máu như lời lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền không? + kết quả sự hy sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh như thế nào? Nhận xét về cách đối xử của chính quyền thực dân đối với họ sau khi đã bóc lột hết “thuế máu” của họ. + Nhận xét trình tự bố cục các phần trong chương. Phân tích nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả qua cách xây dựng hình ảnh, qua giọng điệu.

File đính kèm:

  • docBAN VE PHEP HOC.doc