Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu cần đạt

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tự trường đầu tiên trong đời.

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: soạn bài

- Học sinh: Đọc và soạn bài ở nhà

III. Tiến trình dạy học

1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

2. Bài mới

Trong cuộc đời mỗi con người những kỷ niệm về tuổi học trò, đặc biệt là những kỷ niệm về buổi tựu trường đầu tiên thường được lưu giữ lâu bền trong trí nhớ. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ được ôn lại những kỷ niệm đó cùng nhân vật “tôi” trong văn bản “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh.

 

doc301 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng không phải là từ địa phương là biệt ngữ xã hội. Bài 2 - Nghệ Tĩnh: Mi (mày) - choa (tôi). - Thừa Thiên Huế: eng (anh) - ả ( chị). - Nam trung bộ: Tau (tao) - mầy (mày) - Nam bộ: Tui (tôi) - ba (cha) - U, bầm, bủ . Bài 3 - Được dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp như ở địa phương, đồng hương gặp nhau ở tỉnh bạn, hoặc ở nước ngoài. - Cũng có khi dùng trong tác phẩm văn học để tạo không khí địa phương. - Không dùng trong các hoạt động giao tiếp quốc tế quốc gia (các hoạt động có nghi thức trang trọng). Bài 4 - Trong tiếng việt có một số lượng khá lớn các danh từ chỉ họ hàng thân thuộc và chỉ nghề nghiệp chức vụ được dùng làm từ ngữ xưng hô. VD: Để gọi một người tên Tuấn, ta có thể lựa chọn: Ông Tuấn, lão - Mỗi cách gọi kèm theo thái độ: Yêu, ghét, thương - Cách dùng từ ngữ xưng hô như trên có 2 cái lợi. + Nó giải quyết được một khó khăn đáng kể là trong vốn từ vựng tiếng việt, số lượng đại từ xưng hô còn rất hạn chế cả về số lượng và sắc thái biểu cảm. + Nó thoả mãn được nhu cầu giao tiếp của con người, đặc biệt là nhu cầu bày tỏ những biến thái vô cùng phong phú. IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà 1. Củng cố: - Nắm được các từ ngữ địa phương, biết cách dùng phù hợp 2. Huớng dẫn về nhà: - Tìm hiểu thêm về từ ngữ địa phương. Ngày soạn: 3/5/2010 Bài 34 Tiết 139 Luyện tập làm văn bản thông báo A. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh: Giúp học sinh ôn lại những tri thức về văn bản thông báo; mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một thông báo. Nâng cao năng lực viết thông báo cho học sinh. II. Chuẩn bị - Giáo viên: soạn bài - Học sinh: ôn bài III. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 2. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hãy nêu một số tình huống cần làm văn bản thông báo? Nhắc lại nội dung và thể thức của VB thông báo? VB thông báo và VB tường trình có những điểm nào giống và khác nhau? Học sinh lựa chọn và trình bày lí do lựa chọn của mình Học sinh phát hiện những lỗi sai trong bản thông báo và chữa lại HS lựa chọn tình huống và viết VB thông báo I. Ôn tập lí thuyết 1. Tình huống cần làm văn bản thông báo - Trong đời sống: Họp tổ dân phố, những thông tin cần biết ở địa phương, tiêm phòng một số bệnh cho trẻ em, treo cờ mừng các ngày lễ lớn, giải tỏa mặt bằng mở rộng đường giao thông - Trong nhà trường: quyên góp ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, nạn nhân bão lụt, chuẩn bị đợt cắm trại... 2. Nội dung và thể thức của một văn bản thông báo a. Nội dung thông báo b. Thể thức của VB thông báo 3. So sánh văn bản thông báo với văn bản tường trình a. Giống nhau - Thể thức: gồm ba phầ (mở đầu, nội dung, kết thúc) - Nội dung: cần rõ ràng, chính xác b. Khác nhau - VB tường trình: + Trình bày sự việc xảy ra để cấp trên biết và đề nghị cấp trên giải quyết + Tường trình là của cá nhân viết có kèm theo đề nghị - VB thông báo: + Truyền đạt những ND công việc nào đó từ cấp trên xuống cho cấp dưới biết. + Thông báo là của cơ quan, tập thể... II. Luyện tập Bài 1 a. Thông báo - Hiệu trưởng viết thông báo. - Cán bộ, giáo viên, học sinh toàn trường nhận đọc thông báo. - Nội dung kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ. b. Báo cáo. - Các chi đội viết báo cáo. - BCH liên đội nhận báo cáo. - Nội dung tình hình hoạt động của chi đội trong tháng. c. Thông báo. - Ban quản lí dự án viết thông báo. - Bà con nông dân có đất đai, hoa màu trong phạm vi giải phóng mặt bằng của công trình dự án nhận thông báo. - Nội dung thông báo: Chủ trương của bản dự án. Bài 2 a. Những lỗi sai - Không có số công văn, thông báo, nơi nhận, nơi lưu, viết ở góc trái phía trên và phía dưới văn bản thông báo. - Nội dung thông báo chưa phù hợp với tên thông báo nên thông báo còn thiếu cụ thể các mục: Thời gian kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra. b. Chữa lại - Bổ sung và sắp xếp lại các mục cho đúng với tên bản thông báo. Bài 4 IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà 1. Củng cố: - Nắm được các kĩ năng viết VB thông báo 2. Huớng dẫn về nhà: - Tập viết các VB thông báo Ngày soạn: 7/5/2010 Bài 34 Tiết 135 -136 Kiểm tra tổng hợp cuối năm (Đề do phòng giáo dục ra) A. Mục tiêu cần đạt. - Nhằm đánh giá kỹ năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kỹ năng của cả 3 phần: Văn - tiếng việt - tập làm văn của môn ngữ văn. - Năng lực vận dụng các phương thức tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm, phương thức thuyết minh và lập luận trong một bài văn (văn thuyết minh và văn nghị luận) cùng kỹ năng tập làm văn để tạo lập văn bản. II. Chuẩn bị - Giáo viên: soạn bài - Học sinh: ôn bài III. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 2. Bài mới Đề bài Câu 1(1 điểm): Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi(bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng nhất): “Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ, còn những người đi bộ lại luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. ta hân hoan biết bao khi về đến gần nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao ngon lành thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! ta ngủ ngon biết bao trong một cái giường tồi tàn! Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ.” (Trích Đi bộ ngao du, Ru- xô, Ngữ văn 8- tập 2) 1. Đoạn trích trên thuộc kiểu VB nào? A. Thuyết minh B. Tự sự C. Miêu tả D. Nghị luận 2. Nội dung của đoạn trích trên là gì? A. Bàn luận về tác dụng của đi bộ đối với sức khỏe và giấc ngủ của con người. B. Bàn luận về tác dụng của đi bộ đối với sức khỏe và tri thức của con người. C. Bàn luận về tác dụng của đi bộ đối với sức khỏe và tinh thần của con người. D. Bàn luận về tác dụng của đi bộ đối với sức khỏe và việc ăn uống của con người. 3. các từ được gạch chân trong đoạn văn thuộc trường từ vựng nào? A. Chỉ cảm giác của con người. B. Chỉ suy nghĩ của con người. C. Chỉ hành động của con người. D. Chỉ trạng thái, tâm trạng của con người. 4. Mục đích của câu: Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành đến thế!: A. Để miêu tả C. Để cầu khiến B. Để hỏi D. Để bộc lộ cảm xúc Câu 2(2 điểm) 1. Cách hiểu dưới đây về câu chủ đề là đúng hay sai? a. Câu chủ đề của đoạn văn là lời nhận xét, đánh giá của tác giả về các hiện tượng được nêu lên ở luận cứ. A. Đúng B. Sai b. Câu chủ đề của đoạn văn có quan hệ nhân quả với các hiên tượng được nêu lên ở các luận cứ, trong đó các hiện tượng được nêu ở luận cứ là nguyên nhân, cồn câu chủ đề là kết quả. A. Đúng B. Sai 2. Nối cột A với cột B để được những nhận định đungns về giá trị chủ yếu của tác phẩm? A. Tác phẩm B. Nội dung 1. Khi con tu hú a. Bài thơ vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. 2. Chiếu dời đô b. Bài thơ diễn tả sâu sắc niềm khao khát tự do một cách mãnh liệt, nỗi chán ghét thực tại tù túng, tầm thường, giả dối của tác giả. Qua đó ta cũng nhận ra lòng yêu nước thầm kín của tác giả và của những người dân mất nước thuở ấy. 3. Quê hương c. Bài thơ đã diễn tả sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ CM trong cảnh tù đày. 4. Nhớ rừng d. Tác phẩm phản ánh khát vọng của ND ta về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng mạnh. Qua đó ta cũng nhận thấy tầm nhìn xa rộng của vua Lí Thái Tổ. Câu 3(7 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Chiếu dời đô là một văn kiện chính trị có ý nghĩa lịch sử to lớn; thể hiện tầm nhìn sáng suốt của Lí Công Uẩn". Dựa vào văn bản “Chiếu dời đô”, ẽm hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Đáp án- Thang điểm Câu 1(1 điểm) Mỗi câu trả lời đúng cho 0, 25 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án D C D D Câu 2( 2 điểm) 1. (1 điểm) Mỗi câu trả lời đúng cho 0, 5 điểm a. A b. B 2. (1 điểm) Nối đúng mỗi ý cho 0,25 điểm Đáp án: 1- c 2- d 3- a 4- b Câu 3(7 điểm) Yêu cầu cần đạt: - Hình thức: + Đúng thể loại văn nghị luận chứng minh + Luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực; Biết kết hợp dẫn chứng trong VB để chứng minh + Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lời văn thuyết phục - Nội dung: bài viết đảm bảo một số ý sau: + Mục đích, tầm quan trọng của việc dời đô + Vị trí, địa thế của thành Đại La + Tác giả bày tỏ quan điểm của mình về việc dời đô... (Chú ý: HS biết dùng lí lẽ và dẫn chứng hợp lí) * Tiêu chuẩn cho điểm: - Điểm 6-7: Đáp ứng đủ các yêu cầu trên, văn mạch lạc, chữ viết rõ rangnf, không sai chính tả hoặc sai sót không đáng kể - Điểm 4-5: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, có thể còn mắc lỗi dùng từ, chính tả nhưng ít. - Điểm 2-3: Đảm bảo ẵ yêu cầu trên, bố cục đủ nhưng văn viết sơ sài. - Điểm 0-1: Bỏ giấy trắng hoặc viết lung tung. Ngày soạn: 9/5/2010 Bài 34 Tiết 140 Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm A. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh nắm được những ưu, nhược điểm trong bài làm của mình từ nội dung đến hình thức để từ đó thêm một lần nữa củng cố và hệ thống toàn bộ những kiến thức và kĩ năng chủ yếu đã được học trong chương trình. II. Chuẩn bị - Giáo viên: soạn bài - Học sinh: ôn bài III. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 2. Bài mới I. Nhận xét bài làm 1. Ưu điểm. - Đa số học sinh làm được bài. - Cách trình bày, diễn đạt đã tiến bộ. - Đã biết nêu luận điểm rồi dùng lí lẽ phân tích, dẫn chứng. - Đã chú ý tách đoạn, liên kết, chuyển ý. 2. Nhược điểm - Một số em còn sai trong phần trắc nghiệm. - Còn tẩy xoá, trình bầy chưa mạch lạc. - Liên kết, chuyển ý chưa tự nhiên. - Dùng từ chưa chính xác, viết câu chưa thoát ý, còn mắc lỗi chính tả. - Nhìn chung kĩ năng làm văn chưa nhanh nhạy. - Chưa có thói quen lập dàn ý. II. Trả bài và chữa bài - Giáo viên trả bài cho học sinh. - Học sinh đọc bài, tự sửa lỗi. IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà 1. Củng cố: - Nhận xét ý thức sửa lỗi, củng cố kĩ năng làm bài văn NL 2. Huớng dẫn về nhà: - Học bài, tiếp tục sửa lỗi.

File đính kèm:

  • docNgu van 8 ca nam.doc