Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Buổi 7: Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận - Năm học 2013-2014

. Yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận

1. Văn biểu cảm:

Là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi sự đồng cảm nơi người đọc.

Tình cảm trong văn biểu cảm: Thường là những tình cảm đẹp thấm nhuần tư tưởng nhân văn: yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường độc ác

Có hai cách biểu cảm:

- Biểu cảm trực tiếp: tiếng kêu, lời than, từ ngữ có tính biểu cảm

- Biểu cảm gián tiếp: thông qua miêu tả, tự sự.

=> Văn biểu cảm thiên về tình cảm, cảm xúc.

2. Đặc điểm của văn nghị luận:

 Hệ thống luận điểm: Luận điểm là linh hồn của bài văn.

Luận cứ: Là lý lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Một luận điểm có thể có một hoặc nhiều luận cứ.

Yêu cầu:

 Lý lẽ phải đầy đủ chặt chẽ;

 Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, chính xác, hoặc lấy từ thực tế, hoặc lấy từ các tác phẩm văn học.

 

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Buổi 7: Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi 7: yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận Soạn: 20 / 3 / 2014 Giảng: 01/ 4 / 2014 A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản nghị luận; thấy được biểu cảm là một yếu tố không thể thiếu trong những bài văn nghị luận hay. - Rèn kỹ năng làm bài nghị luận thông qua hệ thống các bài tập vận dụng, thực hành. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: soạn bài, sưu tầm ngữ liệu - Học sinh: Ôn tập kiến thức cơ bản về văn biểu cảm, văn nghị luận đã học ở lớp 7 C. Tiến trình dạy học: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy Sĩ số Ghi chú 8A1 8A2 2. Kiểm tra Đặc điểm cơ bản của văn nghị luận? Nội dung bài: Tiết 1: Vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận Biểu cảm là gì? Đặc điểm của cảm xúc trong văn biểu cảm? Có mấy cách biểu cảm? Thế nào là nghị luận? Văn nghị luận có đặc điểm gì? Vậy văn bản nghị luận có cần có yếu tố biểu cảm không? Vì sao? Khi đưa yếu tố biểu cảm vào bài nghị luận cần đạt những yêu cầu gì? Chỉ ra các yếu tố biểu cảm trong phần 1 văn bản “Thuế máu”? Tác giả sử dụng những biện pháp gì để biểu cảm? Phân tích tác dụng của các yếu tố biểu cảm? I. Yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận 1. Văn biểu cảm: Là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi sự đồng cảm nơi người đọc. Tình cảm trong văn biểu cảm: Thường là những tình cảm đẹp thấm nhuần tư tưởng nhân văn: yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường độc ác Có hai cách biểu cảm: - Biểu cảm trực tiếp: tiếng kêu, lời than, từ ngữ có tính biểu cảm - Biểu cảm gián tiếp: thông qua miêu tả, tự sự. => Văn biểu cảm thiên về tình cảm, cảm xúc. 2. Đặc điểm của văn nghị luận: Hệ thống luận điểm: Luận điểm là linh hồn của bài văn. Luận cứ: Là lý lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Một luận điểm có thể có một hoặc nhiều luận cứ. Yêu cầu: Lý lẽ phải đầy đủ chặt chẽ; Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, chính xác, hoặc lấy từ thực tế, hoặc lấy từ các tác phẩm văn học. Lập luận: - Là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho luận cứ trở thành những căn cứ chắc chắn để làm rõ luận điểm, hướng người đọc người nghe đến kết luận hay quan điểm mà người viết người nói muốn đạt tới. Lập luận càng chặt chẽ, hợp lý thì sức thuyết phục của văn bản càng cao. => Văn nghị luận thiên về lý trí 3. Vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài nghị luận Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giỳp cho văn nghị luận cú hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vỡ nú tỏc động mạnh mẽ tới tỡnh cảm của người đọc (người nghe) 4. Cách viết bài văn nghị luận có yếu tố biểu cảm trong bài nghị luận Để bài văn nghị luận cú sức biểu cảm cao: - Người làm văn phải thực sự cú cảm xỳc trước những điều mỡnh viết (núi) - Phải biết diễn tả cảm xỳc đú bằng những từ ngữ, những cõu văn cú sức truyền cảm - Sự diễn tả cảm xỳc cần phải chõn thực và khụng được phỏ vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn Bài tập: * Yếu tố biểu cảm: Tên da đen bẩn thỉu, tên An - nam - mít bẩn thỉu, con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ tự do công lý. - Biện pháp biểu cảm: giễu nhại, đối lập - Tác dụng: phơi bày bản chất dối trá, lừa bịp của bọn thực dân Pháp một cách rõ nét và nổi bật, gây cười => Tiếng cười châm biếm sâu cay * Yếu tố biểu cảm: Nhiều người bản xứ đã chứng kiến cảnh kỳ diệu của trò biểu diễn phóng ngư lôi, đã được xuống đáy biển để bảo vệ tổ quốc những loài thuỷ quái. Một số khác lại bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng. - Biện pháp biểu cảm: Sử dụng từ ngữ, hình ảnh mỉa mai giọng điệu tuyên truyền của thực dân - Tác dụng: Ngôn từ đẹp đẽ mĩ miều không che đậy được thực tế phũ phàng, lời mỉa mai thể hiện thái độ khinh bỉ sâu sắc và cả sự chế nhạo cười cợt => Tiếng cười châm biếm sâu cay. Tiết 2 - 3: Cách đưa yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận Cách viết đoạn văn nghị luận yếu tố biểu cảm Vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài nghị luậ Cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài nghị luận? Trong bài “Hịch tướng sĩ” Trần quốc Tuấn đã bộc lộ tình cảm cảm xúc của mính bằng những phương tiện nào? Đọc lại luận điểm thứ 3 trong bài: “Đi bộ ngao du”? Cảm xúc của tác giả là gì? Cảm xúc ấy được biểu hiện như thế nảôtng từng câu của đoạn văn? Trong giọng điệu? Hãy chỉ ra những từ ngữ, những câu văn mang giá trị biểu cảm trong đoạn văn? Khi trình bày luận điểm: “những chuyến tham quan, du lịch dem đến cho ta thật nhiều niềm vui”. Cảm xúc ta có thể bày tỏ là gì? Cảm xúc ấy cần phải như thế nào? Đọc và đối chiếu với đoạn văn trong sgk, tr 109? Đoạn văn nghị luận ấy đã bộc lộ được tình cảm, cảm xúc chưa? Nếu là em khi trình bày luận điểm này, em có cần tăng cường yếu tố biểu cảm để biểu hiện đúng cảm xúc chân thật của mình không? Có nên đưa vào đoạn văn những từ ngữ biểu cảm như: Biết bao nhiêu, kì diệu thay, có ailại, làm sao có được? Thử viết và đọc trước lớp một câu, một đoạn văn có yếu tố biểu cảm do em viết? Xác định luận diểm cần trình bày? Tìm và xác định các luận cứ? Yếu tố biểu cảm nên đưa vào khi trình bày luận điểm này là gì? Yếu tố biểu cảm ấy em dự định sẽ đưa vào phần nào của bài nghị luận? II. Cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài nghị luận * Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn nghị luận - Yếu tố biểu cảm giúp bài văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn; - Yếu tố biểu cảm được thể hiện ở các từ ngữ cảm thán, các câu cảm thán. * Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận - Người làm văn phải thực sự có cảm xúc; - Phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, câuvăn có sức truyền cảm; - Diễn tả cảm xúc cần phải chân thực, không được phá vỡ mạch nghị luận. Bài tập 1 Có thể thấy nhiều từ ngữ, nhiều câu cảm trong bài hịch: “Ta viết bài hịch này để các ngươi biết bụng taLúc bấy giờ các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không?”; “Ta thường tới bữa quên ăn”; “Không có thì ta cho” Tác giả đưa các từ ngữ biểu cảm, các câu cảm vào bài nghị luận, với mục đich khơi gợi cảm xúc, làm rung động lòng người Bài tập 2: Luyện tập xác định và đưa yếu tố biểu cảm vào câu văn, đoạn văn nghị luận. a. Yếu tố biểu cảm trong đoạn văn: niềm vui sướng hạnh phúc tràn ngập vì được đi bộ, vì đi bộ ngao du đem lại cho cơ thể, cho tâm hồn tác giả và Ê- min. Cảm xúc ấy được biểu hiện tràn ngập trong đoạn văn, ở giọng điệu phấn chấn, vui tươi, hồ hởi; ở các từ ngữ biểu cảm, cấu trúc câu cảm Ví dụ: Biết bao hứng thú, thú vị, vui vẻ, tôi thường thấy mơ màng; buồn bã, cáu kỉnh, đau khổ >< vui vẻ, khoan khoái, hài lòng; ta hân hoan biêt bao, sao ngon lành thế! Ta thích thú biết bao! Ta ngủ ngon giấc biết bao!.. b.Khi trình bày luận điểm: “Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui” * Luận điểm gợi cảm xúc: - Cảm xúc trước khi đi: Sự hồi hộp, náo nức, chờ đợi - Cảm xúc trong khi đi: Sự ngạc nhiên, thích thú, sung sướng, ngỡ ngàng - Cảm xúc sau chuyến tham quan, du lịch: Sự hài lòng, tiếc rẻ =>Cảm xúc phải chân thật. * Tìm hiểu đoạn văn nghị luận trong sgk, trang109: - Yếu tố biểu cảm được thể hiện khá rõ trong đoạn văn qua các từ ngữ,qua cách xưng hô: Chắc các bạn vẫn chưa quên; không ai trong chúng ta kìm nổi tiếng reo; tôi nhớ; tôi để ý thấy, lặng lẽ, rạng rỡ dần lên, nỗi buồn tan đi, niềm sung sướng ấy - Tuy nhiên, vẫn có thể thêm vào đó những yếu tố biểu cảm trong từng câu, từng đoạn thêm sâu sắc phong phú. - Hoàn toàn có thể thêm các từ ngữ: Biết bao nhiêu, kì diệu thay, làm sao có đượcVấn đề là thêm vào chỗ nào cho phù hợp. Ví dụ: Bạn có biết chăng, những chuyến tham quan du lịch không chỉ tăng cường sức mạnh thể chất mà còn đem lại cho ta rất nhiều niềm vui sướngtrong tâm hồn. Làm sao bạn có thể quên lần cả lớp mình đến thăm vịn Hạ Long?Hôm ấy, không ai trong chúng ta kìm nổi một tiếng reo khi cảnh trời biển mênh mông hiện ra trước mắt. Thật kì diệu thay, bao nỗi mệt nhọc của một chuyến đi xa bỗng tan biến mất 3. Bài tập 3. * Luận điểm: “ Tình cảm tha thiết của các nhà thơ Việt Nam đối với thiên nhiên, qua các bài thơ: Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khi con tu hú của Tố Hữu, Quê hương của Tế Hanh” * Phát triển luận cứ: - Đó là cảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng, tấm đẫm tình người. - Đó là cảnh thiên nhiên gắn liền với khao khát tự do. - Đó là cảnh thiên nhiên gắn liền với nỗi nhớ và tìn yêu làng biển quê hương. * Yếu tố biểu cảm: Sự đồng cảm, chia sẻ, lòng kính yêu khâm phục, cùng chia sẻ tâm trạng bồn chồn, cùng lo lắng băn khoăn, cùng nhớ tiếc bâng khuâng => Yếu tố biểu cảm có hể đưa vào cả 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. 4. Củng cố: - Yếu tố biểu cảm có vai trò gì trong một bài nghị luận? - Yếu tố biểu cảm được đưa vào bài nghị luận như thế nào thì được coi là có hiệu quả? 5. Hướng dẫn về nhà: - Tập viết các đoạn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm Duyệt giáo án, ngày 31 tháng 3 năm 2014 P.Hiệu trưởng

File đính kèm:

  • docbuoi 7.doc