I. MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT
- Hiểu được bản chất giả dối, tàn bạo của của chính quyền thực dân Pháp.
- Thấy rõ tính chiến đấu, lập luận sắc bén cùng nghệ thuật trào phúng trong văn chính luận của Nguyễn Ai Quốc.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG
1.Kiến thức:
- Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bốc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản.
- Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn chính luận của Nguyễn Ai Quốc.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu văn chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận.
- Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
? Những chủ trương và ý kiến đề nghị của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp gửi lên vua Quang Trung là gì ? Trong những ý kiến đề nghị đó, đến nay có điểm nào đã lạc hậu, lỗi thời, còn điểm nào vẫn mang tính thời sự, cần tiếp tục phát huy.
14 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Bản đẹp 2 cột - Năm học 2013-2014 - Hồ Thị Thắm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bọn thực dân.
- Trình tự và cách đặt tên các phần trong chương đã thể hiện quá trình lừa bịp, bóc lột đến cùng kiệt thuế máu người nô lệ của bọn cai trị. Theo đó, thái độ, sự lên án của tác giả càng về sau càng mạnh mẽ, quyết liệt hơn.
- Ba phần của chương được kết cấu theo trình tự thời gian: trước, trong, sau khi xảy ra và kết thúc chiến tranh.
- Với cách sắp xếp như vậy, bộ mặt của chính quyền thực dân đã được vạch trần một cách toàn diện và sâu sắc; đối lại, số phận của người dân nô lệ cũng được phơi bày một cách đầy đủ và tột cùng của sự thảm thương
.
Giọng điệu trào phúng đặc sắc:
+ Giọng điệu giễu cợt, mỉa mai.
+ Giọng giễu nhại, gậy ông đập lưng ông....
* Thủ pháp tương phản, đối lập được sử dụng đắc địa.
- Đối lập giữa lời nói với hành động, việc làm của bọn thực dân.
- Đối lập giữa sự hi sinh và kết quả hi sinh của người dân thuộc địa.
- Đối lập giữa bọn thực dân và người dân nô lệ...
Thuế máu đã vạch trần bản chất độc ác, tráo trở, bỉ ổi của thực dân Pháp qua việc dùng người dân thuộc địa làm thứ thuế máu dã man và thương tâm trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa.
- Nguyễn ái Quốc đã lên án tội ác của chúng bằng ngòi bút lập luận sắc bén, nghệ thuật trào phúng sắc sảo và hệ thống tư liệu, hình ảnh, dẫn chứng xác thực, hùng hồn.
Ngày soạn: 09/03/2014
Tiết 109: HỘI THOẠI
I. MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT
- Hiểu nắm được khái niệm hội thoại, phân biệt "vai" xã hội trong quá trình hội thoại.
- Biết phân biệt 2 kiểu quan hệ khái quát thường gặp trong giao tiếp là quan hệ kính trọng và quan hệ thân tình.
- Nắm được khái niệm lượt lời và biết sử dụng lượt lời đảm bảo tính lịch sự trong quá trình hội thoại.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG
1.Kiến thức: Vai xã hội trong hội thoại.
2. Kĩ năng: Xác định được các vai xã hội trong cuộc thoại.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số...
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
? Hệ thống hoá kiến thức về hành động nói (hành động điều khiển, trình bày, hỏi, bộc lộ cảm xúc, tuyên bố, ước kết). Kết hợp làm bài tập 6 (tiết 2-3 bài 24).
Hoạt động 3: Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Vai xã hội trong hội thoại
? HS đọc đoạn trích Trong lòng mẹ (SGK) và các câu hỏi: Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích trên là quan hệ gì ? Ai ở vai trên , ai ở vai dưới?
? Và cách xử sự của người cô có gì đáng chê trách?
Luyện tập
Bài 1: Hãy tìm những chi tiết trong bài Hịch tướng sĩ thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với binh sĩ dưới quyền ?
Bài 2: Gv yêu cầu HS đọc đề và đọc yêu cầu của đề, đọc đoạn trích “ Lão Hạc”.
+ Bà cô là bề trên, Hồng bề dưới (quan hệ thân tình).
+ Bà cô thiếu thiện chí, không phù hợp với quan hệ ruột thịt cũng không phù hợp với "vai" bề trên.
+ Hồng không bằng lòng nhưng vẫn giữ được sự kính trọng vì Hồng ở vai xã hội (và gia đình) thấp hơn (cháu).
+ Các từ xưng hô của Hồng : Cháu, mợ cháu, cô, mợ con.
+ Các từ ngữ bà cô dùng : Mày, mẹ mày, mợ mày, bắt mợ mày, xấu, bán với, cậu mày thiếu tôn trọng mẹ Hồng, không thật lòng yêu thương Hồng.
- Nghiêm khắc: Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy ...
- Khoan dung: Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo
a, Xét về địa vị xã hội, ông giáo có địa vị cao hơn Lão Hạc. Nhưng xét về tuổi tác thì Lão Hạc vị trí cao hơn.
b, Ông Giáo nói với Lão Hạc bằng lời lẽ thân mật, nắm lấy vai, mời lão hút thuốc, uống nước ăn khoai. Trong lời lẽ, ông giáo gọi lão Hạc là cụ, xưng hô là ông con mình (thể hiện sự kính trọng người già), xưng là tôi ( thể hiện quan hệ bình đẳng)
c, Lão Hạc gọi người đối thoại với mình là ông giáo, dùng từ dạy thay cho từ nói (thể hiện sự tôn trọng), đồng thời xưng hô gộp hai người là chúng mình, cách nói cũng xuề xoà ( nói đùa thế), thể hiện sự chân tình.
+ Lão Hạc vẫn buồn và giữ khoảng cách: cười thì chỉ cười đưa đà, cười gượng, từ chối ở lại ăn khoai và uống nước với ông giáo.
.
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò
- Nắm khái niệm vai, vai xã hội trong hội thoại.
- Làm bài tập (3). Gợi ý như sau:
+ Chọn 1 đoạn văn có cuộc thoại, hoặc xây dựng 1 cuộc thoại giữa 2 bạn cùng lớp trên đường về (ngang vai) hoặc 1 cuộc thoại khác vai.
+ Xác định vai của những người tham gia cuộc thoại, lời thoại từng người và chỉ ra mối quan hệ.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau : Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
Ngày soạn: 09/03/2014
Tiết 110: TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT
- Bổ sung nâng cao hiểu biết về văn nghị luận.
- Nắm được vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận và cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG
1.Kiến thức
- Lập luận là phương thức biểu đạt chính trong văn nghị luận.
- Biểu cảm là yếu tố hỗ trợ cho lập luận, góp phần tạo nên sức lay động, truyền cảm của bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng nhận biết yếu tố biểu cảm và tác dụng của nó trong bài văn nghị luận.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số...
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
- Hãy kể tên những tác phẩm nghị luận đã học ?
- Nhận xét mục đích của văn nghị luận qua các tác phẩm nghị luận đã học ?
- Hầu hết các tác giả đã thuyết phục người đọc, người nghe bằng ỵếu tố nào ?
Hoạt động 3: Bài mới:
Ta đã biết yếu tố biểu cảm được thể hiện rõ nhất trong bài văn nghị luận là từ, ngữ, câu cảm, giọng điệu lời văn. Nhưng có thật chỉ có như vậy không ? Làm thế nào để có cảm xúc, tình cảm và biểu hiện ra khi viết văn nghị luận thế nào ? Biểu cảm trong văn nghị luận có giống như biểu cảm trong văn biểu cảm hay không ? Đó là nội dung bài học này .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I-Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
? Hãy tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của t.g và những câu cảm thán trg VB trên ? Về mặt sử dụng từ ngữ và đặt câu có tính chất biểu cảm, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của c.tịch HCM có giống với Hịch tướng sĩ của TQT không ?
? Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Hịch tướng sĩ vẫn đc coi là những VB nghị luận chứ không phải là VB biểu cảm. Vì sao?
? Hãy so sánh bảng đối chiếu trg sgk (96). Có thể thấy những câu ở cột (2) hay hơn những câu ở cột (1). Vì sao như thế ? Từ đó hãy cho biết tác dụng của yếu tố biểu cảm trg văn nghị luận ?
-Qua tìm hiểu 2 VB trên, ta thấy yếu tố biểu cảm có v.trò gì trg VB nghị luận ?
? Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thật sự xúc động trc từng điều mình đang nói tới?
? Chỉ có rung cảm thôi đã đủ chưa ? Phải chăng chỉ cần có lòng yêu nc và căm thù giặc nồng cháy là có thể dễ dàng tìm ra những cách nói như: "Không ! Chúng ta thà hi sinh tất cả..." hay "uốn lưỡi cú diều..." ? Để viết được những câu như thế, người viết cần phải có phẩm chất gì khác nữa ?
? Có bạn cho rằng: Càng dùng nhiều từ ngữ b.cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì g.trị b.cảm trg văn nghị luận càng tăng ?
Để bài văn nghị luận có sức b.cảm cao, thì người làm văn phải chú ý gì ?
II-Luyện tập:
Bài 1 (97 )
? Hãy chỉ ra các yếu tố biểu cảm trong phần I-Chiến tranh và "người bản xứ " (ở VB Thuế máu) và cho biết t.g đã sdụng những biện pháp gì để biểu cảm. Tác dụng biểu cảm đó là gì ?
Bài 2 (97 )
-T.g đã làm thế nào để những đv đó không chỉ có sức thuyết phục lí trí mà còn gợi cảm ?
- Những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của t.g: Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nc, nhất định không chịu làm nô lệ...
-Những câu cảm thán: Hỡi đồng bào toàn quốc !, Hỡi đồng bào !, Hỡi anh
em binh sĩ, tự vệ, dân quân !
-Hai bài giống nhau ở chỗ: Có sử dụng nhiều từ ngữ và câu văn có g.trị biểu cảm.
- Vì mđ của người viết là để kêu gọi tướng sĩ, đồng bào đứng lên đánh giặc cứu nc nên phải dùng phương thức nghị luận để thuyết phục người đọc, người nghe. Yếu tố b.cảm chỉ có t.dụng hổ trợ làm cho lập luận của bài nghị luận dễ đi vào lòng người và có sức lay động lớn.
- Những câu ở cột (2) hay hơn những câu ở cột (1). Vì ở cột (2) ngoài yếu tố nghị luận còn có thêm yếu tố b.cảm.
-Tác dụng của yếu tố biểu cảm trg văn nghị luận: Biểu cảm là yếu tố có khả năng gây đc hứng thú hoặc cảm xúc đẹp đẽ, mãnh liệt hoặc sâu lắng nhiều nhất, nghĩa là có khả năng nhiều nhất trg việc làm nên cái hay cho văn bản.
*Ghi nhớ 1: sgk (97 ).
- Người làm văn nghị luận sẽ không thể biêủ cảm với ai nếu bản thân mình không xúc cảm. Do đó, người làm bài phải thật sự có t.cảm với những điều mình viết, mình nói.
-Nhưng cảm xúc ấy chỉ truyền đến người đọc, người nghe một khi người làm văn tìm ra cách biểu lộ nó bằng ngôn ngữ. Do đó, người làm bài phải tập cho thành thạo cách diễn tả cảm xúc bằng các phương tiện ngôn ngữ có tính truyền cảm.
-Mặt khác tình cảm của người làm bài sẽ không đc tiếp nhận khi người đọc, người nghe chưa tin là nó chân thành. Do đó, người làm bài phải chú ý làm cho cả c.xúc và sự diễn tả c.xúc của mình đều chân thực.
- Sai vì nếu dùng quá nhiều mà không phù hợp, sẽ biến bài văn nghị luận thành thành lí luận dông dài, hoặc làm giảm bớt sự chặt chẽ.
*Ghi nhớ 2: sgk (97 ).
Những biện pháp để biểu cảm và tác dụng:
- "Nhại lại": tên da đen bẩn thỉu, An - nam - mít bẩn thỉu, con yêu, bạn hiền, các chiến sĩ bảo vệ tự do và công lý... nhằm vạch trần giọng điệu dối trá của thực dân (lời nói khác với thực tế), tạo hiệu quả mỉa mai.
- Dùng hình ảnh mỉa mai bằng giọng điệu tuyên truyền của thực dân: nhiều người bản xứ đã chứng kiến cảnh kỳ diệu... Một số đã bỏ xác lại ở miền hoang vu thơ mộng... Thái độ khinh bỉ sâu sắc với giọng điệu tuyên truyền của thực dân, tạo nên tiếng cười châm biếm sâu cay.
Phân tích tác hại của việc "học tủ", "học vẹt".
(Nỗi khổ tâm của nhà giáo chân chính trước sự "xuống cấp" của lối học văn, làm văn của HS...). Cả đoạn văn sử dụng từ ngữ, câu văn, giọng điệu để biểu hiện tình cảm.
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò
-Học thuộc ghi nhớ, làm bài 3 (98 ).
-Chuẩn bị bài: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận (Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi trong từng phần).
Ngày 10 tháng 03 năm 2014
Ký duyệt của chuyên môn
P. Hiệu trưởng
Phạm Quang Hưng
File đính kèm:
- van 8 tuan 29.doc