Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 27 - Nguyễn Thị Thương

1. Mục tiêu:

 1.1:Kiến thức :

 Hoạt động 1:

- HS biết: Những nét chính về tác giả, tác phẩm.

- HS hiểu biết bước đầu về thể loại tấu.

 Hoạt động 2:

- HS biết: Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản.

- HS hiểu: Quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước.

 Hoạt động 3:

 - HS hiểu: nghệ thuật , ý nghĩa của bài cáo.

 Hoạt động 4:

- HS biết: Viết một đoạn văn nghị luận ngắn.

- HS hiểu: sự cần thiết và tác dụng của phương pháp học đi đôi với hành.

 1.2:Kĩ năng:

- HS thực hiện được: phân tích cách trình bày luận điểm trong một đoạn văn diễn dích và quy nạp, cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản.

- HS thực hiện thành thạo: đọc hiểu một đoạn văn bản viết theo thể tấu.

 1.3:Thái độ:

- HS có thói quen: học tập có phương pháp.

- HS có tính cách: Giáo dục học sinh nhận thức về phương pháp học tập đúng.

2. Nội dung học tập:

- Nội dung 1: Đọc hiểu văn bản.

- Nội dung 2: Phân tích nội dung, nghệ thuật của bài tấu.

- Nội dung 3: Tổng kết nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Nội dung 4: Luyện tập.

 

doc16 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 27 - Nguyễn Thị Thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.3:Thái độ: - HS có thói quen: Xác định luận điểm của các đoạn văn. - HS có tính cách: Giáo dục học sinh ý thức xây dựng luận điểm đúng cách. 2. Nội dung học tập: - Nội dung 1: Chuẩn bị: - Nội dung 2: Luyện tập viết đoạn văn trình bày luận điểm. 3. Chuẩn bị: 3.1: Giáo viên: Đề, dàn ý. 3.2: Học sinh: Tập xây dựng trình bày luận điểm, trình bày đoạn văn có chứa luận điểm. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút) 8A1: 8A2: 4.2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút) à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1:Ý nghĩa câu chủ đề trong đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm là gì? (3đ) A. Thể hiện rõ ràng chính xác luận điểm. B. Thể hiện một phần nội dung luận điểm. C. Trình bày luận điểm sinh động, hấp dẫn. D. Cả A, B, C đều sai. l Đáp án : A Câu hỏi 1:Làm BT3/ VBT? (5đ) l Đáp án : Học sinh viết đoạn văn theo yêu cầu . à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:  Đối với bài học hôm nay, em đã chuẩn bị những gì? (2đ) l Tập xây dựng trình bày luận điểm, trình bày đoạn văn có chứa luận điểm Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 4.3:Tiến trình bài học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Vào bài: Tiết trước, các em đã được học cách viết đoạn văn trình bày luận điểm. Tiết này chúng ta sẽ đi vào luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm. ( 1 phút) Hoạt động 1: Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh( 3 phút) Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài SGK. Với đề bài trên, bài làm cần làm sáng tỏ vấn đề gì? Khuyên một số bạn trong lớp học chăm chỉ hơn. Để đạt được mục đích đó người làm bài cần đưa ra những luận điểm nào? Hệ thống luận điểm trong sách giáo khoa. Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh luyện tập trên lớp. ( 27 phút)  Tiết trước, các em đã được tìm hiểu những gì? ĩ Luyện đọc: đọc và xác định luận điểm được xây dựng và trình bày trong một đoạn nghị luận cụ thể. Giáo viên gọi học sinh đọc luận điểm mà bài tập nêu ra. Hệ thống luận điểm này có chỗ nào chưa chính xác? Nếu có em sẽ điều chỉnh lại như thế nào? Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, sửa chữa. ĩ Luyện nói: trình bày luận điểm đã trình bày trước nhóm lớp. ĩ Luyện nghe: nắm được luận điểm và nhận xét về nội dung các luận điểm luận cứ cách sắp xếp các hệ thống luận điểm luận cứ cách sắp xếp hệ thống luận điểm luận cứ trong phần trình bày của bạn và bổ sung, rút kinh nghiệm. Giáo viên gọi học sinh đọc các câu trong SGK. Học sinh thảo luận, trình bày. Có phải các câu chuyển đoạn và giới thiệu luận điểm ghi ở điểm 2a trong bài đều chính xác không? Vì sao? Câu 2 xác định sai mối quan hệ giữa luận điểm cần trình bày với luận điểm đứng trên. Hai luận điểm ấy không có quan hệ nhân quả để có thế nối bằng “do đó” Cách chuyển đoạn của các câu còn lại em thích câu nào? Vì sao? Nên xếp những luận cứ dưới đây theo những trình tự nào để việc trình bày luận điểm trên chặt chẽ? Giáo viên nêu câu hỏi (c) phần 2. Giáo viên treo bảng phụ giới thiệu đoạn văn Đoạn văn trên đây là đoạn văn diễn dịch hay qui nạp? Viết theo cách điễn dịch. ĩ Luyện viết: viết đoạn văn lập luận theo phương pháp diễn dịch thành quy nạp (hoặc từ quy nạp thành diễn dịch), rút ra bài học về việc trình bày luận điểm khi viết đoạn văn nghị luận. Em hãy chuyển sang cách viết qui nạp. Đặt câu chủ đề xuống cuối đoạn văn, sửa lại các câu văn sao cho mối liên kết trong đoạn, trong bài không mất đi. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài chuẩn bị ở nhà của mình cho lớp nghe. Giáo viên nhận xét, sửa chữa. Giáo dục học sinh ý thức trình bày luận điểm rõ ràng, chính xác trong bài văn, đoạn văn nghị luận. I. Chuẩn bị ở nhà: Đề : Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn. II. Luyện tập trên lớp: 1.Củng cố kiến thức: - Luận điểm và vai trò của luận điểm trong bài văn nghị luận. - Hệ thống luận điểm và cách sắp xếp các luận điểm trong bài văn nghị luận. 2. Luyện tập: a. Xây dựng hệ thống luận điểm. - Luận điểm (a) còn có nội dung không phù hợp với vấn đề trong đề bài ( vì nói đến lao động tốt ) . - Thiếu những luận điểm cần thiết: + Đất nước rất cần những người tài giỏi. + Phải học chăm mới học giỏi, mới thành tài. - Sự sắp xếp các luận điểm chưa hợp lí : + Vị trí của luận điểm (b) làm cho bài thiếu mạch lạc. + Luận điểm (d) không nên đứng trước luận điểm (e) - Sắp xếp thêm bớt các luận điểm: a. Đất nước đang rất cần những người tài giỏi để đưa Tổ quốc tiến lên đài vinh quang, sánh kịp với bạn bè năm châu. b. Quanh ta đang có nhiều tấm gương của các bạn học sinh phấn đấu học giỏi, để đáp ứng được yêu cầu của đất nước. c. Muốn học giỏi, muốn thành tài thì trước hết phải học chăm. d.Một số bạn ởø lớp ta còn ham chơi, chưa chăm học, làm cho thầy, cô giáo và các bậc cha mẹ rất lo buồn. e. Nếu bây giờ càng chơi bời, không chịu học thì sau này càng khó gặp niềm vui trong cuộc sống. g. Vậy thì các bạn nên bớt vui chơi, chịu khó học hành chăm chỉ, để trở nên người có ích cho cuộc sống, và nhờ đó, tìm được niềm vui chân chính, lâu bền. b.Trình bày luận điểm : a. Câu 1: Vì đơn giản dễ làm theo. - Câu 3: Vì có giọng điệu gần gũi, thân thiết b. Các luận cứ trên đã rành mạch, chặt chẽ, hợp lí vì luận cứ sau gắn với luận cứ trước. c. Sau này, khi đã gắn công học tập và thành đạt trong cuộc sống,chẳng lẽ bạn còn lo không có niềm vui chân chính hay sao? 4.4:Tôûng kết : ( 5 phút)  Câu 1: Khi trình bày luận điểm trong bày văn nghị luận, giọng văn phải như thế nào? l Đáp án:Trong sáng hấp dẫn.  Câu 2: Làm thế nào để nhận biết đoạn văn trình bày theo diễn dịch hay quy nạp? l Đáp án: Cần xác định vị trí câu chủ đề trong đoạn văn đó. Muốn chuyển từ doạn diễn dịch sang đoạn quy nạp cần làm gì? Đáp án:Sửa câu chủ đề và những câu văn sao cho sự liên kết trong đoạn không bị mất đi. 4.5:Hướng dẫn học tập: ( 3 phút) à Đối với bài học tiết này: - Xây dựng lại hệ thống luận điểm trong bài văn của mình cho lôgic, chặt chẽ hơn. - Trình bày luận điểm: tìm luận cứ, sắp xếp thành dàn ý theo trình tự khoa học, hợp lí; trình bày lập luận theo phương pháp diễn dịch hoặc quy nạp. à Đối với bài học tiết sau: - Chuẩn bị viết bài tập làm văn số 6: Lập dàn ý cho các đề bài trong SGK – 85. 5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: -Tài liệu: + SGK, SGV Ngữ văn 8. + Sổ tay kiến thức Ngữ văn 8. + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8. + Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8. + Dạy tốt, học tốt các mơn học bằng sơ đồ tư duy. Tuần: 27 - Tiết: 103- 104 Ngày dạy:08/03/2013 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6. 1. Mục tiêu: 1.1:Kiến thức : à Hoạt động 1: HS biết: Cách làm một bài văn nghị luận hoàn chỉnh. HS hiểu: Củng cố các kiến thức về văn chứng minh và giải thích một vấn đề xã hội hoặc văn học. 1.2:Kĩ năng: - HS thực hiện được: Vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm vào bài văn chứng minh và giải thích một vấn đề xã hội hoặc văn học gần gũi với học sinh. - HS thực hiện thành thạo: Viết một bài văn nghị luận hoàn chỉnh, đảm bảo bố cục ba phần. 1.3:Thái độ: - HS có thói quen: Làm bài văn nghị luận theo bố cục ba phần. - HS có tính cách: Giáo dục học sinh tính tự tin, ý thức nghiêm túc trong khi làm bài kiểm tra, thi cử. 2.Ma trận đề : 3.Đề kiểm tra và đáp án: 3.1.Đề bài: Giải thích câu nói sau đây của M.Go-rơ-ki : “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. 3.2.Hướng dẫn chấm Câu Nội dung Điểm a Mở bài: - Giới thiệu luận đề “Yêu sách” - Hoàn cảnh : Từ xưa đến nay. - Tác giả: M.Go-rơ-ki. b.Thân bài : - Luận điểm : yêu sách. - Luận cứ : + Lí lẽ 1 : Giải thích nghĩa của luận điểm: Thế nào là yêu sách. + Lí lẽ 2: Vì sao sách là nguồn kiến thức + Lí lẽ 3: Vì sao chỉ có kiến thức mới là con đường sống. Dẫn chứng : lịch sử, thực tế, thơ văn. c.Kết bài : Khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của sách đối vời đời sống xã hội.. à Biểu điểm: - 10 đ: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đề. - 9- 8 đ: Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu của đề, còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - 6 - 7đ: Đáp ứng được 2/3 yêu cầu trên. - 5 đ: Đáp ứng được nửa các yêu cầu trên. 3 – 4 đ: Đáp ứng được 1/3 yêu cầu trên. - 1 – 2 đ: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. - 0 đ: Hoàn toàn lạc đề. 1,5đ 1đ 2đ 2đ 2đ 1,5đ 4.Kết quả: - Thống kê chất lượng: Lớp Số HS Giỏi Khá TB Yếu Kém TB Ư SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 8A1 8A2 K8 - Đánh giá chất lượng bài làm của học sinh và đề kiểm tra: 5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: - Sổ tay kiến thức Ngữ văn 8. - Học và thực hành theo chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 8. - Dạy tốt, học tốt các môn học bằng bản đồ tư duy. - Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức – kĩ năng ngữ văn 8

File đính kèm:

  • doctuan 27(1).doc