Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 8 - Nguyễn Thị Thúy Nga

1. Thế nào là câu nghi vấn? Chức năng của câu nghi vấn? Cho ví dụ.

 * Câu nghi vấn là câu:

 - Có những từ ngữ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có) không, (đã) chưa, ) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).

 - Có chức năng chính là dùng để hỏi.

 VD: Anh có khỏe không?

 * Chức năng của câu nghi vấn:

 - Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc, và không yêu cầu người đối thoại trả lời.

 - Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

 VD: Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?

2. Thế nào là câu cầu khiến? Đặt câu với chức năng câu cầu khiến.

 - Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,. đi, thôi, nào, hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,

 VD: Mở cửa!

3. Thế nào là câu cảm thán, câu trần thuật? Xác định điểm khác nhau của hai loại câu này.

 - Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào, dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.

 - Câu trần thật là câu không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả.

 * Điểm khác nhau của hai loại câu này:

 

doc16 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 8 - Nguyễn Thị Thúy Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại của việc xả rác mà em đã nêu ra như mất vệ sinh,lan truyền dịch bệnh, khiến cho người nước ngoài có ấn tượng không tốt đều có nguyên nhân bắt nguồn từ con người . Đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu chĩ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người . Họ sống theo kiểu. “Của mình thì giữ bo bo, của người thì thả cho bò nó ăn”giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai . Những nơi công cộng không phải là của mình , vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận và nguy hại làm sao. Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Ở các lớp học, hằng ngày, các thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp. Nhưng xã hội là một phạm vị rộng lớn hơn lớp học rất nhiều. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không một ai có đủ thời gianđể đi nhắc nhở từng người một . Không được nhắc nhở , con người ta lại quay về với thói quen trước kia . Nguyên nhân cuối cùng là do ý thức về vệ sinh của một số người chưa được tốt . Họ không nhận thức được rằng hành vi của mình là vô ý thức , phản văn hóa, văn minh , phá hoại môi trường sống . Bên cạnh đó cũng cần phải nói đến việc giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức , chưa được tổ chức thường xuyên . Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi , không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hòi của người dân . Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp . Mặt khác , nếu so với các nước trên thế giới thì việc xử phạt những người vô ý thức cũng chưa thật nghiêm túc. Ví dụ như ở nước Singapo, chỉ cần ném một mẩu giấy ra đường là đã bị phạt tiền rất nặng . Tùy vào mức độ sai phạm mà người vi phạm có thể bị đánh giữa đường . Còn ở Việt Nam thì sao ? Những người vô ý thức vẫn ung dung như không có gì xảy ra vì hình thức xử phạt ở nước ta quá dễ dãi , nhẹ nhàng chưa đủ sức răn đe. Đất nước ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực , đời sống người dân ngày càng được nâng cao cách nghĩ . Lối sống của mỗi người ngày càng văn minh , tiến độ ứng xử có văn hóa . Đặc biệt là trong yêu cầu của cuộc sống ngày nay , đường phố xanh – sạch – đẹp là một tiêu chuẩn không thể thiếu đối với một thành phố văn minh, sạch đẹp . Điều đó khiến mỗi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình và người khác . Nhận thức cùa người dân đa phần đã tích cực hơn . Mỗi nhà đều phải gom rác sinh hoạt để đúng chỗ để các cô chú công nhân vệ sinh đem vận chuyển đến nơi quy định để xử lý . Những việc làm đó thật đáng biểu dương vì không những giữ vệ sinh giữ sức khỏe cho cá nhân một người một gia đình mà còn cho cả cộng đồng . Các bạn thấy đó tuy có nhiều người vô ý thức xả rác bừa bãi nhưng tồn tại song song với những con người này là số lớn những con người có ý thức vệ sinh rất tốt . Một nhóm bạn trẻ ở thành phố biển nhân ngày nghỉ hè rảnh rỗi đã cùng nhau nhặt rác ở khắp bãi biển , một bà lão lớn tuổi vẫn ngày ngày nhặt những mảnh chai trên cát , làm giảm đi sự nguy hiểm cho những người vui chơi trên biển. Đó là những việc làm tốt đẹp đáng cho ta noi theo . Còn những người vô ý thức kia đã đến lúc suy nghĩ lại . Hãy làm việc gì đó trước khi quá muộn . Nạn vứt rác bừa bãi có thể được khắc phục dựa trên sự cố gắng của mỗi người và toàn xã hội . Ngay từ bây giờ , ta cần kêu gọi ý thức giữ gìn vệ sinh của mỗi người . Bằng nhiểu hình thức như áp phích, panô ,các chương trình tuyên truyền trên đài phát thanh truyền hình , những thông điệp cơ bản về ý thức bảo vệ môi trường sẽ được truyền đến tận tai , tận mắt của mỗi người góp phần nâng cao ý thức của người dân . Hơn nữa , đối với những người ương bướng , cố tình vi phạm cần phải bị xử phạt thích đáng . Không thể nhẹ tay với những con người vô ý thức , tàn phá môi trường nghiêm trọng vì nếu quá dễ dãi với họ thì sẽ mãi không bao giờ chấm dứt được tình trạng trên . Nếu như thực hiện được những việc làm trên thì cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao . Và có lẽ ở nước ta cũng không xảy ra chuyện vớt trên sáu tấn rác mỗi ngày ở một con kênh hay những cái lắc đầu chê trách của du khách nước ngoài . Mỗi người trong cộng đồng ai cũng muốn có sức khỏe dồi dào , người thân không ốm đau , láng giềng yên ổn nhưng do nếp sống nếp nghĩ quen thuộc của một số ít người mà còn hiện tượng vứt rác bừa bãi ra nơi công cộng . Thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước không cho phép người dna6 cứ tiếp tục lối sống , nếp nghĩ như thế . Hãy khắc phục nó bằng mọi cách có thể . Mỗi người chúng ta hãy sống thật tốt đẹp , giữ gìn vệ sinh ở bất kì nơi đâu , trong nhà hay ngoài ngõ , trên cạn hay dưới sông để tạo môi trường sống trong lành cho cả mình và mọi người , để có điều kiện cống hiến nhiều nhất cho đất nước . Đứng trước xu thế hội nhập ngày nay , làm thế nào để vươn ra biển lớn , để hòa nhập cùng với bạn nè ở bốn phương . Thiết nghĩ , cần nhất là một gương mặt một diện mạo mới của đất nước . Một con đường sạch đẹp ở thành phố luôn tạo cho mọi người, nhất là các khách du lịch quốc tế một cảm giác thoải mái . Hãy làm cho mình đẹp hơn dưới con mắt của mọi người , đứng vì những thói quen xấu của cá nhân như vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến mọi người . Hãy chấm dứt những hành vi kém văn hóa ấy để làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn . Và hãy sống theo tinh thần cao đẹp : “Mình vì mọi người , mọi người vì mình ” Đối với em thì những hành vi như xả rác bừa bãi nơi công cộng , đổ nước thải sinh hoạt xuống cống , rãnh là những hành động xấu , đáng chê trách . Chúng gây những hậu quả nghiêm trọng cho mọi người . Vì vậy mỗi người dân chúng ta và toàn xã hội cần phải nhanh chóng khắc phục hiện tượng đó . Riêng với chúng em – những học sinh – người chủ tương lai của đất nước thì giờ đây cần phải xem lại bản thân mình , điều chỉnh những hành vi của mình thật đúng đắn . Đứng trước hiện tượng vứt rác bừa bãi trên , chúng em sẽ tích cực nâng cao ý thức bảo vệ môi trường , tuyên truyền cho bạn bè cùng làm theo . Hi vọng rằng với việc làm nhỏ đó chúng em đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh trở nên xanh – sạch – đẹp và trái đất sẽ luôn là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại . 9. Thuyết minh về danh lam thắng cảnh của địa phương. Bài làm: Đây vừa là công trình thành luỹ quân sự, vừa là trụ sở hành chính của nhà Nguyễn trên đất Quảng Trị từ năm 1809 đến năm 1945. Theo các nguồn tài liệu thì vào đầu thời Gia Long, thành được xây dựng tại phường Tiền Kiên (Triệu Thành - Triệu Phong), đến năm 1809, vua Gia Long cho dời đến xã Thạch Hãn (nay là Phường 2 thị xã Quảng Trị).  Lúc đầu, thành được đắp bằng đất, đến năm 1827, vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Khuôn viên Thành cổ Quảng trị có dạng hình vuông với chu vi tường thành là 481 trượng 6 thước (gần 2000m), cao 1 trượng 94m), dưới chân dày 3 trượng (12m). Bên ngoài thành có hệ thống hào rộng bao quanh. Bốn góc thành là 4 pháo,đài cao, nhô hẳn ra ngoài.  Các cửa: Tiền, Hậu, Tả, Hữu Xây vòm cuốn, rộng 3,4m, phía trên có vọng lâu, mái cong, lợp ngói, cả 4 cửa đều nằm chính giữa 4 mặt thành. Nội thành có các công trình kiến trúc như Hành cung, cột cờ, dinh Tuần Vũ, dinh án Sát, dinh Lãnh Binh, Ty Phiên, Ty Niết, kho thóc, nhà kiểm học, trại lính Trong đó, Hành cung được xem là công trình nổi bật nhất: bao bọc xung quanh là hệ thống tường dày, chu vi 400m, có hai cửa. Hành cung là một ngôi nhà rường, kết cấu 3 gian, 2 chái, mái lợp ngói liệt, trên có trang trí cái họa tiết rồng, mây, hoa, lá Đây là nơi để Vua ngự và thăng quan cho các quan cấp tỉnh ở Quảng Trị hay tổ chức các lễ tiết trong năm. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp đặt chính quyền bảo hộ thì Thành cổ lại có thêm nhà lao, toà mật thám, trại lính khố xanh, cơ quan thuế đoạn... Từ năm 1929 đến năm 1972, nhà lao Quảng Trị là nơi giam cầm các chiến sĩ cộng sản và những người yêu nước và chính nơi đây đã trở thành trường học chính trị, để rèn luyện ý chí son sắt, đấu tranh trực diện với kẻ thù của những người yêu nước. Chiến công ở Thành Cổ Quảng Trị đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam những trang hào hùng. Thành Cổ là nơi hy sinh cao quý của biết bao chiến sĩ giải phóng quân và nhân dân Quảng Trị anh hùng. Thành Cổ Quảng Trị được bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng di tích Quốc gia theo quyết định số 235/VH - QĐ ngày 12/12/1986. Năm 1994, Thành Cổ Quảng Trị lại được xếp vào danh mục những di tích Quốc gia đặc biệt quan trọng. Do phải gánh chịu một khối lượng bom đạn khổng lồ trong chiến tranh nên từ sau hoà bình lập lại, Thành Cổ chỉ còn dấu vết của một số đoạt thành, lao xá, cổng tiền, hậu...  Từ năm 1993 - 1995, hệ thống hào, cầu, cống, một số đoạt thành, cổng tiền đã được tu sửa, hàng nghìn cây dừa đã mọc lên phía trong thành. Đặc biệt một đài tưởng niệm lớn đã được xây dựng ở chính giữa Thành Cổ. Đài tưởng niệm được đắp nổi bằng đất có hình một nấm mồ chung, bốn phía gia cố xi măng tạo thành hình bốn cửa của Thành Cổ, phía trên là nơi để mọi người thắp hương tưởng niệm. Hiện nay Thành cổ được Nhà nước đầu tư để tôn tạo các khu vực: - Khu ghi dấu ấn về cuộc chiến đấu 81 ngày đêm ở góc Đông Nam, tái toạ lại chiến trường năm 1972 với hầm hào, công sự, hố bom   Tại đây sẽ đặt 81 khối đá tự nhiên tạc văn bia mô tả cuộc chiến đấu phi thường của quân và dân ta. - Khu phục dựng thành cổ nguyên sinh: ở phía đông bắc, thu nhỏ kiến trúc các công trình cổ, trồng một rừng mai vàng để gợi biểu tượng non Mai sông Hãn. - Khu công viên văn hoá: ngoài tượng đài và nhà trưng bày bổ sung hai tầng, tại phía tây và tây nam này xây dựng một công viên có nhiều lối đi, ghế đá, cây cảnh, hồ nước, sân chơi Thành cổ Quảng Trị là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước và là điểm thu hút hấp dẫn khách tham quan trong nước và bè bạn quốc tế.

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap su 8.doc
Giáo án liên quan