Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 7: Bố cục trong văn bản - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết

1.MỤC TIÊU: Giúp học sinh nắm được:

 1.1.Kiến thức: Tác dụng của việc xây dựng bố cục.

 1.2. Kĩ năng:

 -Nhận biết, phân tích bố cục trong văn bản.

 -Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc- hiểu văn bản, xây dựng bố cục cho văn bản nói (viết )cụ thể.

1.3.Thái độ: Có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản

2.TRỌNG TÂM: Tác dụng của việc xây dựng bố cục.

3.CHUẨN BỊ:

 3.1.HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK.

 3.2.GV:Bài văn mẫu.

4.TIẾN TRÌNH:

 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Gv kiểm tra sĩ số hs.

 4.2 Kiểm tra miệng:

 Câu 1:Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì phải có yêu cầu gì? ( Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì phải có sự liên kết) (?)Phương tiện liên kết trong văn bản gồm những phương tiện gì? (Liên kết về nội dung ý nghĩa, liên kết về hình thức ngôn ngữ)(10 đ)

 Câu 2:Trình bày một đoạn văn, chỉ ra sự liên kết?(10đ)

 -HS trình bày, gv nhận xét, ghi điểm.

 4.3.Bài mới:

 -GTB: Trong bóng đá, các huấn luyện viên phải sắp xếp các cầu thủ thành một đội hình, còn trong chiến đấu những vị tướng phải bố trí các đạo quân, các cánh quân thành thế trận?Vì sao phải làm như thế . Trong việc tạo lập văn bản có gì cần được bố trí như các cánh quân hay như các huấn luyện viên bố trí các đội hình không. Bài học hôm hay ta sẽ đi vào xem xét các yêu cầu đo.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 7: Bố cục trong văn bản - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN BÀI:2 TIẾT PPCT:7 TUẦN: 2 Tập làm văn: 1.MỤC TIÊU: Giúp học sinh nắm được: 1.1.Kiến thức: Tác dụng của việc xây dựng bố cục. 1.2. Kĩ năng: -Nhận biết, phân tích bố cục trong văn bản. -Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc- hiểu văn bản, xây dựng bố cục cho văn bản nói (viết )cụ thể. 1.3.Thái độ: Có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản 2.TRỌNG TÂM: Tác dụng của việc xây dựng bố cục. 3.CHUẨN BỊ: 3.1.HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK. 3.2.GV:Bài văn mẫu. 4.TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Gv kiểm tra sĩ số hs. 4.2 Kiểm tra miệng: Câu 1:Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì phải có yêu cầu gì? ( Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì phải có sự liên kết) (?)Phương tiện liên kết trong văn bản gồm những phương tiện gì? (Liên kết về nội dung ý nghĩa, liên kết về hình thức ngôn ngữ)(10 đ) Câu 2:Trình bày một đoạn văn, chỉ ra sự liên kết?(10đ) -HS trình bày, gv nhận xét, ghi điểm. 4.3.Bài mới: -GTB: Trong bóng đá, các huấn luyện viên phải sắp xếp các cầu thủ thành một đội hình, còn trong chiến đấu những vị tướng phải bố trí các đạo quân, các cánh quân thành thế trận?Vì sao phải làm như thế . Trong việc tạo lập văn bản có gì cần được bố trí như các cánh quân hay như các huấn luyện viên bố trí các đội hình không. Bài học hôm hay ta sẽ đi vào xem xét các yêu cầu đo.ù HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản -Em muốn viết một lá đơn để gia nhập đội thiếu niên tiền phong Hồ chí Minh. Hãy cho biết: (?)Những nội dung trong đơn ấy có cần được sắp xếp không ? (?)Có thể tùy thích, muốn ghi nội dung nào trước cũng được hay không ? (Nêu lí do em muốn xin vào đội trước, khai rõ họ tên sống và học ở đâu) => GV cho HS thảo luận (?) Sự sắp đặt nội dung các phần trong văn bản theo một trình tự hợp lí được gọi là bố cục .Em hãy cho biết vì sao khi xây dựng văn bản cần phải quan tâm đến bố cục? =>HS thảo luận rút ra phần ghi nhớ(Gạch đầu dòng thứ nhất? -GV cho HS đọc 2 câu chuyện trong sgk và trả lời câu hỏi: (?)Hai câu chuyện trên đã có bố cục chưa ? (Hai câu chuyện trên chưa có bố cục rất lộn xộn và khó tiếp nhận) =>GV cho HS suy nghĩ và thảo luận. (Bản kể trong ngữ văn 6 và bản kể trong vd trên có những câu văn về cơ bản là gống nhau.Vậy vì sao văn bản này dễ tiếp nhận và thực sự gây hứng thú. Còn văn bản kia lại khó tiếp nhận ). (?)Văn bản được nêu trong vd gồm mấy đoạn?Nội dung của mỗi đoạn văn ấy có tương đối thống nhất không?Ý của các đoạn có phân biệt với nhau tương đối rõ ràng không? (?)Muốn tiếp nhận văn bản dễ dàng thì phải làm thế nào? (?)Theo em, nên sắp xếp bố cục trên như thế nào? => GV cho HS thảo luận. -GV tổng kết cho HS đọc ghi nhớ. (?)Hãy nêu nhiệm vụ của ba phần Mở bài, thân bài, kết bài. (Bố cục ba phần giúp văn bản trở nên rành mạch và hợp lí không phải văn bản nào cũng theo bố cục ba phần) -GV cho hs đọc ghi nhớ toàn bài. HOẠT ĐỘNG 2: GV hướng dẫn HS phần luyện tập -HS đọc bài tập 1.Xác định yêu cầu bài tập 1. -HS đọc bài tập 2.Xác định yêu cầu bài tập 2. =>Thảo luận nhóm lớn. I. BỐ CỤC VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỀ BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN 1. Bố cục trong văn bản -Khi viết đơn cần phải sắp xếp theo một trình tự không thể tùy thích ghi nội dung nào trước cũng được -Văn bản không thể viết một cách tùy tiện mà phải có bố cục rõ ràng. Bố cục là sự bố trí các phần, đoạn có ý tứ thành một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí * GHI NHỚ: SGK/30 (Điểm 1) 2.Những yêu cầu về bố cục trong văn bản: -VD 1:Thứ tự bị xáo trộn, không hợp lí, gây khó hiểu -VD 2: Bố cục không hợp lí, nội dung giữa hai đoạn không thống nhất, ý nghĩa hai đoạn rời rạc -Muốn tiếp nhận dễ dàng thì các đoạn mạch trong văn bản phải rõ ràng *GHI NHỚ: SGK/30(Điểm 2) 3.Các phần của bố cục a.Mở bài:Thông báo đề tài của văn bản, làm cho người đọc đi vào đề tài một cách dễ dàng b.Thân bài: Phát triển vấn đề c. Kết bài: Nhắc lại đề tài, đưa ra lời hứa hẹn, nêu cảm tưởng * GHI NHỚ: SGK/30 II.LUYỆN TẬP -BT 1:Học sinh tự làm . -BT 2:Bố cục của truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”. -BT 3:Bố cục của báo cáo chưa thật rành mạch và hợp lí.Các điểm(1), (2), (3) ở thân bài mới chỉ kể lại việc học tốt chứ chưa trình bày kinh nghiệm học tốt. Điểm 4 không nói về học tập. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: Câu 1:Bố cục bài văn thường gồm mấy phần?Đó là những phần nào? -Gồm 3 phần:MB-TB-KB Câu 2:Yêu cầu về bố cục như thế nào? -Rành mạch, hợp lí 4.5.Hướng dẫn hs tự học: -Đối với bài học ở tiết học này: +Học ghi nhớ; + Nắm vững nội dung bài học; +Xác định bố cục của văn bản “Cổng trường mở ra”, nêu nhận xét về bố cục đó? -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:Chuẩn bị bài “Mạch lạc trong văn bản”. +Trả lời câu hỏi sgk/31,32 +Chú ý câu hỏi 2sgk/31 +Xem phần ghi nhớ sgk/31 5.RÚT KINH NGHIỆM: Nội dung:-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Phương pháp:-------------------------------------------------------------------------------------------------- Sử dụng ĐDDH:----------------------------------------------------------------------------------------------- TRƯỜNG: THCS SUỐI NGÔ SỔ HỌP GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ KIỀU NĂM HỌC: 2010-2011 TRƯỜNG: THCS SUỐI NGÔ GIÁO ÁN: NGỮ VĂN 7 GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ KIỀU NĂM HỌC:2010-2011 TRƯỜNG: THCS SUỐI NGÔ GIÁO ÁN: NGỮ VĂN 7 (PHỤ ĐẠO) GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ KIỀU NĂM HỌC: 2010-2011

File đính kèm:

  • docNgu van 7 tiet 7 bo cuc van ban.doc