Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 21 - Nguyễn Thị Châu

* Hoạt động 1: Đọc hiểu văn bản

- HS đọc sgk. (Chú ý nhấn ở vần).

? Về nội dung, có thể chia văn bản này thành 3 nhóm nói về phẩm chất, học tập tu dưỡng, quan hệ ứng xử.

 Hãy sắp xếp các câu tục ngữ trên vào 3 nhóm?

* Hoạt động 2: Phân tích văn bản

? Đặc điểm giống nhau về nội dung, nghệ thuật của 3 nhóm văn bản trên?

( - Ngắn, có vần nhịp, dùng so sánh, ẩn dụ, nêu kinh nghiệm, bài học về con người, xã hội).

 

* GV dẫn dắt, nêu câu hỏi.

 HS thảo luận nhóm trong 5 phút:

 -Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật.

 -Ý nghĩa, liên hệ mở rộng của từng câu tục ngữ.

* GV nhận xét, thống nhất.

- Liên hệ: Người sống đống vàng; Người là vàng, củalà ngãi; Người làm ra của chứ của ko làm ra người.

 

? Gốc con người nên hiểu theo nghĩa nào:

 A. 1 phần của cơ thể con người.

(B). Dáng vẻ, đường nét con người.

- GV: Răng, tóc được nhận xét trên phương diện thẩm mĩ, là những chi tiết nhỏ nhất.

? Từ câu này em có thể suy rộng ra điều gì?

 

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 21 - Nguyễn Thị Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sgk (18,19) trong 7’. Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. *GV nhận xét, bổ sung. - GV tóm tắt kiến thức. + Luận điểm. + Yêu cầu về luận điểm. ? Người viết triển khai ý chính bằng cách nào? Vai trò của lí lẽ và dẫn chứng ntn? - GV giải thích thêm: + Lí lẽ là những đạo lí, lẽ phải đã được thừa nhận nói ra là được đồng tình. + Dẫn chứng là sự việc số liệu, bằng cớ để xác nhận cho lí lẽ ? Xác định luận cứ trong bài viết? - HS thảo luận. - GV: luận điểm thường có tính khái quát cao. Vì thế, muốn cho người đọc hiểu và tin, luận cứ phải cụ thể, sinh động, chặt chẽ. ? Nếu không trình bày những luận cứ này mà chỉ đưa ra những câu văn nêu luận điểm thì có được không ? ? Theo em, luận cứ cần những yêu cầu gì? ? Lập luận là gì? Vai trò của lập luận trong văn bản nghị luận? ? Hãy chỉ ra trình tự lập luận của văn bản “Chống nạn thất học” . Nhận xét về cách lập luận trên? + Trình tự lập luận trong văn bản . - Nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học . - Chống nạn thất học để làm gì ? - Chống nạn thất học bằng cách nào ? -> Lập luận chặt chẽ , giàu sức thuyết phục , lí lẽ , dẫn chứng sắp xếp theo thời gian , lứa tuổi , giới tính , giai cấp hợp lý. - HS đọc ghi nhớ. * Hoạt động 3: Luyện tập. - HS đọc lại văn bản “Cần tạo ra thói quen ...”. - HS thảo luận chỉ rõ luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong bài. * GV nhận xét, thống nhất. I. Luận điểm, luận cứ và lập luận: Văn bản: Chống nạn thất học. Luận điểm: + Luận điểm: những ý chính của văn bản, là ý kiến thể hiện tư tưởng, quyết định của bài văn nghị luận. + Luận điểm được biểu hiện tập trung ở nhan đề “ Chống nạn thất học” như một khẩu hiệu. + Luận điểm được trình bày đầy đủ ở câu: “ Mọi người . . . chữ Quốc ngữ”. + Cụ thể hoá thành việc làm: - Những người biết chữ dạy cho những người chưa biết chữ. - Những người chưa biết cố gắng học cho biết. - Phụ nữ lại càng cần phải học . * Kết luận 1: - Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. - Yêu cầu về luận điểm : + Được thể hiện trong nhan đề, dưới dạng câu khẳng định nhiệm vụ chung (luận điểm chính) và nhiệm vụ cụ thể (luận điểm phụ) + Phải rõ ràng, đúng đắn, sâu sắc, có tính phổ biến đáp ứng nhu cầu thực tế. Luận cứ: + Là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm, giúp luận điểm sáng rõ, đúng đắn, có sức thuyết phục. + Lí lẽ: - Do chính sách ... không tiến bộ. - Nay nước độc lập rồi ... đất nước. + Dẫn chứng: - Những người đã biết chữ . . . - Vợ chưa biết . . . - Em chưa biết . . . + Các luận cứ trả lời các câu hỏi: - Vì sao? - Để làm gì? - Như thế nào? * Kết luận 2: - Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục. - Luận cứ phải có hệ thống và bám sát luận điểm. 3. Lập luận : +Là cách lựa chọn sắp xếp , trình bày luận cứ một cách phù hợp để làm rõ luận điểm . * Ghi nhớ : sgk (19). III. Luyện tập . Bài văn: Cần tạo ra thói quen tốt... + Luận điểm: (Nhan đề). + Luận cứ : * Lí lẽ: - Khái quát về thói quen của con người. - Thói xấu rất khó sửa. - Thói quen xấu sẽ gây hại. - Thói quen tốt sẽ làm cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. * Dẫn chứng: - Những biểu hiện của thói quen xấu. + Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục. 4. Củng cố và luyện tập - Nêu các yếu tố trong văn bản nghị luận? ( Ghi nhớ SGK) - Mối quan hệ của các yếu tố? ( Ghi nhớ SGK) 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà. * Bài cũ: - Học bài. - Bài tập: Xác định luận điểm, luận cứ, lập luận trong bài “Học thầy, học bạn” * Bài mới: - Chuẩn bị: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận. - Nội dung, tính chất của đề văn nghị luận. - Cách lập dàn ý đề văn nghị luận. V. Rút kinh nghiệm Tiết 80 Ngày dạy ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN I. Mục tiêu. Học sinh nhận rõ đặc điểm và cấu tạo của đề bài văn nghị luận; Nắm được các bước tìm hiểu đề, cách lập ý và các yêu cầu chung của bài văn nghị luận. Rèn kĩ năng nhận biết luận điểm, tìm hiểu đề bài nghị luận và tìm ý, lập ý. Giáo dục thái độ yêu thích môn học. II. Chuẩn bị Giáo viên: Chuẩn bị bài trong SGK. Học sinh: III. Phương pháp Nêu vấn đề, diễn giảng, thực hành. IV. Tiến trình Ổn định tổ chức. Kiểm tra: - Văn nghị luận cần có những yếu tố nào ? Cho biết vai trò của mỗi yếu tố ? ( Ghi nhớ SGK) - Trong văn bản nghị luận, người viết phải vận dụng chủ yếu là: lí lẽ/ hình ảnh/ chi tiết/ dẫn chứng? Đặc điểm của lí lẽ, dẫn chứng? ( Ghi nhớ SGK) Bài mới * Giới thiệu bài. Hoạt động của thầy và trò Nội dung - H. Đọc đề bài (sgk 21). Thảo luận, trả lời câu hỏi sgk. ? Những câu đã cho có thể xem là một đề bài , đầu đề được không ? - Được , nêu ra một vấn đề cần xem xét đánh giá , làm rõ. ? Các đề bài trên có phải là đề văn nghị luận ko? Vì sao? - Có;Vì hàm chứa một khái niệm, vấn đề, lý luận, tư tưởng ... ? Đặt ra đề như vậy nhằm mục đích gì? Những v.đ được đưa ra đó gọi là gì? ? Các đề bài trên cần được giải quyết bằng phương pháp làm văn nào? (phân tích, chứng minh, giải thích) ? Vậy tính chất của đề bài có ý nghĩa gì đối với việc làm văn? - H. So sánh, phát hiện, phân tích l.đ ở các đề 2,8,9,10. - Gv: Muốn có l.đ nhỏ hơn để làm bài, người viết tự mình phải suy nghĩ và phân tách 1 cách hợp lí. ? Em hiểu thế nào là “tự phụ”? ( tự cho mình là giỏi nên xem thường người khác) - H. Đọc, suy nghĩ, thảo luận, trả lời các câu hỏi tr 22. - Gv: Hướng dẫn hs sắp xếp cho hợp lý cho bài văn. - H. Nhắc lại kiến thức cơ bản về đề văn, tìm hiểu đề, lập ý cho bài văn nghị luận. - H. Đọc ghi nhớ. I. Tìm hiểu đề văn nghị luận . 1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận. a. Đề bài : sgk (21). b. Nhận xét : - Các đề nêu ra các vấn đề khác nhau nhưng đều bắt nguồn từ cuộc sống XH con người. - Mục đích : Để người viết bàn luận, làm sáng rõ. - Đó là các luận điểm. - Tính chất của đề sẽ định hướng cho người viết để biết vận dụng phương pháp, có thái độ, giọng điệu cho phù hợp với đề bài đã cho. - Hầu hết các đề nêu ra một luận điểm. Các đề 2,8,9,10 : mỗi luận điểm gồm 2 luận điểm nhỏ. * Ghi nhớ : (23). 2. Tìm hiểu đề văn nghị luận. a. Ví dụ: Đề văn “ Chớ nên tự phụ” + Vấn đề nghị luận : Tác hại của tính tự phụ và sự cần thiết của việc con người không nên tự phụ. -> Luận điểm: Cần phải khiêm tốn. + Đối tượng và phạm vi nghị luận: Tính tự phụ của con người với tác hại của nó. + Khuynh hướng tư tưởng của đề: - Phủ định tính tự phụ của con người. + Những ý chính của bài: Hiểu thế nào là tính tự phụ? Nhận xét những biểu hiện của tính tự phụ. Phân tích tác hại của nó để khuyên răn con người. b. Khi tìm hiểu đề cần: - X.đ đúng vấn đề (đúng luận điểm). - X.đ đúng phạm vi, tính chất của đề. II. Lập ý cho bài văn nghị luận. Đề bài: “ Chớ nên tự phụ” 1. Luận điểm. + Tự phụ là 1 thói quen xấu của con người. + Tự phụ đề cao vai trò của bản thân thiếu tôn trọng người khác. + Tự phụ khiến cho bản thân bị chê trách, mọi người xa lánh. + Tự phụ luôn mâu thuẫn với khiêm nhường, học hỏi. 2. Luận cứ. + Tự phụ tự cho mình là giỏi nên coi thường người khác: - Bị cô lập. - Làm việc gì cũng khó. - Không tự đánh giá được mình. + Tác hại: - Thường tự ti khi thất bại. - Ko chịu học hỏi, ko tiến bộ. - Hoạt động bị hạn chế, dễ thất bại. + Dẫn chứng: - Tìm trong thực tế. - Lấy dẫn chứng từ bản thân. - Dẫn chứng từ sách báo, bài học. 3. Xây dựng lập luận: + Tự phụ là gì? + Những tác hại của tự phụ(dẫn chứng) +Vì sao con người ta không nên tự phụ? + Sửa thói xấu này bằng cách nào? * Ghi nhớ: sgk (23) III. Luyện tập Lập ý cho đề bài: Sách là người bạn lớn của con người. 1. Tìm hiểu đề. - Vấn đề bàn đến: Vai trò của sách đối với con người. - Phạm vi: Xác định giá trị của sách. - Tính chất: Khẳng định, đề cao vai trò của sách với cuộc sống con người. 2. Lập ý: Luận điểm 1: Con người ko thể thiếu bạn (lí lẽ, d/c) Luận điểm 2: Sách là người bạn lớn của con người. - Giúp ta học tập, rèn luyện hàng ngày. - Mở mang trí tuệ, tìm hiểu thế giới. - Nối liền quá khứ, hiện tại, tương lai. - Cảm thông, chia sẻ với con người và nhân loại. - Thư giãn, thưởng thức. Luận điểm 3: Cần gắn bó với sách. - Ham mê đọc sách. - Biết lựa chọn sách để đọc. - Vận dụng điều đọc được vào cuộc sống. 2. Lập luận: - Con người ko thể ko có bạn. Cần bạn để làm gì? - Sách đã mang lại những lợi ích gì? Tại sao sách được coi là bạn lớn...? 4. Củng cố và luyện tập - Đặc điểm đề văn nghị luận? - Khi lập ý cho đề văn nghị luận là chúng ta làm những gì? 5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà - Học bài. Hoàn thiện tìm luận cứ cho đề trên. - Chuẩn bị: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

File đính kèm:

  • docNgu van 7 Tuan 21.doc