1.MỤC TIÊU:Giúp hs:
1.1.Kiến thức:
-Nắm được khái niệm quan hệ từ.
-Hiểu được việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
1.2.Kĩ năng:
-Nhận biết quan hệ từ trong câu.
-Phân tích được tác dụng của quan hệ từ.
1.3.Thái độ:
GDKNS: Có ý thức sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
-Khái niệm quan hệ từ. Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV:Bài tập bổ trợ.
3.2.HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: GV kiểm tra sĩ số hs.
4.2 Kiểm tra miệng:
Câu 1:Tác dụng của việc sử dụng từ Hán Việt? Cho một ví dụ? (10 đ)
-Tạo sắc thái trang trọng thể hiện thái độ tôn kính, tạo sắc thái tao nhã tránh gây cảm giác thô tục ,ghê sợ ,tạo sắc thái cổ ,phù hợp với không khí xã hội xưa.
Câu 2:Có nên lạm dụng từ Hán Việt không ?Vì sao? Cho ví dụ?(10 đ)
-Không nên lạm dụng từ Hán Việt vì sẽ làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên ,thiếu trong sáng không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 27: Quan hệ từ - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 7- TIẾT PPCT:27 QUAN HỆ TỪ
Ngày dạy:03/10/2012
1.MỤC TIÊU:Giúp hs:
1.1.Kiến thức:
-Nắm được khái niệm quan hệ từ.
-Hiểu được việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
1.2.Kĩ năng:
-Nhận biết quan hệ từ trong câu.
-Phân tích được tác dụng của quan hệ từ.
1.3.Thái độ:
GDKNS: Có ý thức sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
-Khái niệm quan hệ từ.ø Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV:Bài tập bổ trợ.
3.2.HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: GV kiểm tra sĩ số hs.
4.2 Kiểm tra miệng:
Câu 1:Tác dụng của việc sử dụng từ Hán Việt? Cho một ví dụ? (10 đ)
-Tạo sắc thái trang trọng thể hiện thái độ tôn kính, tạo sắc thái tao nhã tránh gây cảm giác thô tục ,ghê sợ ,tạo sắc thái cổ ,phù hợp với không khí xã hội xưa.
Câu 2:Có nên lạm dụng từ Hán Việt không ?Vì sao? Cho ví dụ?(10 đ)
-Không nên lạm dụng từ Hán Việt vì sẽ làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên ,thiếu trong sáng không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
4.3.Tiến trình bài học:
Gv giới thiệu bài mới: Ở chương trình tiểu học các em đã được học về quan hệ từ.Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn thế nào là quan hệ từ và sử dụng quan hệ từ sao cho phù hợp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: GV cho HS tìm hiểu khái niệm quan hệ từ(10’)
(GV chia lớp làm 4 nhóm.Vòng 1: Mỗi nhóm tìm 1 quan hệ từ.Tg:2 p. Vòng 2:ghép đều các thành viên của 4 nhóm ở vòng 1 để thảo luận nội dung: các quan hệ từ đó nối từ nào với từ nào trong câu? Và biểu thị ý nghĩa gì?.Tg:5p.
-Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học (?)Hãy xác định quan hệ từ trong những câu dưới đây
a.Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều
b. Hùng Vương thứ 18 ,có một người con gái tên là Mị Nương ,người đẹp như hoa ,tính nết hiền
dịu
c.Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
Thông qua bài tập trên, gv cho hs chốt lại
(?)Vậy quan hệ từ dùng để làm gì?
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu việc sử dụng quan hệ từ(10’)
-GV sử dụng bảng phụ
(?)Trong các trường hợp dưới đây ,trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ ,trường hợp nào không ?
*GV cho HS thảo luận theo bàn.Tg:2p.
(Trường hợp dùng quan hệ từ đánh dấu(+) ,không dùng(-)
(?)Tìm quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ sau đây?
*GV cho HS thảo luận theo bàn.TG:2 p.
(?) Đặt câu với cặp quan hệ từ vừa tìm được?
(GV cho HS đặt câu và nhận xét)
(?)Quan hệ từ được sử dụng như thế nào?
GDKNS:Khi sử dụng quan hệ từ cần chú ý điều gì?
-Cần chú ý ngữ cảnh giao tiếp, nắm vững các loại quan hệ từ
HOẠT ĐỘNG 3: GV hướng dẫn HS phần luyện tập(12’)
- BT 1: HS làm vào VBT
- BT 2: HS làm cá nhân (lên bảng)
- BT 3: HS làm việc theo nhóm
* Gv cho hs bài tập bổ trợ:
Viết thêm câu vào chỗ trống để chỉ rõ sự khác nhau về ý nghĩa giũa 2 câu dưới đây:
Cái xe đạp này tốt nhưng đắt.//
Cái xe đạp này đắt nhưng tốt./../
I.THẾ NÀO LÀ QUAN HỆ TƯ?Ø
-Quan hệ sở hữu: “Của”
-Quan hệ sở hữu : “Có , là”
- Quan hệ nhân quả: “Bởinên”
-Quan hệ đối lập: “Nhưng”
* Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu ,so sánh ,nhân quả giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn
*Ghi nhớ/SGK
II.VIỆC SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ
1.Trắc nghiệm việc sử dụng quan hệ từ
a.(-) ,b.(+) , c(-), d (+), e(-) ,g(+) ,h(+),i(-)
2.Cặp quan hệ từ
a. Nếu thì
b.Vì Nên
c.Tuy nhưng
d.Hễ thì
e.Sở dĩ vì
*GHI NHỚ :SGK/98
III.LUYỆN TẬP
BT 1: Tìm quan hệ từ trong đoạn trích “Cổng trường mở ra”: của, như, củ, đến nỗi, ngoài
BT 2:Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống: với, và, với, nếuthì, và.
BT 3:Làm theo nhóm.
Câu đúng:b, d, g, I, k, l
Câu sai: còn lại.
* BT bổ trợ:
Gợi ý:
Không nên mua nó.
Nên mua nó đi.
4.4. Tổng kết:
Câu 1:Thế nào là quan hệ từ ?
-Là những từ biểu thị các ý nghĩa:sở hữu, so sánh
Câu 2:Sử dụng quan hệ từ như thế nào?
-Dùng để nối các cụm từ, câu
4.5.Hướng dẫn học tập:
-Đối với bài học ở tiết học này:
+Học ghi nhớ
+Làm BT 4,5 SGK/97,98.
+Tập phân tích ý nghĩa câu văn có sử dụng quan hệ từ.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:Chuẩn bị bài: “Chữa lỗi quan hệ từ”
+Trả lời câu hỏi SGK/106 ,107
+Khi sử dụng quan hệ từ ta thường mắc những lỗi nào? Cách khắc phục?
5.PHỤ LỤC:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Ngu van 7 tiet 27 quan he tu.doc