Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 27 - Nguyễn Thị Châu

1. Liệt kê các yếu tố có trong mỗi thể loại.

 a, Thể loại tự sự (Truyện, kí): Chủ yếu dùng phương thức miêu tả và kể để tái hiện sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện.

 - Các yếu tố: Nhân vật, người kể chuyện, cốt truyện.

 b, Thể loại trữ tình (thơ trữ tình, tuỳ bút): Chủ yếu dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc.

 - Thơ trữ tình: Hình ảnh, vần, nhịp, nhân vật trữ tình.

 - Thơ tự sự: ~ (thêm) cốt truyện.

 -> Hai thể loại này tập trung xây dựng các hình tượng nghệ thuật với nhiều dạng thức khác nhau (nhân vật, hình tượng thiên nhiên, đồ vật, .)

 c, Văn nghị luận: Chủ yếu dùng phương pháp lập luận (lý lẽ, dẫn chứng) để trình bày ý kiến, tư tưởng thuyết phục người đọc (nghe).

luận điểm, luận cứ.

2. Chú ý:

 - Các thể loại này có sự khác nhau căn bản về nội dung, phương thức biểu đạt.

 - Sự phân biệt dựa vào những yếu tố nổi bật.

 - Thực tế có sự xâm nhập, đan xen giữa các yếu tố trong 1 văn bản.

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 27 - Nguyễn Thị Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h các ví dụ trong SGK. III. Phương pháp: Vấn đáp, diễn giảng, quy nạp. IV. Tiến trình: 1. Ổn định tổ chức kiểm tra sĩ số hs. 2. Kiểm tra: - Thế nào là câu bị động? Có mấy kiểu câu bị động? Ví dụ? ( 10 điểm) ( Ghi nhớ SGK) - Muốn chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động làm ntn? Ví dụ? ( 10 điểm) ( HS nêu ghi nhớ SGK, cho VD). 3. Bài mới * Giới thiệu bài. Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: Tìm hiểu dùm cụm C-V để mở rộng. ? Hãy tìm cụm danh từ trong ví dụ? - HS nhận diện. ? Phân tích cấu tạo của những cụm danh từ? Cấu tạo của phụ ngữ sau? ? Vậy ngoài cụm C - V làm nòng cốt câu, ví dụ trên còn 2 cụm C-V đóng vai trò gì? - HS phân tích, nhận xét. ? Thế nào là dụng cụm C - V để mở rộng câu? * Hoạt động 2: Các trường hợp dùng cụm C- V để mở rộng câu. - HS đọc kĩ ví dụ. Phân tích. ? Tìm các cụm C- V làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ trong câu? ? Cho biết trong mỗi câu, các cụm C- V đó đóng vai trò gì? - HS đọc ghi nhớ. * Hoạt động 3: Luyện tập. - HS phân tích ví dụ. ? Xác định cụm chủ - vị làm thành phần gì trong câu? - HS bổ sung. - GV thống nhất đáp án. - GV cho bài tập. - HS thực hiện mở rộng câu. Câu a: mở rộng CN. Câu b: mở rộng làm ĐN. I. Thế nào là dùng cụm C - V để mở rộng câu. 1. Ví dụ: (sgk 68). - Cụm danh từ : Những tình cảm ta không có. Những tình cảm ta sẵn có. - Cấu tạo của cụm danh từ : Phụ trước Trung tâm Phụ sau những tình cảm ta sẵn có những tình cảm ta không có - Phụ ngữ sau là 1 cụm C - V. Ta / không có. Ta / sẵn có. -> Cụm C - V làm định ngữ. 2. Ghi nhớ: sgk (68). II. Các trường hợp dùng cụm C- V để mở rộng câu. 1. Ví dụ: a, Chị Ba/ đến// khiến tôi/rất vui. c v c v -> Cụm C - V làm CN, BN. b, Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta// tinh thần/ rất hăng hái. c v -> Cụm C - V làm VN. 2. Ghi nhớ: sgk (69) III. Luyện tập. Bài 1. Xác định cụm C - V trong thành phần câu. a. Những người chuyên môn/ mới định được. -> C- V làm phụ ngữ trong cụm DT. b. Khuôn mặt/ đầy đặn -> làm VN. c.+ Các cô gái làng Vòng/ đỗ gánh. -> C- V làm phụ ngữ trong cụm DT. + Hiện ra/ từng lá cốm sạch sẽ và tinh khiết -> C- V (đảo) làm phụ ngữ trong cụm ĐT. d.+ Một bàn tay/ đập vào vai. -> C- V làm phụ ngữ trong cụm ĐT. + Hắn giật mình. -> làm BN. Bài 2 . Mở rộng thành phần câu bằng cụm chủ - vị. a, Bài thơ rất hay. -> Bài thơ mà anh/ viết// rất hay. b, Nam đọc quyển sách. -> Nam// đọc quyển sách tôi/ cho mượn. 4. Củng cố và luyện tập ? Thế nào là cụm chủ vị dùng để mở rộng câu? Cho ví dụ. ( Ghi nhớ SGK / 68) ? Nêu các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? ( Ghi nhớ SGK / 69) 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: * Bài cũ: - Bài tập: Cho ví dụ câu có sử dụng cụm chủ vị làm thành phần. * Bài mới: - Chuẩn bị: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích. - Đọc trước bài và câu hỏi trong SGK. V. Rút kinh nghiệm: Tiết 103 Ngày dạy TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT, TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN I. Mục tiêu: Nhận xét, trả và chữa bài kiểm tra nhằm giúp HS củng cố kiến thức và kĩ năng tổng hợp kiến thức. Phân tích lỗi sai trong bài để HS tự sửa trên lớp, ở nhà. Giáo dục ý thức điều chỉnh phương pháp học tập cá nhân. II. Chuẩn bị: Giáo viên: các bài viết của HS. Học sinh: III. Phương pháp: Diễn giảng, vấn đáp, thảo luận. IV. Tiến trình 1. Ổn định tổ chức kiểm tra sĩ số hs.. 2. Kiểm tra bài cũ:lồng vào bài mới . 3. Bài mới: * Giới thiệu mục tiêu của tiết học. Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: Đề bài Yêu cầu HS nhắc lại các đề bài kiểm tra. * Hoạt động 2: Trả bài Bước 1: - GV trả bài cho HS. - HS tự đọc bài, sửa lỗi sai theo lời phê của giáo viên. Bước 2: - GV nhận xét ưu, khuyết điểm của từng bài (nội dung, hình thức). - HS nghe nhận xét. ( Riêng bài TLV: - Nhận xét cách lập luận vấn đề. - Các luận cứ có chính xác, phù hợp chưa? - Cách mở bài, kết bài mạch lạc, gắn bó chưa? - Bài học rút ra là gì? - Giữa các đoạn, các luận điểm có liên kết ko? - Trình tự sắp xếp luận điểm...) Bước 3: - GV dẫn dắt để HS chữa bài, chốt đáp án. - HS thảo luận, chữa bài theo hệ thống câu hỏi từng bài. Bước 4: - HS thắc mắc (nếu có). - GV giải đáp. Bước 5: Đọc bài tiêu biểu. I. Đề bài II. Trả bài 1. Ưu điểm: * Bài viết số 5: HS hiểu đề. Thực hiện được bài văn bố cục ba phần. * Bài viết Tiếng Việt: HS nắm vững các khái niệm. Vận dụng thực hiện bài tập khá tốt. * Bài kiểm tra văn: HS thuộc một số bài thơ, đoạn thơ. Nắm vững nội dung cơ bản của tác phẩm. 2. Tồn tại: * Bài viết số 5: Lỗi chính tả. Chữ viết cẩu thả, tẩy xóa, viết tắt nhiều. Lỗi dùng từ, đặt câu, sai ngữ pháp. Không xác định được luận điểm của đề. Lập luận chưa chặt chẽ, thiếu mạch lạc. Dẫn chứng chưa cụ thể. Lý lẽ chưa thuyết phục người đọc. * Bài viết Tiếng việt: Trình bày chưa khoa học, chưa rõ ràng. Tẩy xóa nhiều. Cho ví dụ minh họa chưa đúng. Viết đoạn văn chưa đạt yêu cầu. * Bài kiểm tra văn: Còn nhầm lẫn giữa các tác giả, tác phẩm. Chưa nắm vững nghệ thuật của tác phẩm. Viết đoạn theo câu chủ đề chưa đạt yêu cầu. 4. Củng cố và luyện tập: * Viết đoạn văn chứng minh rằng : “ Phá rừng là có hại đối với môi trường”. ( từ 8- 10 câu) 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: * Bài cũ: - Tập viết lại đoạn văn: Bác Hồ sống thật giản dị. * Bài mới: - Chuẩn bị: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích. V. Rút kinh nghiệm: Tiết 104 Ngày dạy: TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH I. Mục tiêu: Học sinh nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích. Rèn nhận diện và phân tích các đề bài nghị luận giải thích, so sánh với đề nghị luận chứng minh. Giáo dục ý thức sử dụng các lập luận trong giải thích. II. Chuẩn bị: Giáo viên: hệ thống câu hỏi. Học sinh: đọc bài. III. Phương pháp: Vấn đáp, diễn giảng, thực hành cá nhân. IV. Tiến trình: 1. Ổn định tổ chức.kiểm tra sĩ số hs. 2. Kiểm tra bài cũ: lồng vào bài mới. 3. Bài mới : * Giới thiệu bài : Trong đời sống của con người, nhu cầu giải thích rất lớn. Gặp 1 hiện tượng mới lạ, con người chưa hiểu thì nhu cầu giải thích nảy sinh.Thế nào là lập luận giải thích ? Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1 : Tìm hiểu mục đích và phương pháp giải thích ? Trong đời sống, khi nào người ta cần giải thích? ( Khi người ta có điều gì chưa rõ mà lại muốn biết.) ? Hãy nêu một số câu hỏi về nhu cầu giải thích hằng ngày? - HS nêu câu hỏi, trả lời (giải thích). ? Mục đích của giải thích là gì? ? Muốn giải thích được các sự vật ta phải làm ntn? (Muốn giải thích được sự việc, sự vật thì ta phải tìm hiểu, phải học hỏi, phải có kiến thức chính xác, sâu rộng). ? Trong văn nghị luận, người ta thường yêu cầu giải thích vấn đề gì? Mục đích của việc giải thích đó? - HS đọc văn bản (70). ? Bài văn giải thích vấn đề gì? Xác định bố cục văn bản? A. Mở bài: Giới thiệu vai trò của khiêm tốn B. Thân bài: - Khiêm tốn là gì? - Biểu hiện của người khiêm tốn? - Tại sao con người phải có lòng khiêm tốn? C. Kết bài: - Thế nào là người khiêm tốn? - Ý nghĩa của khiêm tốn? - HS thảo luận nhóm nhỏ trả lời câu hỏi b,c,d sgk (71) ? Em hiểu thế nào là lập luận giải thích? ? Nhận xét về bố cục, cách diễn đạt trong văn bản này? - GV tổng kết vấn đề: + Mục đích của giải thích. + Các cách giải thích. + Yêu cầu của bài giải thích. - HD đọc ghi nhớ. * Hoạt động 2 : Luyện tập. - HS đọc văn bản “Lòng nhân đạo”. ? Xác định vấn đề được giải thích ? Phương pháp giải thích trong văn bản ? - HS phát hiện, trình bày. I. Mục đích và phương pháp giải thích. 1. Mục đích. - Làm cho mọi người hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực. - Trong văn nghị luận: Giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lý, phẩm chất, các chuẩn mực hành vi của con người. 2. Phương pháp giải thích. * Phân tích văn bản: “Lòng khiêm tốn” + Bài văn giải thích vấn đề : Lòng khiêm tốn. + Phương pháp giải thích. - Nêu định nghĩa về lòng khiêm tốn. - Nêu những biểu hiện của người khiêm tốn. - Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn. + Diễn đạt mạch lạc, bố cục chặt chẽ, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. 3. Ghi nhớ: sgk (71) II. Luyện tập. Phân tích văn bản: “Lòng nhân đạo” - Vấn đề được giải thích: Lòng nhân đạo. - Phương pháp giải thích: (lí lẽ + dẫn chứng) - Giải thích bằng định nghĩa. - Liệt kê biểu hiện của lòng nhân đạo. 4. Củng cố và luyện tập : Trình bày mục đích giải thích ? Thế nào là giải thích trong văn nghị luận ? ( Ghi nhớ SGK/ 71) 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà : * Bài cũ : - Học ghi nhớ (71) - Đọc kĩ các văn bản mẫu và phân tích (71-73) * Bài mới : - Chuẩn bị : Sống chết mặc bay. - Đọc văn bản,chia bố cục. V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docNgu van 7 Tuan 27.doc