Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 113: Ca Huế trên sông Hương - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết

Câu 1: Qua cuộc đối thoại giữa Va-Ren và Phan Bội Châu. Hãy cho biết tính cách của Va-Ren và Phan Bội Châu ?(10 đ)

 - Va-Ren: Một tên đứng đầu cai trị Đông Dương, một kẻ bất lương giả dối, lố bịch

 - Phan Bội Châu: Là người tù cách mạng vĩ đại, có thái độ khinh bỉ trước thái độ lố bịch của Phan Bội Châu

Câu 2: Hãy cho biết ý nghĩa của đoạn tái bút? Văn bản “Ca Huế trên sông Hương” thuộc thể loại gì? Nói về nội dung gì?(10 đ)

 -Nếu lời kết thể hiện thái độ khinh bỉ của Phan Bội Châu thì lời tái bút lại là một hành động chống trả quyết liệt nhổ vào mặt Va-Ren.

 -Văn bản nhật dụng(bút kí), giá trị văn hóa nghệ thuật của ca Huế, vẻ đẹp con người xứ Huế.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 113: Ca Huế trên sông Hương - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:29- TIẾT PPCT:113 CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG ND: 25/03/2013 1.MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức: -HS nắm được khái niệm thể loại bút kí. -HS hiểu thêm về giá trị văn hóa ,nghệ thuật của ca Huế. -HS cảm nhận được vẻ đẹp của con người xứ Huế. 1.2.Kĩ năng: -HS đọc-hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc. -HS phân tích văn bản nhật dụng (kiểu loại thuyết minh) -HS tích hợp kiến thức tập làm văn để viết bài văn thuyết minh. 1.3.Thái độ: -Giáo dục tinh thần tự hào, ý thức giữ gìn, bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: -Khái niệm thể loại bút kí. -Giá trị văn hóa, nghệ thuật của ca Huế. -Vẻ đẹp của con người xứ Huế. 3.CHUẨN BỊ: 3.1.GV:Tranh minh họa. 3.2.HS:Đọc- trả lời các câu hỏi SGK. 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 4.2.Kiểm tra miệng: Câu 1: Qua cuộc đối thoại giữa Va-Ren và Phan Bội Châu. Hãy cho biết tính cách của Va-Ren và Phan Bội Châu ?(10 đ) - Va-Ren: Một tên đứng đầu cai trị Đông Dương, một kẻ bất lương giả dối, lố bịch - Phan Bội Châu: Là người tù cách mạng vĩ đại, có thái độ khinh bỉ trước thái độ lố bịch của Phan Bội Châu Câu 2: Hãy cho biết ý nghĩa của đoạn tái bút? Văn bản “Ca Huế trên sông Hương” thuộc thể loại gì? Nói về nội dung gì?(10 đ) -Nếu lời kết thể hiện thái độ khinh bỉ của Phan Bội Châu thì lời tái bút lại là một hành động chống trả quyết liệt nhổ vào mặt Va-Ren. -Văn bản nhật dụng(bút kí), giá trị văn hóa nghệ thuật của ca Huế, vẻ đẹp con người xứ Huế. 4.3.Tiến trình bài học : * GTB: Trước khi học bài này, em đã biết gì về cố đô Huế? Hãy nêu một vài đặc điểm tiêu biểu xứ Huế mà em biết? Xứ Huế vốn rất nổi tiếng với nhiều đặc điểm như chúng ta vừa nói tới. Xứ Huế còn nỏi tiếng với những sản phẩm văn hóa độc đáo, đa dạng và phong phú mà ca Huế là một trong nhữ sản phẩm nổi tiếng ấy. Hôm nay, học bài văn này, chúng ta sẽ hiểu thêm nhiều vẻ đẹp của xứ Huế qua một đêm ca Huế trên sông Hương. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: 5’ - Mục tiêu:Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chung về văn bản. ? Bút kí là như thế nào? -HS trả lời, gv nhận xét, giảng giải thêm về thể loại này. HOẠT ĐỘNG 2: 20’ - Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết văn bản. - Yêu cầu học sinh thống kê theo hai bảng + Bảng 1: Ghi tên các làn điệu ca Huế + Bảng 2: Ghi tên các nhạc cụ được nhắc tới trong bài văn ? Em có nhớ tên hết các làn điệu ca Huế, các dụng cụ âm nhạc (nhạc cụ) được nhắc tới và đã chú thích trong bài văn không? ? Điều này có ý nghĩa gì? ? Tìm trong bài văn và nêu lên đặc điểm nổi bật của một số làn điệu ca Huế? ? Đoạn văn nào trong bài cho ta thấy tài nghệ chơi đàn của các ca công và âm thanh phong phú của các nhạc cụ ? ( Đoạn văn từ “Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu xao động tận đáy lòng người” ) ? Cách nghe ca Huế trong bài có gì độc đáo? ? Ca Huế được hình thành từ đâu? -Nhạc dân gian: Là các làn điệu dân ca, những điệu hò thường sôi nổi, lạc quan, tươi vui. - Nhạc cung đình, nhã nhạc: Là nhạc dùng trong những buổi lễ tôn nghiêm trong cung đình của vua chúa, nơi tôn nghiêm của triều đình phong kiến, thường có sắc thái trang trọng uy nghi. ? Tại sao có thể nói nghe ca Huế là một thú tao nhã? Qua bài học hôm nay các em cảm nhận được điều gì về ca Huế? HOẠT ĐỘNG 3: 5’ - Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh phần Tổng kết- Luyện tập. ? Nêu nội dung, nghệ thuật của bài? ? Địa phương nơi em sinh sống có những làn điệu dân ca nào?. Hãy kể tên các làn điệu dân ca ấy? - Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập ở nhà, kiểm tra vào tiết sau. I. ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG: 1. Đọc 2. Chú thích: 3.Thể loại: Bút kí. II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN: 1.Sự đa dạng, phong phú của các làn điệu dân ca - Ca Huế đa dạng và phong phú đến nỗi khó có thể nhớ hết tên các làn điệu, các nhạc cụ và những ngón đàn của các ca công. Mỗi làn điệu có một vẻ đẹp riêng. - Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh: Buồn bã - Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp: Náo nức, nồng hậu tình người - Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện: Lòng khao khát, nỗi mong chờ, hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế - Nam ai, nam bình, quả phụ, hành vân: Buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn - Tứ đại cảnh: Không vui, không buồn 2. Sự độc đáo khi nghe ca Huế: - Khác với cách nghe qua băng ghi âm hoặc xem băng hình - Ca dao dân ca nói chung chỉ sống thật sự trong không gian yên thật sự của nó - Nghe và nhìn trực tiếp các ca công ăn mặc, chơi đàn 3. Sự hình thành ca Huế: - Bắt nguồn từ dòng nhạc dân gian và nhạc cung đình => Ca Huế thanh cao, lịch sự nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức, từ giọng ca đến trang điểm, cách ăn mặc. Chính vì vậy nghe ca Huế là một thú vui tao nhã. III. TỔNG KẾT-LUYỆN TẬP: 1.Tổng kết: -Nội dung:Sự phong phú, độc đáo của ca Huế, vẻ đẹp của con người xứ Huế. -Nghệ thuật:Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, thấm đẫm chất thơ *Ghi nhớ/SGK. 2. Luyện tập: Hs thực hiện ở nhà. 4.4. Tổng kết: Câu 1:Nguồn gốc của ca Huế? (Cung đình và dân gian) Câu 2:cách thưởng thức ca Huế có gì đặc biệt?(Nghe, nhìn trực tiếp các ca công ăn mặc, chơi đàn) 4.5. Hướng dẫn học tập: -Đối với bài học ở tiết học này: +Học ghi nhớ +Nắm vững nội dung bài học (SGK/ 104) +So sánh ca Huế với ca dao, dân ca các vùng trên đất nước mà em biết. +Tình hình thực tế của ca Huế trên sông Hương hiện nay. +Viết đoạn văn nêu lên cảm nhận của em sau khi trực tiếp thưởng thức một buổi sinh hoạt âm nhạc dân gian địa phương. -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị nội dung bài: Quan âm Thị Kính + Đọc lại tác phẩm +Tìm hiểu thêm về thể loại chèo cổ. +Tìm hiểu tính cách của một số nhân vật trong trích đoạn. +Tại sao gọi là vai nữ chính? +Tại sao gọi là vai nữ lệch? + Xem các câu hỏi sgk/120 5. PHỤ LỤC: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docNgu van 7 Tiet 112 ca hue tren cong huong.doc