Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Bản đẹp 3 cột - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Huyền

A. Kiến thức đã nắm : Văn học(ca dao,tục ngữ) địa phương

B. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức: - Yêu cầu của việc sưu tầm tục ngữ,ca dao địa phương.

 - Cách sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương .

2.Kĩ năng: - Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương .

 - Biết cỏch tỡm hiểu tục ngữ ,ca dao địa phương ở một mức độ nhất định.

3.Thái độ:Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương, quê hương mình.

C. Phương pháp dạy học : Vấn đáp, hoạt động nhóm

D. Chuẩn bị:

GV: Soạn bài, bảng phụ.

HS: Soạn bài.

E. Hoạt động dạy và học:

1.Ổn định tổ chức: KT sĩ số.

2.Kiểm tra bài cũ :KT việc chuẩn bị của HS.

3.Giới thiệu bài: Gv nêu mục đích của tiết học.

 

doc145 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Bản đẹp 3 cột - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Huyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội dung, hình thức. * Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà: - Triển khai phát triển thành dàn ý chi tiết 2 đề trên. - Tiếp tục ôn tập, lập dàn ý các đề còn lại. Ngày soạn :01 / 5/ 2013 Ngày dạy : 02/ 5/ 2013 Tiết 129 + 130 : ôn tập tiếng việt (tiếp) I. Mục đích yêu cầu: Giúp hs hệ thống hoá kiến thức cơ bản về các phép tu từ đã học và cách biến đổi kiểu câu, mở rộng câu. II. Chuẩn bị: Bảng phụ III. Hoạt động dạy - học. * Hoạt động 1: Khởi động. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra: - Nêu các kiểu câu đã học? Các kiểu đó khác nhau ntn? 3. Giới thiệu bài. * Hoạt động 2: Kiến thức cơ bản. ? Có thể biến đổi câu bằng cách nào? Mục đích? - H. Cho ví dụ về các kiểu câu, biến đổi câu? ? Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? ? Các biện pháp tu từ đã học ở lớp 7? - H. Nêu khái niệm, phân loại. * Hoạt động 3: Luyện tập. - H. Làm bài tập (nhóm) Thi làm nhanh. - H. Trình bày, nhận xét, bổ sung. - G. Chữa bài. I. Nội dung kiến thức. 1. Các phép biến đổi câu: * Có 2 phép biến đổi câu: - Chuyển câu chủ động thành câu bị động. - Mở rộng câu: Bằng trạng ngữ. Bằng cụm chủ - vị. * Tác dụng: - Nội dung ý nghĩa của câu thêm cụ thể. - Tạo nhiều kiểu câu, linh hoạt trong khi nói, viết, tránh lặp từ, tăng hiệu quả diễn đạt. * Ví dụ: ... 2. Các phép tu từ: - Liệt kê. - Điệp. II. Luyện tập. Bài 1. a, Cho ví dụ về câu đơn bình thường. Mở rộng câu (theo 2 cách). b, Cho ví dụ về câu chủ động (bị động). Biến đổi kiểu câu thành bị động (chủ động). Bài 2: Cho ví dụ về các phép liệt kê khác nhau. Nêu tác dụng của phép liệt kê. Bài 3. Viết đoạn văn (3 - 5 câu) có sử dụng câu bị động; có sử dụng câu mở rộng thành phần; có sử dụng phép liệt kê. * Hoạt động 4: Củng cố. - Các cách biến đổi câu. - Các phép liệt kê. Tác dụng. * Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà. - Vận dụng kiến thức TV, chọn và phân tích đv trong vb. - Tập viết đoạn văn (Bài 3) - Chuẩn bị: Ôn tập theo câu hỏi, hoàn thiện đề cương. ---------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn :06 / 5/ 2013 Ngày dạy : 09/ 5/ 2013 Tiết 131+ 132 : kiểm tra học kì Ii I. Mục đích yêu cầu:Đánh giá khả năng nắm kiến thức và kĩ năng làm bài của hs. II. Hoạt động dạy - học. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra: * Đề bài Câu 1: (2 đ) Cho đoạn văn: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày”. a, Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào?. b, Tác giả của đoạn văn là ai? c, Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào? d, Đoạn văn có sử dụng mấy câu rút gọn? (gạch chân các câu đó) Câu 2: (1 đ) Đặt một câu trong đó có dùng cụm chủ vị làm thành phần chủ ngữ? Câu 3: (2 đ) Viết một đoạn văn (5 -6 câu) nói về nét đặc sắc của ca Huế, trong đó có sử dụng phép liệt kê và dấu chấm lửng phù hợp. Câu 4: (5 đ) Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Hãy chứng minh rằng: Những trò mà Va-ren đã diễn trong nhà tù với PBC trong truyện: “Những trò lố hay là Va-ren và PBC” là những trò lố. Đề 2: Từ xưa đến nay, nhân dân ta thường răn dạy con cháu bằng hai câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Em hiểu câu ca dao trên như thế nào? Hãy giải thích. * Biểu điểm, đáp án Câu 1: Mỗi ý đúng được 0,5 điểm. a – Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. c – Nghị luận. b - Hồ Chí Minh. d – Hai câu Câu 2: Cho đúng câu có cụm chủ vị làm chủ ngữ. (1đ). Câu 3: Viết đúng đoạn văn về nét đặc sắc của ca Huế. (1 đ) Có sử dụng phép liệt kê, dấu chấm lửng phù hợp. (1 đ) Câu 4: (5 đ) - Bố cục bài viết đủ 3 phần, đúng yêu cầu đặc trưng của kiểu bài nghị luận ở từng phần. - Cách lập luận phù hợp, mạch lạc. - Dẫn chứng chính xác, tiêu biểu. - Đúng chính tả, dùng từ, câu, có kết nối chuyển ý... * Thu bài. Nhận xét giờ kiểm tra. * Hướng dẫn về nhà: - Chuẩn bị: Chương trình địa phương phần văn, TLV. Ngày soạn :06 / 5/ 2013 Ngày dạy : 07/ 5/ 2013 Tuần 36 : Tiết 133 + 134 : Chương trình địa phương (Phần Văn, TLV) I. Mục đích yêu cầu: Giúp hs hiểu biết sâu hơn về địa phương mình về các mặt đời sống vật chất và văn hoá tinh thần, truyền thống và hiện nay. Bỗi dưỡng tình yêu quê hương, giữ gìn và phát huy bản sắc, tinh hoa của địa phương. II. Hoạt động dạy - học. * Hoạt động 1: Khởi động. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: ( Kt vở soạn ) 3. Giới thiệu bài. * Hoạt động 2: Kiến thức cơ bản. A. Tiết 1: Thi kể chuyện, đố vui. + Hình thức: (Chia nhóm) - Kể chuyện về các địa danh, di tích, danh nhân... - Cho dữ liệu - đoán địa danh. + Nội dung: - Cầu Bến Thủy - Núi Dũng Quyết, tượng đài Xô Viết Nghệ Tĩnh - Làng hiếu học ở Quỳnh Lưu... - Nhà tưởng niệm Lê Hồng Phong, kênh Lê Xuân Đào... B. Tiết 2: 1, Thi sưu tầm tục ngữ, ca dao về địa phương + Hình thức: (Theo tổ) - Học sinh đọc các câu tục ngữ, ca dao đã sưu tầm và sắp xếp. - Các tổ nhận xét, đánh giá. - Bình chọn từ ngữ liên quan. - Biểu dương những câu hay, học sinh cùng chép tư lệu. 2, Giới thiệu những nét đặc sắc về quê hương: phong cảnh, tục lệ, quà, ... (bằng một bài văn ngắn). * Hoạt động 3: Củng cố. - Nhận xét, đánh giá tiết học. Giáo dục ý thức, t/y quê hương. * Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà. - Sưu tầm tư liệu. - Làm thơ, vẽ tranh về quê hương, địa phương. * Tư liệu tham khảo: 1. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ 2. Ai về qua huyện Đông Anh Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục Vương. Cổ Loa thành ốc khác thường Trải bao năm tháng nẻo đường còn đây. (dấu thành còn đây) 3. Làng tôi có luỹ tre xanh Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng Bên bờ vải, nhãn hai hàng Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng. 4. Cổ Loa là đất đế kinh Trông ra lại thấy toà thành tiên xây. 5. Gắng công kén hộ cốm Vòng Kén chồng Bạch Hạc cho lòng ai vui. Nhác trông lên trốn kinh đô Kìa đền Quán Thánh, nọ hồ Hoàn Gươm. 6. Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói toả ngàn sương Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ. Ngày soạn :15 / 5/ 2013 Ngày dạy : 16/ 5/ 2013 Tiết 135 + 136 : Hoạt động ngữ văn I. Mục đích yêu cầu: Học sinh tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, dấu giọng và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng. II. Hoạt động dạy - học. * Hoạt động 1: Khởi động. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Em hiểu thế nào là đọc diễn cảm? 3. Giới thiệu bài. * Hoạt động 2: Tiến trình. 1. Gv nêu yêu cầu đọc: - Đọc đúng: phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch lạc, rõ ràng. - Đọc diễn cảm: thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi vb, giọng điệu riêng. 2. Tìm hiểu cách đọc từng văn bản. * Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (4 hs). - Giọng: hào hùng, phấn chấn, dứt khoát, rõ ràng. - Nhấn từ ngữ: nồng nàn, sôi nổi, kết, mạnh mẽ, to lớn, lướt, nhấn chìm tất cả...có, chứng tỏ, cũng rất xứng đáng... - Lưu ý ngắt nhịp: đúng vế câu TN, điệp, đảo. - Quan hệ từ: từ ... đến ..., cho đến (đoạn 3) * Văn bản 2: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (3 - 4 hs). - Giọng: chậm rãi, điềm đạm, t/c tự hào, khẳng định. - Nhấn từ ngữ: tự hào, tin tưởng... - Chú ý điệp: Tiếng Việt, nói thế có nghĩa là nói rằng... * Văn bản 3: Đức tính giản dị của Bác Hồ (2 - 3 hs) - Giọng: nhiệt tình, ngợi ca, giản dị mà trang trọng. - Chú ý: ngắt câu nhiều vế, nhiều thành phần. - Nhấn từ ngữ: sự nhất quán, lay trời chuyển đất, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp... * Văn bản 4: ý nghĩa văn chương. - Giọng: đọc chậm, trừ tình giản dị, t/c sâu lắng và thấm thía. III. Tiến hành: - Hs khá, gv đọc mẫu. - Lần lượt hs tập đọc, nhận xét, rút kinh nghiệm. - Mỗi tiết 2 vb. - Gv: đánh giá chất lượng đọc, những điều cần khắc phục. *Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà. - Tập đọc mạch lạc, rõ ràng. - Học thuộc lòng mỗi vb 1 đoạn mà em thích nhất. Ngày soạn :15 / 5/ 2013 Ngày dạy : 18 5/ 2013 Tuần 37 : Tiết 137 + 138 : Chương trình địa phương ( phần TV ) I. Mục đích yêu cầu: Giúp hs khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. II. Hoạt động dạy - học. * Hoạt động 1: Khởi động. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS 3. Giới thiệu bài. * Hoạt động 2: Kiến thức cơ bản. I. Các mẹo chính tả: 1. Mẹo về dấu: Cách phân biệt dấu hỏi, ngã. * Trong các từ láy TV có quy luật trầm bổng: + Trong 1 từ 2 tiếng thì 2 tiếng này đều là bổng hoặc đều là trầm. (không có 1 tiếng thuộc hệ bổng lại láy âm với tiếng thuộc hệ trầm). Hệ bổng: sắc, hỏi, không. Hệ trầm: huyền, ngã, nặng. Ví dụ: chặt chẽ, nhơ nhớ, nhớ nhung, õng ẹo. + Mẹo sắc, hỏi, không - huyền, ngã, nặng. - Nếu chữ láy âm với nó là dấu sắc, dấu không hay dấu hỏi thì nó là dấu hỏi. Ví dụ: mê mẩn, ngơ ngẩn, bảnh bao, trong trẻo, nhỏ nhen. - Nếu chữ kia là dấu huyền, dấu nặng, hay dấu ngã thì nó sẽ là dấu ngã. Ví dụ: mĩ mãn, loã xoã, nhũng nhẵng, não nề. 2. Cách phân biệt l và n: - L đứng trước âm đệm, N lại không đứng trước âm đệm. - Chữ N không bao giờ bắt đầu đứng trước một vần đầu bằng oa, oă, uâ, ue, uy. Ví dụ: cái loa, chói loá, loạc choạc, luyện tập, lở loét, luật lệ, loắt choắt... - L láy âm rộng rãi nhất trong TV. - Không có hiện tượng L láy âm với N, chỉ có N - N, L - L. Ví dụ: no nê, nườm nượp, nô nức,.. 3. Cách phân biệt tr - ch: - Không đứng trước những chữ có vần bắt đầu băbgf oa, oă, oe, uê. Ví dụ: choáng, choé, ... 4. Phân biệt s và x: - S không đi kèm với các vần đầu bàng oa, oă, oe, uê. Ví dụ: xuề xoà, xuê xoa,... - S không bao giờ láy lại với X mà chỉ điệp. Ví dụ: sục sạo, sỗ sàng, san sát, xao xuyến, xôn xao,... - Tên thức ăn thờng đi với X; tên đồ dùng và chỉ người, vật đều đi với S. Ví dụ: - xôi, xúc xích, lạp xườn... - sư, súng, sắn, sóc, sò, sếu... II. Luyện tập. GV hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK * Hoạt động 3 : Hướng dẫn về nhà - Xem lại những bài đã học

File đính kèm:

  • docngu van 7 ki 2 nghe an.doc