Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 10: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước - con người - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết

1.MỤC TIÊU: Giúp học sinh nắm được:

 1.1. Kiến thức:

 - Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước, con người.

 1.2. Kĩ năng:

 -Đọc,hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.

 -Phát hiện và phân tích nhữ ng hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô-típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình yêu quê hương đất nước, con người.

 1.3.Thái độ: Thuộc những bài ca dao trong văn bản và biết thêm một số bài ca thuộc hệ thống của chúng

 3.CHUẨN BỊ:

 3.1.HS: Đọc và trả lời các câu hỏi SGK.

 3.2.GV:Sách ca dao, dân ca.

2.TRỌNG TÂM:

 Nội dung, ý nghĩa và một số nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước, con người.

4.TIẾN TRÌNH:

 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: gv kiểm tra sĩ số hs.

 4.2 Kiểm tra miệng:

Câu 1:Hãy đọc hai bài ca dao về tình cảm gia đình và cho biết nội dung và nghệ thuật của chúng?(10 đ)

Câu 2:Đọc bài ca dao 1,4 và cho biết nội dung nghệ thuật của hai bài ca dao đó?(10 đ)

-Bài :Tình cảm đối với cha mẹ .Bài 4:Tình cảm anh chị em

 4.3. Bài mới:Tiết này chúng ta sẽ chuyển sang học chủ đề khác của ca dao đó là về tình yêu quê hương, đất nước.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 10: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước - con người - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI : 3 TIẾT PPCT:10 NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG TUẦN: 3 ĐẤT NƯỚC-CON NGƯỜI 1.MỤC TIÊU: Giúp học sinh nắm được: 1.1. Kiến thức: - Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước, con người. 1.2. Kĩ năng: -Đọc,hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình. -Phát hiện và phân tích nhữ ng hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô-típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình yêu quê hương đất nước, con người. 1.3.Thái độ: Thuộc những bài ca dao trong văn bản và biết thêm một số bài ca thuộc hệ thống của chúng 3.CHUẨN BỊ: 3.1.HS: Đọc và trả lời các câu hỏi SGK. 3.2.GV:Sách ca dao, dân ca. 2.TRỌNG TÂM: Nội dung, ý nghĩa và một số nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước, con người. 4.TIẾN TRÌNH: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: gv kiểm tra sĩ số hs. 4.2 Kiểm tra miệng: Câu 1:Hãy đọc hai bài ca dao về tình cảm gia đình và cho biết nội dung và nghệ thuật của chúng?(10 đ) Câu 2:Đọc bài ca dao 1,4 và cho biết nội dung nghệ thuật của hai bài ca dao đó?(10 đ) -Bài :Tình cảm đối với cha mẹ.Bài 4:Tình cảm anh chị em 4.3. Bài mới:Tiết này chúng ta sẽ chuyển sang học chủ đề khác của ca dao đó là về tình yêu quê hương, đất nước. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG 1: GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung về các bài ca dao. - Gv hướng dân hs đọc diễn cảm các bài ca dao sắp học. - Hs tự tìm hiểu những chú thích trong sgk. HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản (?)Nhận xét bài 1, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây -GV sử dụng bảng phụ ghi các ý kiến và học sinh thảo luận (?)Trong bài 1, vì sao chàng trai cô gái lại dùng địa danh với những đặc điểm từng địa danh như vậy để hỏi đáp? (Câu hỏi và lời đáp hướng về nhiều đại danh ở nhiều thời kì của vùng Bắc Bộ. Những địa danh đó không chỉ có những đặc điểm địa lí tự nhiên mà cả những dấu vết lịch sử văn hóa rất nổi bật (?)Phân tích cụm từ “Rủ nhau” và nêu nhận xét của em về cách tả cảnh ?Địa danh và cảnh trí trong bài nói lên điều gì? =>HS thảo luận (?)Khi nào người ta “Rủ nhau”. Hãy đọc một số bài ca dao khác bắt đầu bằng cụm từ “Rủ nhau” - Người rủ và người được rủ cùng muốn đến thăm Hồ Gươm, một thắng cảnh thiên nhiên có giá trị văn hóa =>Gợi lên tình yêu, niềm tự hào chính vì vậy mà mọi người háo hức muốn rủ nhau đến thăm. (?)Nhận xét của em về cảnh trí xứ Huế và cách tả cảnh trong bài 3? (Bài ca này dù có nhiều chi tiết tả cảnh nhưng gợi vẫn nhiều hơn tả. Các điệp ngữ và so sánh truyền thống đã gợi lên những cảnh đẹp sông núi có đường nét, màu sắc sinh động của con đường thiên lí vào xứ Huế) (?)Hai dòng thơ đầu bài 4 có những nét gì đặc biệt về từ ngữ. Những nét ấy có tác dụng, có ý nghĩa gì? (?)Phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài ca dao? (So với cánh đồng bao la, bát ngát cô gái quả là nhỏ bé, mảnh mai. Nhưng chính bàn tay nhỏ bé đó đã làm ra cành đồng mênh mông bát ngát.Ở hai dóng thơ đầu ta chỉ thấy cánh đồng bao la, chưa thấy cái hồn, cái cảnh. Đến hai dòng cuối ta thấy hiện lên hình ảnh của một người con gái với nhiều duyên thầm đầy sức sống) (?)Bài 4 là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì? Em có cách hiểu nào khác về bài ca dao này và có đồng ý với cách hiểu ấy không? Vì sao? (Có cách hiểu khác: Nỗi lo âu của cô gái khi nghĩ về thân phận của mình “Phất phơ”. Chẽn lúa phất phơ trong cánh đồng quá rộng này cũng như dải lụa đào phất phơ giữa chợ, không biết số phận mình sẽ được an bày như thế nào) HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS thực hiện phần Tổûng kết - Luyện tập - GV cho HS trả lời cá nhân. GV nhận xét chốt ý - Bài tập bổ sung: (Liên hệ giáo dục môi trường): Tìm những câu ca dao liên quan đến môi trường => Chia nhóm thảo luận. Nhóm nào làm trước đạt điểm tối đa. I. ĐỌC- TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN: 1. Đọc: Chú ý đọc diễn cảm 2. Chú thích: 2,4,5,7,8 II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN 1.Bài 1: -Đây là một hình thức để trai gái thử tài nhau, đo độ hiểu biết kiến thức địa lí, lịch sử =>Đây cũng là cơ sở để họ bày tỏ tình cảm vói nhau 2.Bài 2( đọc thêm) =>Địa danh và cảnh trí gợi một Hồ Gươm, một Thăng Long đẹp giàu truyền thống lịch sử, văn hóa 3.Bài 3:(đọc thêm) -Cảnh trí xứ Huế: Non xanh, nước biếc=>Màu sắc gợi nên một vẻ đẹp nên thơ, tươi mát. Lời mời, lời nhắn gửi thể hiện tình yêu lòng tự hào đối với cảnh đẹp xứ Huế 4. Bài 4: Những dòng thơ khác với dòng thơ bình thường, kéo dài 12 tiếng gợi lên sự dài rộng, to lớn của cánh đồng -Hình ảnh cô gái:Nét trẻ trung đầy sức sống -Đây là lời của chàng trai ca ngợi cánh đồng ca ngợi vẻ đẹp của cô gái III.TỔNG KẾT-LUYỆN TẬP: 1.Tổng kết: -ND:ca dao bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương, đất nước. -NT:ẩn dụ, mô-tuýp quen thuộc *Ghi nhớ: SGK/40 2. Luyện tập -BT 1: Nhận xét về thể thơ trong 4 bài ca dao +Thể thơ lục bát + Lục bát biến thể + Thể thơ tự do 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: Câu 1: Em có cảm nhận gì qua bài học này? -Yêu quê hương, đất nước Câu 2:Em thích nhất bài ca dao nào?Vì sao? 4.5.Hướng dẫn hs tự học: -Đối với bài học ở tiết học này: +Học ghi nhớ; +Học thuộc những câu ca dao, tục ngữ và tìm thêm những câu có cùng chủ đề. -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:Chuẩn bị tiết “Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh” +Nắm vững nội dung bài học +Đọc văn bản sgk/62 +Trả lời câu hỏi SGK/64( Chú ý câu hỏi 2 sẽ thảo luận) 5. RÚT KINH NGHIỆM: Nội dung:-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Phương pháp:-------------------------------------------------------------------------------------------------- Sử dụng ĐDDH:----------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docNgu van 7 tiet 10 nhung cau hat ve tinh yeu que huong.doc