I. Mức độ cần đạt: Giúp HS:
1. Kiến thức.
- Tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự
2. Kĩ năng.
- Tự xây dựng được dàn bài kể chuyện tưởng tưởng
- Kể chuyện tưởng tượng
@ Tích hợp môi trường: Ra đề bài về chủ đề môi trường bị thay đổi.
@ Tích hợp kĩ năng sống:
+ Suy nghĩ sáng tạo nêu vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin để kể chuyện tưởng tượng.
+ Giao tiếp, ứng xử trình bày suy nghĩ ý tuởng kể chuyện phù hợp mục đích giao tiếp.
3. Thái độ
Có thái độ đúng đắn và nghiêm túc trong việc xây dựng dàn bài và kể chuyện tưởng tượng
II. Chuẩn bị của GV& HS
1. Về phía giáo viên:
SGK, bảng phụ, soạn giáo án
2. Về phía học sinh:
- Học và soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- SGK, dụng cụ học tập.
III. Tiến trình các hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp: ktss 1p
2. Kiểm tra bài cũ: 5p
? Em hiểu thế nào là kể chuyện tưởng tượng?
? Thử cho 1 đề và tập luyện phần bố cục 3 phần?
3. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài :1p
Tiết học hôm nay rèn luyện cho các em kĩ năng thực hành làm bài kể chuyện tuởng tượng, củng cố kiến thức về văn kể chuyện tưởng tuợng và tiến hành thực hiện các buớc làm bài văn như thế nào
13 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 15 - Trần Thị Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội dung chính? Biện pháp nghệ thuật là gì?
Tại sao là “con hổ có nghĩa” mà không là “con người có nghĩa”.
( Rút kinh nghiệm:.....................
Ngày dạy: . Lớp 6A 1
Tuần 15
Tiết 59
Phân môn: VH
I. Mức độ cần đạt: Giúp HS:
1.Kiến thức.
- Đặc điểm thể loại truyện trung đại.
-Ý nghĩa đề cao đạo lí,nghĩa tình ở truyện Con hổ có nghĩa.
-Nét đặc sắc của truyện:Kết cấu truyện đơn giản và sử dụng BPNT nhân hóa.
2.Kĩ năng.
- Đọc-hiểu văn bản truyện trung đại.
-Phân tích để hiểu ý nghĩa của hình tượng “Con hổ có nghĩa”.
-Kể lại được truyện.
@Tích hợp kĩ năng sống:
+Tự nhận thức giá trị của đền ơn đáp nghĩa trong cuộc sống.
+Ứng xử thể hiện lòng biết ơn với những người đã cưu mang, giúp đỡ mình.
+Giao tiếp phản hồi,lắng nghe tích cực trình bày suy nghĩ về ND và Nt của truyện.
3. Thái độ
Hứng thú khi đọc truyện và trao dồi tình cảm biết ơn người giúp đỡ mình.
II. Chuẩn bị của GV& HS
1. Về phía giáo viên:
SGK, bảng phụ, soạn giáo án
2. Về phía học sinh:
- Học và soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- SGK, dụng cụ học tập.
III. Tiến trình các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: ktss 1p
Kiểm tra bài cũ: 5p
? Em hãy nêu định nghĩa truyện ngụ ngôn và truyện cười?
? Em hãy so sánh sự giống và khác của 2 truyện trên?
Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 1p Trong đạo lí con người Việt Nam trọng nhân nghĩa, biết mang ơn người giúp đỡ mình là các đạo lí cao đẹp và quý giá nhất,hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một con vật biết mang ơn và trả ơn cho người.
Thời gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
5p
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu chung truyện trung đại .
I. Thế nào là truyện trung đại?
? Dựa vào chú thích SGK/143, cho biết thế nào là truyện trung đại?
è HS đọc chú thích.
(Chú thích SGK/143)
? Văn bản “Con hổ có nghĩa” có được xem là truyện không? Thuộc loại kiểu văn bản nào?
è Có. Vì có cốt truyện và nhân vật
Kiểu văn bản tự sự (kể truyện tưởng tượng)
- Kiểu văn kể chuyện tưởng tượng.
- Tác giả Vũ Trinh(1759-1828) người trấn Kinh Bắc,làm quan dưới thời nhà Lê,nhà Nguyễn.
20p
Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu chi tiết văn bản
II. Đọc-hiểu văn bản:
? Yêu cầu HS đọc văn bản và giải thích từ khó
è HS đọc
1.Nội dung (Theo bố cục)
? Văn bản này có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính?
è 2 phần:
Phần 1: “từ đầusống qua được”è Hổ trả nghĩa bà đỡ Trần
Phần 2: Còn lại è Hổ trả nghĩa bác tiều.
? Tại sao có thể ghép 2 phần (2 truyện) vào 1 như thế?
è Vì cả 2 đều có chung một chủ đề.
q Biện pháp nghệ thuật bao trùm văn bản: nhân hóa, ẩn dụ.
? Em hiểu “nghĩa” trong nhan đề là như thế nào?
è Đã chịu ơn thì phải trả ơn
q “Nghĩa”: lẽ phải, là khuôn phép ứng xử tốt đẹp.
a. Cái nghĩa và mức độ thể hiện cái nghĩa của con hổ với bà đỡ Trần.
? Nhân vật chính trong câu truyện thứ nhất là ai? Bà đỡ hay con hổ?
è Con hổ. Vì truyện tập trung kể về cái nghĩa của con hổ.
? Trong câu truyện này hổ đã gặp phải việc gì?
è Hổ cái sắp sinh con.
- Hổ cái sắp sinh con.
? Hổ đã giải quyết việc đó như thế nào?
è Đi tìm bà đỡ (nhân hóa giống con người)
? Em hãy cho biết các hành động của hổ khi đi tìm bà đỡ?
è Lao tới cõng bà, chạy như bay, xuyên qua bụi rậm, gai góc.
- Hành động cử chỉ của hổ đực: lao tới cõng bà,chạy như bay, xuyên qua bụi rậm, gai góc.
? Tính chất của các hành động đó?
è Khẩn trương, quyết liệt
èKhẩn trương, quyết liệt
? Ý nghĩa của hành động đó?
è Biểu hiện tình cảm thân thiết của hổ đối với người thân.
è Biểu hiện tình cảm thân thiết của hổ đối với người thân.
? Hổ đã cư xử với bà đỡ Trần như thế nào?
èCõng bà, cầm tay bà, đào bạc tặng bà để bà sống qua năm mất mùa đói kém,...
- Cõng bà, bảo vệ giữ gìn bà, cầm tay bà, đào bạc tặng bà, cung kính, lưu luyến vẫy đuôi tiễn bà.
? Từ đó cho thấy tình cảm của hổ đối với bà đỡ như thế nào?
è Biết ơn người đã giúp mình.
à Cách đền ơn đáp nghĩa của hổ đực.
q Hổ đã lo lắng cho hổ cái sinh con, đã mừng rỡ khi hổ con ra đời, đã quý trọng bà đỡ à là 1 con hổ có nghĩa.
? Theo em, mượn chuyện nghĩa của hổ tác giả muốn đề cao điều gì về cách sống con người? (Tích hợp KNS)
è Cách sống:
+ Sống thủy chung
+ Biết ơn người đã giúp đỡ mình.
? Trong câu truyện thứ 2, con hổ trán trắng đang gặp phải chuyện gì?
è Hổ gắp nạn hóc xương
“Nhảy lên, vật xuốngtrào ra”
b. Cái nghĩa và mức độ thể hiện cái nghĩa của con hổ với bác tiều .
- Hổ bị hóc xương, rất đau đớn, bất lực không móc được khúc xương trong họng.
? Bác tiều đã làm gì để giúp hổ thoát nạn?
è Dùng tay thò vào cổ họng lấy xương ra.
- Bác tiều cứu giúp: trèo lên cây kêu “Cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho”, dùng tay thò vào cổ họng lấy xương ra.
? Đó là một hành động như thế nào?
èCan đảm
è Tự giác, can đảm, hiệu quả.
q Ở truyện 1, bà đỡ quên sợ hãi đỡ đẻ cho hổ
Ở truyện 2, bác tiều đã can đảm cứu hổ
? Vậy, tác giả muốn đề cao tấm lòng gì của con người đối với con vật.
è Lòng nhân ái, yêu thương loài vật.
? Hổ đã trả nghĩa bác tiều như thế nào?
è Hổ đem nai đến nhà để bác có đồ uống rượu, đến dụi đầu vào quan tài,
- Hổ đã đền ơn bác Tiều :Hổ đem nai đến nhà để bác có đồ uống rượu, đến dụi đầu vào quan tài, nhảy nhót trước mộ khi bác mất, đưa dê và lợn đến mỗi dịp giỗ bác.
? Tác giả muốn đề cao điều gì trong cách sống con người?
? Nghệ thuật của truyện? (thảo luận nhóm)
? Ý nghĩa văn bản? (thảo luận nhóm)
è Ân nghĩa, thủy chung
è HS phát biểu
è HS suy nghĩ và trả lời
è Ân nghĩa, thủy chung
2.Nghệ thuật
+Sử dụng nghệ thuật nhân hóa,xây dựng hình tượng ,mang ý nghĩa giáo huấn.
+Kết cấu truyện có sự nâng cấp khi nói về cái nghĩa của hai con hổ nhằm tô đậm tư tưởng,chủ đề tác phẩm.
3.Ýnghĩa văn bản
Truyện đề cao giá trị đạo làm người: con vật còn có nghĩa huống chi là con người.
5p
Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu phần tổng kết VB
III. Tổng kết văn bản:
? Văn bản có ý nghĩa gì?
è HS đọc ghi nhớ SGK/144
Ø Ghi nhớ SGK/144
Hoạt động 4. Củng cố: 2p
? Nêu ghi nhớ SGK.
Hoạt động 5:HDHS học bài ờ nhà và Chuẩn bị bài mới: 1p
J Về nhà
+Đọc kĩ truyện tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc.
+Viết đọan văn phát biểu suy nghĩ của mình sau khi học xong truyện.
- Học thuộc lòng ghi nhớ và xem lại nội dung bài học
- Tóm tắt truyện
J Soạn bài: “Động từ”
Đặc điểm của động từ.
Các loại động từ chính
Luyện tập sgk
(HS trung bình-yếu phần bài tập: Câu nào làm được thì làm.)
( Rút kinh nghiệm:.
Ngày dạy: . Lớp: 6A1
Tuần 15
Tiết 60
Phân môn: TV
I. Mức độ cần đạt: Giúp HS:
1. Kiến thức.
- Khái niệm động từ.
+Ý nghĩa khái quát của động từ.
+Đặc điểm ngữ pháp của động từ (khả năng kết hợp của động từ,chức vụ ngữ pháp của động từ).
-Các loại động từ.
2. Kĩ năng.
- Nhận biết động từ trong câu.
-Phân biệt động từ tình thái và động từ chỉ hành động trạng thái.
-Sử dụng động từ để đặt câu.
3. Thái độ
Có thaí độ đúng đắn khi dùng động từ trong nói và viết.
II. Chuẩn bị của GV& HS
1. Về phía giáo viên:
SGK, soạn giáo án, bảng phụ
2. Về phía học sinh:
- Học và soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- SGK, dụng cụ học tập.
III. Tiến trình các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: 1p
2. Kiểm tra bài cũ: 5p
- hãy cho biết nội dung và nghệ thuật của văn bản “ con hổ có nghĩa”
3. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:1p Cho câu sau: Cái bàn này chân đã gãy.
Em hãy tìm động từ trong câu trên và từ đó dẫn vào bài mới.
Thời gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
10p
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu đặc điểm của động từ.10p
I. Đặc điểm của động từ:
? Yêu cầu HS đọc VD1/145
è HS đọc
1. Động từ trong câu:
? Tìm động từ trong các câu?
a. Đi, đến, ra, hỏi
b. Lấy, làm, lễ
c. Treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề.
? Ý nghĩa khái quát của động từ vừa tìm được là gì?
è Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
2. Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
? So sánh sự khác nhau giữa danh từ và động từ?
è HS so sánh
3. So sánh:
Ø Danh từ:
- Không kết hợp “đã, đang, sẽ, chớ”
- Thường làm chủ ngữ
- Khi làm vị ngữ có “là” đứng trước
Ø Động từ:
- Kết hợp được với “đã, đang, sẽ,cũng vẫn, hãy, chớ, đừng”để tạo thành cụm động từ.
- Thường làm vị ngữ
- Khi làm chủ ngữ, mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang,
? Động từ là gì?
è HS đọc ghi nhớ
µ Ghi nhớ SGK/146
8p
Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu các loại động từ chính.8p
II. Các loại động từ chính:
? Sắp xếp động từ vào bảng phân loại SGK?
è HS sắp xếp
Ø Sắp xếp động từ vào bảng phân loại:
? GV HSHS tìm thêm mỗi loại động từ có đặc điểm trên. Sắp xếp vào bảng phân loại?
è HS tìm và ghi vào bảng phụ
ĐT đòi hỏi có ĐT khác đi kèm phía sau
ĐT không đòi hỏi có ĐT khác đi kèm phía sau
Trả lời câu hỏi:
Làm gì?
Đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng
Trả lời câu hỏi:
Làm sao?
Thế nào?
Dám, toan, định
Buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu.
? Vậy, trong Tiếng Việt có mấy loại động từ đáng chú ý?
è HS đọc ghi nhớ SGK/146
µ Ghi nhớ SGK/146
12
Họat động 4: HDHS tìm hiểu luyện tập
III. Luyện tập:
BT1: Yêu cầu HS đọc và làm BT1/147?
è HS đọc và làm
BT1:
Các động từ: có, khoe, may, đem ra, mặc, đứng, hóng, đợi, có, đi, khen, thấy, hỏi, tức, tức tối, chạy, giơ, bảo, mặc..>ĐT chỉ hành động trạng thái.
@Tìm các động từ chỉ hành động,trạng thái và đặt câu với các động từ ấy?
Yêu cầu HS đọc và làm BT2/147?
è HS đọc và làm
BT@:
Mẫu: Tôi ăn cơm.Bạn Lan đi học
BT2:
- ĐT: đưa
- ĐT: cầm
è 2 động từ đối lập à thấy rõ sự tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu.
? Viết chính tả: từ “Hổ đực mừng rỡlàm ra vẻ tiễn biệt? Chú ý: s/x, vần ăn, ăng
è HS tự làm
BT3: về nhà
Hoạt động 5: Củng cố 3p
? Nhắc lại nghi nhớ SGK
Hoạt động 6:HDHS học bài ờ nhà và Chuẩn bị bài mới: 5p
J Về nhà:- Đặt câu và xác định chức vụ ngữ pháp của động từ trong câu.
- Học thuộc lòng ghi nhớ. Cho VD. Đặt câu
- Xem lại các BT
J Soạn bài: “Cụm động từ”
Cụm động từ là gì?
Các từ in đậm bổ nghĩa những từ nào?
Tìm một cụm từ. Đặt câu với cụm động từ à Nhận xét hoạt động của cụm động từ so với một động từ.
( Rút kinh nghiệm:.............................
.
File đính kèm:
- 57 - 60.doc