Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 4 - Trịnh Đình Vinh

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

HS nắm được chủ đề và dàn bài văn tự sự. Mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề.

Tập viết mở bài cho bài tự sự.

HS cần nắm được thế nào là chủ đề của bài văn tự sự, bố cục và yêu cầu của tác phẩm trong bài tự sự.

2. Kĩ năng:

Luyện kỹ năng tìm hiểu chủ đề, làm dàn bài trước khi viết bài.

3. Thái độ:

HS có ý thức xây dựng dàn bài khi làm bài viết.

II. NỘI DUNG HỌC TẬP:

 - Biết cách xác định chủ đề của bài văn tự sự, dàn ý bài văn

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Bảng phụ

 2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị kĩ bài ở nhà.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Ổn định tổ chức: Nề nếp, sĩ số.

2. Kiểm tra miệng

? Sự việc trong văn tự sự được kể như thế nào ? Nhân vật trong văn tự sự là ai ? (8đ)

Trả lời:

1/. Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả, Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.

 2/. Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,

4.3. Bài mới :

* Giới thiệu bài:

- Muốn hiểu một bài văn tự sự, trước hết người đọc cần nắm được chủ đề của nó, sau đó là tìm hiểu bố cục của bài văn.

 - Vậy chủ đề là gì ? Bố cục có phải là dàn ý không ?

 - Làm thế nào để có thể xác định được chủ đề và dàn bài của tác phẩm tự sự ?

 

doc17 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 4 - Trịnh Đình Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỏi SGK / 47, 78 V. RÚT KINH NGHIỆM: Bài 4. TÌM HIEÅU ÑEÀ VAØ CAÙCH LAØM BAØI VAÊN TÖÏ SÖÏ Tiết 15 Tuần 4 I. MỤC TIÊU: Giúp HS 1. Kiến thức: - Cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự (qua những từ ngữ được diễn đạt trong đề). - Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự . - Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý . 2. Kỹ năng: - Tìm hiểu đề : đọc kỹ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự . - Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự. 3. Thái độ: HS có ý thức xây dựng dàn bài khi làm bài viết. Có ý thức trau dồi ngôn ngữ dân tộc. II. NỘI DUNG HỌC TẬP - Biêt cách làm bài văn tự sự III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Phương tiện: bảng phụ. 2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị kĩ bài ở nhà. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức: Nề nếp, sĩ số. 2. Kiểm tra miệng: ? Chủ đề của một văn bản là gì? (2đ) A. Là đoạn văn quan trọng nhất của văn bản. B. Là quan điểm, tư tưởng của tác giả thể hiện trong văn bản. ©. Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản. ? Làm BT1a, VBT? (8đ) HS làm bài tập. GV nhận xét,ghi điểm. -Biểu dương:Tính thông minh, mưu trí, chân thật. -Chế giễu:Tính tham lam -Tập trung ở câu: “Xin bệ hạ---------hai mươi nhăm roi” 3. Tiến trình bài học * Giới thiệu bài: Để viết được một bài văn tự sự, trước hết chúng ta phải xác định đúng yêu cầu của đề bài, sau đó là sắp xếp các ý sao cho khi kể có thể nêu bật được chủ đề. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết cách tìm hiểu đề và cách làm một bài văn tự sự. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: 15p Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự: GV treo bảng phụ ghi các đề SGK trang 47 gọi HS đọc. G (1) Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em. (2) Kể chuyện về một người bạn tốt. (3) Kỹ niệm ngày thơ ấu. (4) Ngày sinh nhật của em. (5) Quê em đổi mới. (6) Em đã lớn rồi. ? Lời văn đề (1) nêu ra những yêu cầu gì ? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó ? ’ HS, GV ghi bảng ? Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ “kể” có phải là đề tự sự không ? - Các đề trên vẫn là đề tự sự vì vẫn yêu cầu có việc, có chuyện về những ngày thơ ấu, ngày sinh nhật, quê em đổi mới, em đã lớn như thế nào. ? Từ trọng tâm của mỗi đề trên là từ nào ? Hãy gạch dưới và cho biết các đề yêu cầu làm nổi bật điều gì ? - Các từ trọng tâm của từng đề: Câu chuyện em thích, chuyện người bạn tốt, kỹ niệm thơ ấu, sinh nhật em, quê em đổi mới, em đã lớn. - Các đề yêu cầu làm nổi bật: + (1) Câu chuyện từng làm em thích thú + (2) Những lời nói, việc làm chứng tỏ người bạn ấy rất là tốt. + (3) Một câu chuyện kỹ niệm khiến em không thể quên. + (4) Những sự việc và tâm trạng của em trong ngày sinh nhật. + (5) Sự đổi mới cụ thể ở quê em. + (6) Những biểu hiện về sự lớn lên của em: thể chất, tinh thần, ? Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về tường thuật ? - Các đề nghiêng về kể việc: (1), (3) - Các đề nghiêng về kể người: (2), (6) - Các đề nghiêng về tường thuật: (4), (5) ? Vậy khi tìm hiểu đề bài văn tự sự ta phải làm gì ? Khi tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kỹ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài . Hoạt động 2: 25p Cách làm bài văn tự sự HS đọc đề văn, GV ghi bảng ? Đề đã nêu ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện ? Em hiểu các yêu cầu ấy như thế nào ? ’HS trả lời + Kể chuyện + Câu chuyện em thích + Bằng lời văn của em. ? Em chọn truyện nào để kể ? - Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng; Bánh chưng, bánh giầy, ? Lập ý là làm những việc gì ? HS chọn truyện để kể lại ? Chọn truyện Thánh Gióng, em thích nhân vật nào, sự việc nào ? ? Em chọn truyện đó nhằm biểu hiện chủ đề gì ? ’ HS trả lời, GV chốt, ghi bảng Hãy lập dàn ý cho truyện Thánh Gióng mà em đã học ? Em viết phần Mở bài như thế nào ? ? Phần thân bài em kể những sự việc nào ? ? Kết bài em kể những gì ? HS hoạt động nhóm GV gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung GV chốt, treo bảng phụ ? Em hiểu thế nào là viết bằng lời văn của em ? - Là suy nghĩ kỹ càng rồi viết ra bằng chính lời văn của mình, không sao chép của người khác, bất kể là ai. Nếu cần viện dẫn phải đặt trong dấu ngoặc kép. ? Từ các câu hỏi trên, em có thể rút ra cách làm bài văn tự sự như thế nào ? ’ HS đọc ghi nhớ I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự 1. Đề văn tự sự: - Đề (1) : 3 yêu cầu: Kể chuyện, chuyện em thích, bằng lời văn của em. - Đề (3,4,5,6) : Không có từ “kể” ngưng đều là đề tự sự và có yêu cầu việc, có chuyện. - Kể việc: Đề (1),(3). Kể người: Đề (2), (6). Tường thuật: Đề (4), (5). 2/. Cách làm bài văn tự sự: Đề: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em. a. Tìm hiểu đề: + Kể chuyện + Câu chuyện em thích + Bằng lời văn của em. b. Lập ý: xác định nội dung sẽ viết trong bài làm theo yêu cầu của đề. * Chủ đề: Đề cao tinh thần sẵn sàng đánh giặc, uy lực mạnh mẽ, vô địch của người anh hùng, tinh thần quyết chiến quyết thắng của Thánh Gióng. c. Lập dàn ý: - Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh Gióng ra đời. - Thân bài: Kể diễn biến của sự việc + Gióng bảo vua làm cho roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt + Gióng ăn khỏe, lớn nhanh + Gióng vươn vai thành tráng sĩ cầm roi ra trận + Gióng xông trận, giết giặc + Roi gãy, Gióng lấy tre làm vũ khí + Thắng giặc, Gióng bỏ giáp trụ, cưỡi ngựa bay về trời. - Kết bài: Những dấu tích còn lại. * Ghi nhớ SGK / 48 4. Tổng kết GV treo bảng phụ * Hãy chọn 1 trong 2 lời khuyên sau đây về các bước tiến hành làm một bài văn tự sự mà em cho là hơp lý. A. Tìm hiểu đề à tìm ý à lập dàn ý àkể (viết thành văn) à bài văn phải có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. (B. )Tìm hiểu đề à tìm ý à lập dàn ý à kể (viết thành văn) 5. Hướng dẫn học tập -Học bài -Soạn bài” Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự” (tt): Chuẩn bị phần luyện tập. V. Rút kinh nghiệm: TÌM HIEÅU ÑEÀ VAØ CAÙCH LAØM BAØI VAÊN TÖÏ SÖÏ(tt) Bài 4 Tiết 16 Tuần 4 I. MỤC TIÊU: Giúp HS 1.Kiến thức: - Cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự (qua những từ ngữ được diễn đạt trong đề). - Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự . - Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý . 2. Kỹ năng: - Tìm hiểu đề : đọc kỹ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự . - Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự. 3.Thái độ: HS có ý thức xây dựng dàn bài khi làm bài viết. Có ý thức trau dồi ngôn ngữ dân tộc. II. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Luyện tập để nắm vững cách viết bài văn tự sự III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: . Phương tiện: bảng phụ. 2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị kĩ bài ở nhà. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định tổ chức: Nề nếp, sĩ số. 2. Kiểm tra miệng: GV treo bảng phụ ? Chọn 1 trong 2 lời khuyên sau về các bước tiến hành làm một bài văn tự sự mà em cho là hợp lí? (3đ) (A. ) Tìm hiểu đề à tìm ý à lập dàn ý à kể(viết thành văn) B. Tìm hiểu đề à tìm ý à lập dàn ý à kể(viết thành văn) à bài văn phải có ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài, ? Lập dàn ý là gì? - Là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý nghĩa của bài viết. HS trả lời. GV nhận xét, ghi điểm. 3.. Tiến trình bài học * Giới thiệu bài Tiết trước chúng ta đã đi vào tìm hiểu đề văn tự sự và cách làm bài văn tự sự .Tiết này chúng ta sẽ đi vào làm các bài tập phần luyện tập. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 3: 20p Hướng dẫn luyện tập GV yêu cầu HS viết phần Mở bài và một vài sự việc ở phần Thân bài của truyện Thánh Gióng. ’ GV gợi ý một số cách Mở bài 2. Thánh Gióng là một vị anh hùng đánh giặc nổi tiếng trong truyền thuyết. Đã lên ba mà Thánh Gióng vẫn không biết nói, biết cười, biết đi. Một hôm, 3. Ngày xưa, giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta, vua sai sứ giả đi cầu người tài ra đánh giặc. Khi tới làng Gióng, một đứa bé lên ba mà không biết nói, biết cười, biết đi tự nhiên nói được, bảo bố mẹ ra mời sứ giả vào. Chú bé ấy là Thánh Gióng. ? Các cách diễn đạt trên có khác nhau không ? - Cách 1: Nói đến chú bé rất lạ - Cách 2: Giới thiệu người anh hùng - Cách 3: Nói tới sự biến đổi HS thực hiện, GV nhận xét sửa chữa Hoạt động 4: 15p Hướng dẫn làm bài tập đề 2 GV ghi đề lên bảng ? Đề bài thuộc thể loại gì? Nêu nội dung của đề? HS trả lời. GV nhận xét. ? Lập ý cho đề bài trên? - HS trả lời GV nhận xét, diễn giảng . ? Lập dàn ý cho đề bài trên? HS thảo luận nhóm, trình bày. Các nhóm khác nhận xét. GV nhận xét, sửa sai. ? Viết thành bài tự sự hoàn chỉnh. - HS làm bài. GV nhận xét, sửa sai. II. Luyện tập: Đề 1: Tập viết lời kể: Mở bài: 1. Ngày xưa, tại làng Gióng, có một chú bé rất lạ. Đã lên ba mà không biết nói, biết cười, biết đi Đề 2: Kể lại truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. 1. Tìm hiểu đề, tìm ý: - Thể loại: kể chuyện. - Nội dung: Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. 2. Lập ý: - Nhân vật: Sơn Tinh, Thủy Tinh. - Sự việc: Sơn Tinh dùng phép ngăn nước lũ à thắng Thủy Tinh - Diễn biến: Sơn Tinh Thủy Tinh - Kết quả: Sơn Tinh luôn thắng Thủy Tinh. - Ý nghĩa: Giải thích hiện tượng lũ lụt à chế ngự thiên tai lũ lụt. 3. Lập dàn ý: -Mở đầu: +Vua Hùng kén rể. -Diển biến. +Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn. +Vua Hùng ra điều kiện chọn rể. +Sơn Tinh đến trước, được vợ. +Thủy Tinh đến sau tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh. +Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về. -Kết thúc. +Hàng năm Thủy Tinh dâng nuớc đánh Sơn Tinh nhưng đều thua. 4. Viết bài: 4. Tổng kết: ? Thế nào là lập dàn ý? -Là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết. ? Bài văn tự sự có bố cục mấy phần? -Ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. 5. Hướng dẫn học tập - Thuộc ghi nhớ từng phần và xem lại ví dụ theo từng phần ghi nhớ . - Soạn bài mới : Ôn lại tất cả về tập làm văn để chuẩn bị viết bài viết tập làm văn số 1 Các văn bản về thể loại truyền thuyết đã học (kể lại bằng lời văn của em) V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGiao an ngu van 6 tuan 4.doc