Giáo án Ngữ Văn Khối 6 - Tuần 28 - Năm học 2013-2014 (Chuẩn kiến thức)

. Đặc điểm cơ bản của thể thơ bốn chữ:

- Mỗi câu gồm bốn tiếng. số câu trong bài không hạn định, các khổ trong bài được chia linh hoạt tuỳ theo nội dung hoặc cảm xúc.

- thích hợp với kiểu vừa kể chuyện vừa miêu tả (về đồng dao, về hát ru.)

- Nhịp 2/3, chẵn đều

- Vần: kết hợp các kiểu vần: chân, lưng, bằng trắc, liền cách.

* Phân tích một đoạn thơ mẫu:

Chú bé/ loắt choắt (Vần liền, trắc- VL, T)

 Cái xắc/ xinh xinh (VL,T - VL, B)

 Cái chân/ thoăn thoắt (VL, C, T)

 Cái đầu/ nghênh nghênh (VC , B)

Ca- lô đội/ lệch (VL, B)

Mồm huýt /sáo vang

 Như con/ chim chích (VC, T)

Nhảy trên/ đường vàng (VC , B)

 * Ghi chú:

- V: vần

- L: liền, lưng

- C: Cách, chân

- B: bằng

- T: Trắc

- / : Vạch nhịp

II - Tập làm thơ bốn chữ

* Yêu cầu: HS đọc bài thơ đã chuẩn bị sẵn ở nhà và tự phân tích nhịp thơ đó

- Khuyến khích những em tập làm về đề tài môi trường quê hương.

 

doc12 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Khối 6 - Tuần 28 - Năm học 2013-2014 (Chuẩn kiến thức), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..................... ................................................................................................................................... * Tồn tại:................................................................................................................... .................................................................................................................................. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 26. Phần văn học Tiết 107: thi làm thơ năm chữ A - Mục tiêu. Giúp HS: 1. Về kiến thức: - Giúp học sinh ôn lại và nắm chắc hơn đặc điểm và yêu cầu của thể thơ năm chữ. 2. Về kỹ năng: - Làm quen với các hoạt động và hình thức tổ chức học tập đadạng, vui mà bổ ích, lí thú. 3. Về thái độ: - Tạo được không khí vui vẻ, kích thích tinh thần sáng tạo, mạnh dạn trình bày miệng những gì mình làm được. - GD học sinh lũng yờu thớch thơ ca, văn học. B - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo. - Một số bài thơ 5 chữ. 2. Học sinh - Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của GV C -Tiến trình. 1. ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ "Lượm" . 3. Bài mới. *1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút ). Các em đã được học và hiểu được những đặc điểm về cấu tạo, khả năng biểu đạt của thể thơ năm chữ. Giờ học hôm nay sẽ giúp các em củng cố, bổ sung những hiểu biết về thể thơ này. Hoạt động Nội dung *2 Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (15 phút) H: Em hãy nhận xét về số dòng trong mỗi khổ thơ ? Cách gieo vần, ngắt nhịp ntn ? H: Qua trên em có nhận xét gì về thể thơ 5 chữ ? (Số dòng, vần, nhịp, số khổ thơ trong bài) * 3 Hoạt động 3: Tập làm thơ bốn chữ (20 phút) - Trên cơ sở bài làm đã chuẩn bị ở nhà của HS - Gọi một số em xung phong trình bày bài thơ trước lớp - Các em khác cùng GV nhận xét, đánh giá, cho điểm. I. Nhận diện thể thơ 5 chữ 1. Đoạn1: Có ba khổ thơ, Có 5 chữ một dòng, Nhịp2/3 hoặc3/2 + Khổ1: gieo vần ác(bác- bạc) +Khổ 2: ốt(một- thột) + Khổ 3: ông(mộng- lộng- hồng) 2. Đoạn 2: Có3 khổ, 4dòng. Dòng năm chữ + Khổ1: o (nở- đỏ)-> Vần trắc a (già- qua)-> Vần bằng + Khổ2: ét (viết- nét)-> Vần trắc ai (tài- bay)-> Vần bằng + Khổ3: Âu ( đâu- sầu)-> Vần bằng Nhịp 2/3 hoặc 3/2 3. Đoạn3: 6 dòng, mỗi dòng năm chữ - Gieo vần e (về- che)-> Vần bằng - Nhịp2/3 hoặc 3/2 II. Đặc điểm thơ 5 chữ - Thơ tự do - Mỗi dòng có 5 chữ. - Số câu không hạn định - Vần không nhất thiết phải liên tiếp - Bài thơ thường chia nhiều khổ ( Chi thế nào là tuỳ vào người viết) II - Thi làm thơ năm chữ * Chủ đề: Trường, lớp, bạn bè, gia đình - Khuyến khích chủ đề về môi trường, cảnh quan quê hương, đất nước. *4 Hoạt động 4: (3 phút) 4. Củng cố: - Gọi HS nhắc lại những đặc điểm của thể thơ 5 chữ. 5. Dặn: HS về nhà - HS về học bài, “Tập làm thơ năm chữ”, chuẩn bị bài sau D - Rút kinh nghiệm giờ dạy. * Ưu điểm:................................................................................................................ ................................................................................................................................... * Tồn tại:................................................................................................................... .................................................................................................................................. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 26. Phần văn học Tiết 108: cây tre việt nam (Thép Mới) A - Mục tiêu. Giúp HS: 1. Về kiến thức: - Hiểu và cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre và sự gắn bó giữa cây tre với cuộc sống dân tộc Việt Nam; cây tre trở thành một biểu tượng của Việt Nam 2. Về kỹ năng: - Nắm được những đặc điểm nghệ thuật của bài kí : giàu chi tiết và hình ảnh, kết hợp miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu. 3. Về thái độ: - Thấy rõ công dụng của cây tre và tự hào về phẩm chất của con người Việt Nam được thể hiện đặc trưng qua hình ảnh cây tre. B - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo. - Một số cõu thơ, tục ngữ, ca dao về cõy tre 2. Học sinh - Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của GV C -Tiến trình. 1. ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng một bài thơ 5 chữ mà em thích . 3. Bài mới. *1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút ). Hình như mỗi đất nước mỗi DT đều chọn một loài cây hoặc một loài hoa làm biểu tượng riêng cho DT của mình. Chẳng hạn: Mía - Cu Ba, Bạch dương - Nga, Bồ đề - ấn Độ, Liễu - Trung Hoa,.... Đất nước và DT VN của chúng ta tự bao đời nay đã chọn cây tre là loại cây tượng trưng tiêu biểu cho tâm hồn, khí phách, tinh hoa của DT. Ca ngợi NDVN anh hùng đạo diễn người Ba Lan cùng các nhà làm phim VN đã dựa vào bài tuỳ bút Cây tre bạn đường của nhà văn nổi tiếng Nguyễn Tuân để XD bộ phim tài liệu Cây tre VN năm 1956. Nhà báo lừng danh Thép Mới đã viết bài kí Cây tre VN để thuyết minh cho bộ phim này. Hoạt động Nội dung *2 Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản (35 phút) - Gọi HS đọc phần chú thích (*) sgk H: Giới thiệu đôi nét về nhà văn Thép Mới ? H: “Cây tre VN” được ra đời trong hoàn cảnh nào ? - GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc văn bản: Yêu cầu đọc: Khi trầm lắng dịu dàng, sôi nổi, khẩn trương, thủ thỉ, tâm tình, hân hoan, phấn chấn, ngắt nhịp đúng chỗ, nhấn đúng các vần lưng. - Cho HS đọc một số chú thích. H: Bài văn thuộc thể loại gì ? H: Về mặt thể loại có gì giống và khác bài Cô Tô? - Giống nhau: đều là bút lí - Khác nhau: Bài Cây tre VN có sự kết hợp thuyết minh, giới thiệu phim tài liệu. H: Theo em, trong văn bản này, tác giả đã dùng phương thức biểu đạt nào ? Tác dụng của các phương thức biểu đạt đó ? - Phương thức biểu đạt: miêu tả xen biểu cảm - Tác dụng: Vừa cho người đọc cảm nhận được hình ảnh tre một cách sinh động, vừa bộc lộ cảm nghĩ của tác giả về cây tre VN H: Văn bản có thể phân chia bố cục ntn ? - Từ đầu đến.. Như người: Giới thiệu về cây tre trong mối quan hệ với con người VN. - Tiếp đến... Chung thuỷ: Cây tre người bạn thân của ND Vn anh hùng trong LĐ. - Tiếp đến... Chiến đấu: Cây tre, người đồng chí - anh hùng chiến đấu. - Đoạn còn lại: Cây tre trong tương lai, biểu tượng đẹp và sáng ngời của đất nước. H: Tác giả đã nêu lên những phẩm chất nào của cây tre ? - Xanh tốt ở mọi nơi - Dáng tre vươn mộc mạc và thanh cao - Măng mọc thẳng - xanh tươi, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. H: Tác giả đã nêu lên những phẩm chất của tre, đó là những phẩm chất nào ? - GV nói về phẩm chất của tre qua bài thơ “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy. H: Khi nói về những phẩm chất của tre tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? - Nghệ thuật: Nhân hoá + các tính từ thích hợp và đặc sắc. H: Ca ngợi công lao và phẩm chất của tre tác giả đã chốt lại bằng câu văn nào ? - Ca ngợi công lao và phẩm chất của tre bằng danh hiệu cao quý: “Tre anh hùng lao động! tre anh hùng chiến đấu”. H: Tác giả đã chỉ ra sự gắn bó của tre với người nông dân ntn ? - Cây tre có ở mọi miền đất nước - Dưới bóng tre xanh người nông dân Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, làm ăn sinh sống, giữ gìn nền văn hoá. H: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả về tre bằng ? - Nghệ thuật: Nhân hoá đặc sắc H: Em có nhận xét gì về trình tự miêu tả của tác giả ? - Trình tự miêu tả: Từ bao quát đến cụ thể lần lượt từng lĩnh vực trong đời sống. H: Tác giả đã mở đầu đoạn kết ntn ? - Mở đầu phần kết bằng nhạc cụ của trúc, của tre H: Khúc nhạc đồng quê của tre được tác giả cảm nhận qua những âm thanh nào ? - âm thanh rung lên man mác trong gió buổi trưa hè nơi khóm tre làng; sáo tre, sáo trúc vang lưng trời. H: Như vậy, tre có giá trị gì trong đời sống tâm hồn của con người ? H: Em có suy nghĩ gì về hình ảnh của “măng non” trên phù hiệu đội viên ? H: Với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước trong tương lai cây tre có vị trí ntn ? *3 Hoạt động 3: Tổng kết (4 phút) H: Em hãy nêu tóm tắt những giá trị của văn bản ? I - Tìm hiểu chung. 1. Tác giả: (1925 - 1991) - Thép Mới tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở quận Tây Hồ - HN. Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim. 2. Tác phẩm: Bài Cây tre VN là lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan 3. Đọc văn bản: 4. Kết cấu - Bố cục: - Bút kí chính luận trữ tình thuyết minh, giới thiệu phim tài liệu. * Bố cục: Chia bốn đoạn II - Tìm hiểu văn bản. 1. Những phẩm chất của tre. - Tre luôn làm bạn, gắn bó với con người trong nhiều hoàn cảnh - Tre là cánh tay của người nông dân - Tre thẳng thắn, bất khuất - Tre chở thành vũ khí cùng con người chiến đấu - Tre là nhạc cụ giúp con người bộc lộ tâm hồn, tình cảm 2. Sự gắn bó của cây tre với con người và dân tộc Việt Nam: - Tre giúp người nông dân trong rất nhiều công việc sản xuất, tre như là cánh tay của người nông dân - Tre gắn bó với con người ở mọi lứa tuổi Từ khi lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay - Trong chiến đấu: Tre là vũ khí chống lại sắt thép của quân thù, tre xung phong vào đồn Giặc. Tre giữ làng, giữ nước. 3. Tre mãi là người bạn đồng hành của dân tộc: - Tre là phương tiện để con người bộc lộ những rung động tình cảm, cảm xúc bằng âm thanh ( tiếng sáo) - Khẳng định tre vẫn là người bạn đồng hành thuỷ chung của dân tộc ta bởi vì Tre đã thành “ tượng trưng cao quý của dân tộc Việt nam” III - Tổng kết. * Ghi nhớ. Sgk – T 100 *4 Hoạt động 4: (4 phút) 4. Củng cố: - Suy nghĩ của em về hình ảnh của cây tre ? 5. Dặn: HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau D - Rút kinh nghiệm giờ dạy. * Ưu điểm:.............................................................................................................. ................................................................................................................................ * Tồn tại:................................................................................................................ ................................................................................................................................ ======================= Hết tuần 28 =======================

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 6 Tuan 28CKKN.doc