I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức :
- HS hiểu về ý nghĩa và các hình thức trang trí quạt giấy.
- HS biết cách trang trí phù hợp với hình dạng của mỗi quạt giấy.
- HS trang trí được quạt giấy bằng các hoạ tiết đã học và vẽ màu tự do.
2. Kỹ năng :
- HS phát triển kỹ năng quan sát nhận xét và kỹ năng thực hành .
3.Thái độ :
- HS yêu thích trang trí quạt giấy.
II/.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
+ Giáo viên
- Một vài quạt giấy và một số loại quạt khác có hình dáng và kiểu trang trí khác nhau.
- Hình vẽ gợi ý các bước tiến hành trang trí quạt giấy.
- Bài vẽ của HS các năm trước.
+ Học sinh
- Sưu tầm một số loại quạt để tham khảo.
- Giấy bút chì ,com pa ,thước kẻ màu vẽ.
III PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC.
- Phương pháp trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm,. luyện tập.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp (2)
2. Kiểm tra đồ dùng học tập. ( 3)
3. Bài mới.
49 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 124 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 8 - Tiết 1 đến Tiết 12 - Năm học 2010-2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác phẩm Ông cháu.
. Hoạ sĩ Hoàng Trầm: với tác phẩm Ba thế hệ.
4. Sơn dầu:
. Hoạ sĩ: Lưu Công Nhân, với tác phẩm Một buổi cày.
. Hoạ sĩ: Lương Xuân Nhị, với tác phẩm Đồi cọ.
. Hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, với tác phẩm Phố hàng mắm.
5. Màu bột:
. Hoạ sĩ Văn Giáo, với tác phẩm Đền voi phục.
. Hoạ sĩ Trần Lưu Hậu, với tác phẩm Mùa xuân trên bản.
. Hoạ sĩ Phan Thị Ha, với tác phẩm Ao làng.
6. Điêu khắc:
. Hoạ sĩ Phạm Xuân Thi, với tác phẩm Nắm đất miền nam.
. Hoạ sĩ Diệp Minh Châu, với tác phẩm Chị Võ Thị Sáu.
. Hoạ sĩ Nguyễn Hải, với tác phẩm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
- Đây là giai đoạn các hoạ sĩ có nhiều tác phẩm lớn với nội dung, đề tài phong phú (đề tài chiến tranh cách mạng, sản xuất công nông nghiệp, văn hoá giáo dục).
4 Nhận xét, đánh giá( 3’).
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm :
- Nhóm : 1-2 : Quan sát và nhận xét tác phẩm : Bình minh trên nông trang.
- Nhóm 3- 4 : Quan sát và nhận xét tác phẩm : Con đọc bầm nghe .
- Nhóm 5- 6 : Quan sát và nhận xét tác phẩm Điêu khắc : Nắm đất miền Nam.
- Hãy cho biết :
+ Chất liệu.
+ Đề tài.
+ Bố cục .
+ Hình ảnh chính
+ Màu sắc chính.
+ Đánh giá và nhận xét chung về tác phẩm đó ?
- HS tự đánh giá nhận xét theo cảm nhận riêng.
- GV chỉ trên các tác phẩm tranh phân tích cho các em những nội dung trên.
5. Dặn dò( 2’)
- GV giao nhiệm vụ cho HS :
+ Học bài theo câu hỏi SGK.
+ Chuẩn bị bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu vẽ cho bài học sau.
-------------------------------------------------------------------
Ngày soạn : 2010/2010
Ngày giảng: 25/10/2010(8B)
29/10/2010(8A)
Tiết 11
Bài11 : Vẽ trang trí.
Trình bày bìa sách
I/ Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức :
- HS hiểu ý nghĩa của việc trang trí bìa sách.
- HS biết cách trang trí bìa sách.
- HS trang trí được một bìa sách theo ý thích.
2.Kỹ năng :
- HS phát triển kỹ năng quan sát nhận xét và có kỹ năng trang trí bìa sách.
3. Thái độ :
- HS biết làm đẹp và có ý thức giữ gìn sách vở.
II/. Đồ dùng dạy học.
+ Giáo viên
- Một vài bìa sách của các nhà xuất bản như: NXB Kim Đồng, NXB Giáo Dục, NXB Văn học, NXB tuổi trẻ.
- Hình minh hoạ các bước trình bày mộtt bìa sách.
- Một vài bài vẽ của HS các năm học trước.
+ Học sinh
- Giấy vẽ, bút chì, thước kẻ, ê ke, tẩy, bút màu.
III./ Phương pháp dạy- học.
- Phương pháp trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập...
IV./ Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp( 2’)
2. Kiểm tra đồ dùng học tập( 3’).
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét
- Mục tiêu: Quan sát nhận xét
- Thời gian: 8-10 Phút
- Đồ dùng: SGV, SGK ...
- Cách tiến hành:
- GV giới thiệu một số bìa sách trong SGK và ĐDDH đã chuẩn bị được cho HS quan sát. Để HS thấy được sự phong p hú đa dạng của sách : Sách thiếu nhi, sách văn học, SGK, sách chính tri, sách kĩ thuật
- GV yêu cầu HS quan sát và hoạt đông nhóm lớn ( 5 ‘ ) theo các câu hỏi sau : :
+ Bố cục trên một bìa sách gồm có những nội dung gì ? Mảng chữ có những nội dung gì? mảng hình có nội dung gì?
+Tên sách, tên tác giả, tên NXB và biểu trưng thường nằm ở những vị trí như thế nào trên bìa sách?
+ Chữ ở tên sách, tên tác giả, tên NXB và biểu trưng có những đặc điểm như thế nào về kích thước, hình dáng, màu sắc ?
+ Hình ảnh minh hoạ bìa sách là những hình ảnh gì?
+Bìa sách thường có màu sắc như thế nào?
- Đại diện các nhóm báo cáo . Các nhóm khác nận xét và bổ sung .
- GV chốt lại trên bảng.
- GV kết luận : Tuỳ theo từng loại sách mà có cách chọn kiểu chữ, hình minh hoạ và màu sắc khác nhau.
I. Quan sát nhận xét
- Bố cục một bài sách thường có : mảng chữ, hình vẽ. Cụ thể một bìa sách thường có các nội dung sau: mảng chữ gồm: tên sách , tên tác giả, tên NXB và biểu trưng; và mảng hình minh hoạ.
- Vị trí:
+ Tên sách thường ở phần trên, phần giữa, phần dưói của hình minh hoạ hoặc đặt cân ở giữa bìa sách, hoặc lệch trái hoặc lệch phảihìn minh hoạ.
+ Tên tác giả , tên NXB và biểu trưng thường ở phần trên và phần dưới bìa sách.
+ Chữ tên bìa sách thưòng có kkích thước to, rõ ràng dễ đọc; hình dáng thường là chữ nét thanh, nét đậm, nét đều; màu sắc nổi bật .
+ Chữ tên tác giả, NXB thường có kích thước nhỏ, kiểu chữ thường là chữ nét đều, màu sắc nhã nhặn, nhẹ nhàng.
+ Hình ảnh minh hoạ bìa sách rất phong phú: có thể là hình vẽ minh hoạ nội dung , có thể là ảnh chụp, có thể chỉ là những mảng hình màu.
+ Màu sắc của bìa sách rất đa dạng có màu nhã nhặn, màu rực rỡ tuỳ thuộc vào nội dung cuốn sách.
Hoạt động 2: Cách trình bày bìa sách.
- Mục tiêu: Tìm hiểu cách trình bày bìa sách.
- Thời gian: 8-10 Phút
- Đồ dùng: SGV, SGK ...
- Cách tiến hành:
- GV : Để trình bày được một bìa sách trước hết phải làm gì ?
- HS : Phải hiểu đượ nội dng cuốn sách.
- GV : nhấn mạnh trước khi trình bày một bìa sách phải hiểu nội dung cuốn sách, phải xác định được đó là loại sách nào.Sau khi đã hiểu được nội dung cuốn sách mới tiến hành trang trí .
- GV : yêu cầu HS hoạt động nhóm bàn ( 2 “ ) . Nêu các bước vẽ trang trí một bìa sách .
- HS trả lời . HS khác nhận xét và bổ sung .
- GV chốt lại các ý bước vẽ trang trí một bìa sách trên bảng.
- GV đưa ra các bước minh hoạ cách trình bày bìa sách cho HS quan sát.
- HS quan sát tranh và các bước vẽ mà giáo viên đã hướng dẫn.
II. Cách trình bày bìa sách
- B1 : Tìm bố cục :
+ Phác mảng chữ: ( Gồm phác mảng tên cuốn sách ; phác mảnh tên tác giả, phác mảng tên NXB và biểu trưng)
+ Phác mảng hình ( Con người, cảnh vật, thiên nhiên)
- B2 : Vẽ màu.
+ Màu nền bìa sách.
+ Màu mảng chữ
+ Màu mảng hình minh hoạ.
Hoạt động 3: Thực hành trang trí.
- Mục tiêu: Thực hành trang trí một bìa sách.
- Thời gian: 14-15Phút
- Đồ dùng: SGV, SGK ...
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu làm bài tập .
- HS làm bài thực hành.
- GV theo dõi HS làm bài .
+ Gợi ý các em chọn tên sách để trình bày.
+ Gợi ý tìm bố cục, mảng hình mảng chữ, và màu cho phù hợp với nội dung từng loại sách.
+ Yêu cầu HS vẽ theo tuần tự các bước vẽ đã học.
III.Thực hành.
Vẽ trang trí : Trang trí một bìa sách mà em yêu thích.
4. Nhận xét, đánh giá( 3’).
- GV lấy một số bài hoàn chỉnh treo lên bảng. Yêu cầu HS nhận xét và xếp loại bài vẽ:
+ Bố cục .
+Mảng chữ , Mảng hình, Màu sắc
- HS từ đánh giá nhân xét bài theo các tiêu chí trên.
- GV xếp loại và khen ngợi các bài vẽ đẹp, góp ý những bài vẽ chưa đẹp.
5. Dặn dò( 2’).
- GV giao nhiệm vụ :
+ Làm bài tập trong SGK
+ Chuẩn bị bài học sau.
----------------------------------------------
Ngày soạn : 28/10/2010
Ngày giảng : 01/11/2010( 8B)
05/11/2010(8A)
Tiết 12:Bài 12 : Vẽ tranh.
Đề tài gia đình
I/ Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức :
- HS biết tìm nội dung và cách vẽ tranh về đề tài gia đình.
- HS vẽ được tranh theo ý thích.
2.Kỹ năng :
- HS phát triển kỹ năng vẽ tranh đề tài.
3. Thái độ :
- Thể hiện tình yêu thương đối với ông bà, cha mẹ, anh em và các thành viên khác trong họ hàng
II/. Đồ dùng dạy học.
+ Giáo viên.
- Sưu tầm sách báo tạp chí nói về gia đình.
- Bộ tranh ĐDDH, bài vẽ tranh đề tài Gia đình ( Mỹ thuật 8 ) .
- Một số tranh của HS khoá trước.
- Một số tranh ảnh của các hoạ sĩ vẽ về đề tài Gia đình.
+ Học sinh.
- Chuẩn bị bút chì, bút màu, giấy.
III./ Phương pháp dạy- học.
- Phương pháp trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập...
IV./ Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp( 2’)
2. Kiểm tra đồ dùng học tập( 3’).
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Tìm và chọn nội dung đề tài.
- Mục tiêu: Tìm và chọn nội dung đề tài.
- Thời gian: 8-10 Phút
- Đồ dùng: SGV, SGK ...
- Cách tiến hành:
- GV giới thiệu một số tranh ảnh về đề tài : Gia đình.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm bàn ( 2’ ) quan sát và trả lời câu hỏi :
+ Tranh vẽ về nội dung gì ?
+ Hình ảnh chính trong tranh là gì ?
+ Màu sắc trong tranh ?
- HS quan sát và trả lời các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV : Chốt lại và hỏi : Hãy kể thêm một số hoạt động khác trong gia đình em?
- HS : trả lời câu hỏi .
- GV tóm tắt bổ sung thêm và nêu các hoạt động về gia đình.
- GV giới thiệu thêm một số tranh về đề tài này cho HS quan sát.
- GV đặt câu hỏi gợi mở: Em sẽ chọn nội dung nào để vẽ về đề tài gia đình?
I. Tìm và chon nôi dung đề tài
Vẽ tranh về gia đình là phản ánh sinh hoạt đời thường của một gia đình: cảnh sum họp vào các ngày lễ, ngày hội, cảnh ông bà kể chuyện cho cháu nghe, cảnh gia đình ăn cơmVề các hoạt động phổ biến thường diễn ra trong gia đình như: bữa cơm gia đình; sinh nhật; đón giao thừa; thăm họ hàng, người thân
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS cách vẽ
- Mục tiêu: Hướng dẫn HS cách vẽ
- Thời gian: 8-10 Phút
- Đồ dùng: SGV, SGK ...
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nêu lại các bước vẽ một bài vẽ tranh theo đề tài.
- HS nêu lại các bước vẽ.
- GV nêu lại các bước vẽ đưa ra các bước vẽ minh hoạ bài vẽ tranh đề tài gia đình cho HS quan sát.
- GV bổ sung thêm: Khi vẽ phải vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ vẽ sau.
+ Hình ảnh chính là : Con người và các hoạt động của con người.
+ Hình ảnh phụ là: Cây cối, nhà cửa, cảnh vật, đường phố
II.Cách vẽ
+ B1 : Tìm bố cục( phân mảng hình chính, phụ)
+ B2 : Vẽ hình ( Chọn hình ảnh và vẽ chi tiết).
+ B3 : Vẽ màu.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn thực hành.
- Mục tiêu: Hướng dẫn HSlàm bài
- Thời gian: 10-15 Phút
- Đồ dùng: SGV, SGK,giấy, bút chì, màu ...
- Cách tiến hành:
- HS làm bài thực hành.
- GV yêu cầu HS. :
+ Chọn nội dung đề tài trước.
+ Chú ý sắp xếp bố cục cho hợp lý.
+ Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau.
+ Vẽ các dáng hoạt động khác nhau sao cho tranh sinh động.
III. Thực hành.
Vẽ tranh : Đề tài gia đình .
4. Nhận xét, đánh giá(3’).
- GV lấy một số bài hoàn chỉnh treo lên bảng. Yêu cầu HS nhận xét và xếp loại bài vẽ theo các yêu cầu sau:
+ Nội dung ( rõ ràng )
+ Bố cục ( phù hợp trong tờ giấy )
+ Hình ảnh( thể hiên được đặc trưng của hoạt động ).
+ Màu sắc ( tươi vui ).
- GV xếp loại và khen ngợi các bài vẽ đẹp, góp ý những bài vẽ chưa đẹp.
5. Dặn dò(2’).
- GV giao nhiệm vụ cho HS :
- Về vẽ hoàn chỉnh bài nếu chưa xong.
- Chuẩn bị cho bài học sau
File đính kèm:
- MI THUAT 8 2011.doc