Giáo án Mỹ thuật Lớp 8 - Bài 15: Tạo dáng và trang trí mặt nạ - Đoàn Thị Mộng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 - HS hiểu cách tạo dáng và trang trí mặt nạ

 - HS tạo dáng và trang trí được một mặt nạ theo ý thích

 - HS nhận thức được vẽ đẹp của các mặt nạ trang trí, ứng dụng trong cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo Viên:

 - Sưu tầm các mặt nạ khác nhau về chất liệu kiểu dáng.

 - Các bước thực hiện

 - Bài học sinh năm trước

2. Học Sinh:

 - Bìa cứng, giấy vẽ, kéo. thước kẻ, hồ dán

3. Phương Pháp Dạy - Học: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp hoạt động nhóm

 - Phương pháp trực quan - Phương pháp luyện tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

 + CH: Nêu tóm tắt về tiểu sử và tác phẩm của Họa sĩ Trần Văn Cẩn?

 + CH: Nêu tóm tắt về tiểu sử và tác phẩm của Họa sĩ Nguyễn Sáng?

 + CH: Nêu tóm tắt về tiểu sử và tác phẩm của Họa sĩ Bùi Xuân Phái?

 

3. Bài mới

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 8 - Bài 15: Tạo dáng và trang trí mặt nạ - Đoàn Thị Mộng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 / Tiết 15 BÀI 15 : TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ MẶT NẠ VẼ TRANG TRÍ Ngày dạy:.............................Lớp......Tiết....... Ngày dạy:.............................Lớp......Tiết....... Ngày dạy:.............................Lớp......Tiết....... I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - HS hiểu cách tạo dáng và trang trí mặt nạ - HS tạo dáng và trang trí được một mặt nạ theo ý thích - HS nhận thức được vẽ đẹp của các mặt nạ trang trí, ứng dụng trong cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo Viên: - Sưu tầm các mặt nạ khác nhau về chất liệu kiểu dáng. - Các bước thực hiện - Bài học sinh năm trước 2. Học Sinh: - Bìa cứng, giấy vẽ, kéo. thước kẻ, hồ dán 3. Phương Pháp Dạy - Học: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp hoạt động nhóm - Phương pháp trực quan - Phương pháp luyện tập III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: + CH: Nêu tóm tắt về tiểu sử và tác phẩm của Họa sĩ Trần Văn Cẩn? + CH: Nêu tóm tắt về tiểu sử và tác phẩm của Họa sĩ Nguyễn Sáng? + CH: Nêu tóm tắt về tiểu sử và tác phẩm của Họa sĩ Bùi Xuân Phái? 3. Bài mới TG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. Quan sát, nhận xét - Mặt nạ dùng để trang trí, biểu diễn trên sân khấu, hóa trang vào các dịp lễ hội. - Mặt nạ được làm bằng các chất liệu khác nhau như bìa cứng, nhựa, nan tre... được trang trí cách điệu cao thể hiện đặc điểm nhân vật. 1. Hoạt động I: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét - Gv giới thiệu các mặt nạ, và hình ở sgk + Mặt nạ dùng để làm gì? Vào dịp nào? + Em thấy mặt nạ ở đâu? + Mặt nạ có những loại nào? + Chất liệu của các mặt nạ ? + Hình dáng của các mặt nạ? - Hình dáng của mặt nạ rất phong phú đa dạng, mỗi loại vừa với từng khuôn mặt người đeo. Hình dáng được cách điệu cao thể hiện đặc điểm nhân vật hiền lành, dữ tợn hay hung ác, vui tính hay hài hước.. + Mặt nạ được trang trí như thế nào? + Trang trí màu sắc trên mặt nạ như thể nào? - Tạo dáng và trang trí mặt nạ tùy thuộc vào ý định của mỗi người sao cho có tính hấp dẫn, gây cảm xúc mạnh cho người xem. - Quan sát - Dùng để trang trí và hóa trang ở sân khấu, vào dịp lễ hội.. - Sân khấu tuồng, chèo,..trong gia đình, trung thu.. - Mặt nạ có rất nhiều loại nhưng chung quy lại có 2 loại là mặt nạ người và mặt nạ thú vật. - Bìa cứng, nhựa, nan... - Có rất nhiều hình dáng, hình o van, vuông, tròn... - Mảng hình và đường nét được sắp đặt cân xứng. - Màu sắc mặt nạ phù hợp với tính cách nhân vật thể hiện sự độc ác hay hiền lành.. II. Cách tạo dáng và trang trí - Tìm chọn hình dáng mặt nạ. - Vẽ phác hình dáng chung. - Kẻ trục đối xứng. - Tìm chọn họa tiết trang trí - Vẽ phác họa tiết - Vẽ chi tiết và tô màu 2. Hoạt động II: Hướng dẫn học sinh cách tạo dáng và trang trí. * Cách tạo dáng: - Gv minh họa bảng - Tìm dáng mặt nạ sao cho giống với nhân vật định biểu hiện là người hay con vật. - Vẽ phác hình dáng chung - Kẻ trục đối xứng * Cách trang trí - Tìm mảng hình, đường nét và màu sắc cho phù hợp với tính cách nhân vật định miêu tả là nhân vật hiền lành hay độc ác nham hiểm - Ví dụ: Con thỏ trăng hiền lành thì dùng đường nét mềm mại, màu sắc hòa nhã như nâu trắng, xanh..thể hiện sự hiền từ tốt bụng. Con cáo gian ác thì dùng đường nét sắc nhọn, gai góc, màu cam, đen, đỏ thể hiện sự nham hiểm. - Quan sát hình minh họa - Lắng nghe - Ghi chép III. Bài tập Tạo dáng và trang trí một mặt nạ theo ý thích. - Chất liệu: Bìa cứng - Màu sắc tùy thích 3. Hoạt động III: Hướng dẫn học sinh làm bài - Gv bao quát lớp, hướng dẫn Hs chọn loại mặt nạ theo ý thích. - Gợi ý cho Hs tạo dáng và trang trí phù hợp, có thể sử dụng vào các dịp lễ hội, hoặc dùng trang trí góc học tập Làm bài thực hành 4. Hoạt động IV: Đánh giá kết quả học tập - Gv treo một số mặt nạ các em đã hoàn thành, nhận xét góp ý. + Hình dáng mặt nạ? + Màu sắc ? - Quan sát bài bạn - Nhận xét theo gợi ý của Gv 5. Dặn dò: - Hoàn thành bài tập - Chuẩn bị bài tuần sau: Bài 16 vẽ tranh ĐỀ TÀI TỰ DO Lắng nghe

File đính kèm:

  • docgiao an mt.doc
Giáo án liên quan