Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Chương trình học kì 1 - Phạm Thị Minh Nguyệt

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- HS hiểu về ý nghĩa và các hình thức trang trí quạt giấy

- Biết cách trang trí phù hợp với hình dạng của mỗi loại quạt giấy

- Trang trí được quạt giấy bằng các hoạ tiết đã học và vẽ màu tự do

II. CHUẨN BỊ:

- Một vài quạt giấy và một số loại quạt khác có hình dáng và kiểu trang trí khác nhau

- Hình vẽ gợi ý các bước tiến hành trang trí quạt giấy

- Bài vẽ của HS năm trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:

 

doc47 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Chương trình học kì 1 - Phạm Thị Minh Nguyệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình một thể loại nào đó thep ý thích của mình để vẽ (phong cảnh, chân dung, tĩnh vật, sinh hoạt ) 2. Học sinh - HS tự vẽ, không gò ép, GV tôn trọng sáng tạo cá nhân của mỗi em 3. Đánh giá kết quả học tập - Đánh giá: bám sát vào mục tiêu và cách thể hiện về bố cục, hình vẽ và màu sắc - GV hướng dẫn và gợi ý HS nhận xét và xếp loại, chủ yếu là vẽ màu - GV nhận xét chung giờ học và kết quả bài vẽ, động viên HS học tập. Chọn một số tranh đẹp làm tư liệu * Dặn dò: - Vẽ tranh theo ý thích - Chuẩn bị bài học sau Trường: THCS QUảNG TRạCH Tuần: Tiết: 18 bài: Vẽ chân dung Giáo viên: Phạm Thị Minh Nguyệt Ngày dạy: 8A 8B.... 8C I. Mục tiêu bài học: - HS hiểu thế nào là tranh chân dung - Biết được cách vẽ tranh chân dung - Vẽ được chân dung bạn hay mọi người II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên - Tranh, ảnh chân dung (cỡ lớn) hoặc các hình minh hoạ trong SGK. - Hình gợi ý cách vẽ. - Tranh chân dung của HS các năm trước. 2. Học sinh - Tranh, ảnh chân dung, SGK, giấy, bút chì, III. Tiến trình dạy - học: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét - GV giới thiệu một số tranh, ảnh chân dung và gợi ý cho HS nhận xét : - GV yêu cầu HS quan sát trong SGK và gợi ý để các em nhận ra : - Sự khác nhau giữa ảnh và tranh chân dung. - Đặc điểm của các nét mặt. - Trạng thái tình cảm. + Tranh chân dung là tranh vẽ một người cụ thể nào đó. - Có thể vẽ : chân dung bán thân ; chân dung toàn thân ; chân dung nhiều người Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ chân dung - GV hướng dẫn HS : - GV yêu cầu HS chú ý đến : - lưu ý: - Tiến hành các bước như bài vẽ theo mầu. - Vẽ phác và phác đường trục khuôn mặt – vị trí đường trục không như nhau, phụ thuộc vào tư thế của khuôn mặt. - Tỉ lệ của từng bộ phận : Tóc, trán, mắt, mũi, miệng, tai, - Khi mặt ngẩng lên hay cúi xuống thì tỉ lệ các bộ phận thay đổi. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bàì - GV gợi ý HS nhận xét hình 1; 2 trang 129; 130 SGK - Yêu cầu HS : - GV cho 3 đ 4 bạn lên bảng vẽ chân dung. - HS nhận xét theo ý kiến của mình. - Tập vẽ chân dung và chú ý thể hiện các trạng thái tình cảm. hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - GV gợi ý HS nhận xét các hình vẽ chân dung trên bảng về : - Hình dáng - Tỉ lệ - Các trạng thái tình cảm Bài tập về nhà: - Quan sát, nhận xét gương mặt của người thân và tập vẽ - Sưu tầm tranh chân dung. - Chuẩn bị bài học sau Trường: THCS QUảNG TRạCH Tuần: Tiết: 19 bài: Vẽ chân dung bạn Giáo viên: Phạm Thị Minh Nguyệt Ngày dạy: 8A 8B.... 8C I. Mục tiêu bài học: - HS biết cách vẽ chân dung. - Vẽ được chân dung bạn. - Thấy vẽ đẹp của tranh chân dung. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên - Sưu tầm 3 hoặc 4 tranh chân dung thiếu nhi (trai, gái). - Vẽ chân dung của HS cá năm trước - Hình gợi ý cách vẽ chân dung. 2. Học sinh - Sưu tầm tranh, bài vẽ chân dung - Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ III. Tiến trình dạy - học: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét - GV giới thiệu một số tranh và gợi ý cho HS biết : - Yêu cầu HS quan sát tranh chân dung và gợi ý các em nhận xét : - GV nhận xét chung và chốt lại : - Các loại tranh chân dung : + Chân dung bán thân. + Chân dung toàn thân. - Hình dáng bên ngoài của khuôn mặt: - Tỉ lệ các phần : Tóc, trán, mũi, - Hướng của mặt - Nét mặt vui hay buồn + HS nhận xét theo cách nhìn, cách nghĩ của mình đ Cần quan sát các hình dáng, tỉ lệ các bộ phận trên nét mặt - Cố gắng diễn tả đặc điểm, trạng thái tình cảm của nhân vật Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ chân dung - GV gợi ý để HS nhớ cách vẽ chân dung và vẽ phác lên bảng hoặc chỉ ra ở hình hướng dẫn : * Lưu ý : - GV giới thiệu một số chân dung màu và gợi ý cho HS nhận xét : + Vẽ phác hình dáng bề ngoài của khuôn mặt, cổ, vai cho cân đối với trang giấy. Chú ý đến tư thế của mặt, và vẽ trục dọc. + Vẽ nét chia khoảng cách tóc, trán, mắt, mũi, + Vẽ phác các nét mắt, mũi, miệng, tai, đ Phân chia các khoảng cách dài, ngắn, rộng, hẹp, dày mỏng của tai, mắt, mũi, miệng cho hợp lí, vì tỉ lệ của chúng là đặc điểm của nhân vật + Nhìn mẫu vẽ chi tiết cho đúng. Chú ý đến độ đận nhạt của nét + Màu của tóc. + Màu da : mặt, tai, cổ, + Màu của áo. + Màu nền Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bàì - GV nêu yêu cầu của bài tập : - GV quan sát và hướng dẫn HS làm bài : + Vẽ chân dung của bạn bằng chì. + Quan sát và vẽ theo hướng dẫn + Vẽ hình khuôn mặt cân đối với trang giấy + Tỉ lệ các phần : mắt, mũi, miệng, tai, + Vẽ nét chi tiết gần với mẫu - HS quan sát và vẽ theo cảm nhận riêng. hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - GV hướng dẫn HS nhận xét một số bài vẽ về : + Hình dáng chung. + Đặc điểm của nhân vật. - HS tự nhận xét và xếp loại đ ´ ¿ ị ã ≠ ô ơ ư ¯ Bài tập về nhà: - Sưu tầm tranh chân dung - Vẽ chân dung người thân. Vẽ màu theo ý thích - Chuẩn bị bài học sau Trường: THCS QUảNG TRạCH Tuần: Tiết: 20 bài: Sơ lược về Mĩ thuật hiện đại phương tây từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX Giáo viên: Phạm Thị Minh Nguyệt Ngày dạy: 8A 8B.... 8C I. Mục tiêu bài học: - HS hiểu sơ lược về giai đoạn phát triển của Mĩ thuật hiện đại phương Tây. - Bước đầu làm quen với một số trường phái hội hoạ hiện đại như : trường phái ấn tượng, trường phái Dã thú, trường phái Lập thể, II. Chuẩn bị: - Bộ ĐDDH Mĩ thuật 8 - Sưu tầm tranh, ảnh về giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX III. Tiến trình dạy - học: Giới thiệu bài : - Cho HS xem một số tranh về thời kì này, đặt câu hỏi đơn giản + Tranh vẽ như thế nào? có hiểu được nội dung không ? biết nguồn gốc hoặc tên các tranh chưa?, - GV chú ý đến các đặc điểm sau : + Về lịch sử : Đây là giai đoạn có những biến chuyển sâu sắc ở châu Âu với các sự kiện lớn như : Công xã Pa-ri (1871), chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) Cách mạng XHCN tháng Mười Nga (1917) + Về nghệ thuật : những biến động chính trị, xã hội đã tác động đến tâm lí con người. Cuộc đấu tranh giữa các khuynh hướng trong triết học, văn học, nghệ thuật, đã diễn ra quyết liệt. Riêng Mĩ thuật, đây cũng là thời kì chứng kiến sự ra đời và kế tiếp lẫn nhau giữa các trào lưu nghệ thuật mới. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một vài nét về hội hoạ ấn tượng - GV yêu cầu HS tìm hiểu trong SGK và trả lời câu hỏi : + Tại sao trường phái mới này lại có tên là “ấn tượng” ? + Những nét mới của trường phái này? + Chủ đề ? + Các tác phẩm tiêu biểu ? * Chú ý hội hoạ chia làm hai trường phái : - Người ta lấy tên “ấn tượng” từ bức tranh “ấn tượng mặt trời mọc ” của Mô-nê. đ Những hoạ sĩ theo trường phái này cho rằng : Thiên nhiên luôn biến đổi tuỳ thuộc vào ánh sáng, khí quyển, vì thế các hoạ sĩ rất chú trọng ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng mặt trời chiếu vào con người và cảnh vật. đ Đi vào cuộc sống đương đại, con người, thiên nhiên với bảng màu tươi sáng đ Bữa ăn trên cỏ – Ma-nê ; Nhà thờ lớn Ru- răng, Hoa súng, ấn tượng mặt trời mọc của hoạ sĩ Mô-nê, * Trường phái hội hoạ Tân ấn tượng: Các hoạ sĩ dùng những màu nguyên chất và kiên trì ngồi chấm hằng trăm, hàng ngàn chấm nhỏ cho đến khi đạt được hiệu quả mong muốn * Trường phái hoạ sĩ Hậu ấn tượng: Một số hoạ sĩ xuất hiện sau, muốn vượt qua những giới hạn của hoạ sĩ ấn tượng để tìm ra con đường khác. Đó là các hoạ sĩ Hậu ấn tượng – có ảnh hưởng lớn đến các thế hệ hoạ sĩ sau này. Hoạt động 2: trường phái hội hoạ dã thú - GV cho HS tự tìm hiểu trong SGK + Vì sao lại gọi là Dã thú ? + Nêu một số hoạ sĩ của trường phái ? + Đặc điểm của trường phái ? + Các tác phẩm tiêu biểu ? - GV kết luận : trường phái hội hoạ Dã thú sử dụng phép giản ước và cách dùng màu nguyên sắc với hi vọng sáng tạo ra một nền hội hoạ mới. Tranh của họ có ảnh hưởng tới các hoạ sĩ thế hệ sau này. - Triển lãm “màu thu” ở Pa-ri (1905) có một phòng tranh giới thiệu những tác phẩm mới đặc biệt dữ dội về màu sắc – người ta gọi trường phái hội hoạ này là Dã thú đ Ma-tit-xơ ; Vla-manh ; Van Đôn-ghen, - Đó là những hoạ sĩ có sự cách tân về màu sắc triệt để, tranh của họ không diễn tả khối, không vờn sáng tối, mà chỉ cong những mảng màu nguyên sắc, gay gắt, viền mạnh bạo, dứt khoát. đ Cá đỏ ; Thiếu nữ mặc áo trắng của Ma-tit-xơ ; Bến tàu Phê-cum, Hội hoá trang ở bãi biển của Mac-kê, Hoạt động 3: Trường phái hội hoạ Lập thể - Những người có công sáng tạo ra khuynh hướng hội hoạ Lập thể là ai ? + Tư tưởng của những hoạ sĩ trường phái này là gì? - Các tác phẩm tiêu biểu: - GV kết luận : đ Là hoạ sĩ Brắc-cơ và Pi-cát-xô. Họ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các hoạ sĩ Hậu ấn tượng. - Hội hoạ Lập thể ra đời tại Pháp năm 1907 tiếp theo hội hoạ Dã thú. đ Đi tìm cách diễn tả mới không phụ thuộc vào đối tượng miêu tả. Tập trung phân tích, giản lược hoá hình thể bằng hình kỉ hà những hình khối cơ bản - Đàn ghi ta ; đĩa đựng hoa quả, của hoạ sĩ Pi-cát-xô ; người đàn bà và cây đàn ghi ta của hoạ sĩ Brắc-cơ. đ Những biến động của xã hội châu Âu đã tác động mạnh đến các trường phái Mĩ thuật mới - Các hoạ sĩ trẻ luôn là người tìm tòi, sáng tạo ra những trào lưu nghệ thuật mới khác với lối vẽ của các hoạ sĩ đi trước. Các trường phái ấn Tượng, Dã Thú, Lập Thể đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của Mĩ thuật hiện đại. hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - GV đặt câu hỏi để củng cố kiến thức cho HS - HS trả lời theo kiến thức đã học Bài tập về nhà: - HS đọc bài trong SGK - Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết liên quan đến bài học - Chuẩn bị bài học sau Trường: THCS QUảNG TRạCH Tuần: Tiết: bài: Đề tài lao động Giáo viên: Phạm Thị Minh Nguyệt Ngày dạy: 8A 8B.... 8C I. Mục tiêu bài học: - HS tìm, chọn được nội dung về lao động và biết cách vẽ tranh về lao động - Vẽ được tranh theo ý thích - Biết yêu lao động và quý trọng người lao động trong mọi lĩnh vực II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên - Tranh, ảnh về đề tài lao động 2. Học sinh - III. Tiến trình dạy - học: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bàì hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập đ ´ ¿ ị ã ≠ ô ơ ư ¯ Bài tập về nhà: - Chuẩn bị bài học sau

File đính kèm:

  • docgiao an mi thuat 8.doc
Giáo án liên quan