Giáo án Mỹ thuật Lớp 8 - Bản đẹp 3 cột - Năm học 2013-2014 - Đinh Nam Phương

I/ Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Học sinh hiểu về ý nghĩa trang trí quạt giấy.

2. Kỷ năng: Qua bài học HS biết cách trang trí quạt giấy phù hợp với hình dạng của mỗi loại quạt giấy bằng các họa tiết đã học và vẽ màu tự do.

3. Thái độ: Học sinh trân trọng và yêu quý các vật dung trong gia đình.

II/ Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy học:

+ Tranh minh hoạ ĐDDH Mĩ thuật 8

+ Sưu tầm một số mẫu quạt giấy.

2. Đồ dùng học tập:

+ Sưu tầm quạt giấy.

+ Dụng cụ thực hành.

3. Phương pháp dạy học:

+ Phương pháp trực quan, gợi mỡ, vấn đáp, luyện tập.

 III/ Tiến trình dạy học:

 

doc75 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 8 - Bản đẹp 3 cột - Năm học 2013-2014 - Đinh Nam Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Trình bày bài hoàn chỉnh, sạch sẽ, có chiều sâu và đúng quy định. *Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - Bài tập về nhà: - Thông qua bài làm của các em để nhận xét, đánh giá. - Nhận xét, chốt lại nội dung của bài học. - Về nhà tiếp tục hoàn chỉnh bài nếu chưa xong. - Chuẩn bị giấy màu cho tiết sau xe dán giấy lọ hoa và quả. Ngày soạn: 12/04/10 Ngày dạy: 13/04/10 Tiết 31- Bài 31: Vẽ theo mẫu: xé dán giấy lọ hoa và quả I/ Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Học sinh biết xé dán giấy lọ hoa và quả. 2. Kỷ năng: Học sinh xé dán giấy được một bức tranh lọ hoa và quả theo ý thích. 3. Thái độ: Qua bài học các em thấy được vẻ đẹp của tranh xé dán giấy. II/ Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy học: + Mẫu vẽ. + Hình gợi ý cách xé dán. + Bài mẫu của HS. 2. Đồ dùng học tập: + Mẫu vẽ. + Dụng cụ thực hành. 3. Phương pháp dạy học: + Phương pháp trực quan, gợi mỡ, vấn đáp, làm việc theo nhóm, luyện tập. III/ Tiến trình dạy học: 1. ổn định lớp: Kiểm tra bài củ: - Chấm bài 30. Giảng bài mới: Hoạt động của thầy HĐ của trò Ghi bảng *Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: -Gọi HS lên đặt mẫu. Các nhóm khác góp ý, điều chỉnh. +Tranh xé dán giấy có gì khác với tranh vẽ màu? +Em có nhận xét gì về cách xé dán của những bức tranh trên? +Màu sắc và độ đậm nhạt của màu trên vật mẫu như thế nào? +Tỷ lệ đậm nhạt về màu sắc của mỗi người có giống nhau không? -Gợi ý các nhóm thảo luận, trả lời. *Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách xé dán giấy: -Thông qua mẫu vẽ, hình minh họa, GV vừa hướng dẫn, phân tích, vấn đáp: +Nêu các bước vẽ để hoàn chỉnh cách xé dán? +Cách chọn giấy màu cho mẫu? +Nét xé dán giấy như thế nào? +Cách dán giấy như thế nào? +Cách chọn giấy màu ở bóng đổ, không gian và nền? -Gợi ý các nhóm thảo luận, trả lời. -GVnhận xét, đánh giá, kết luận. *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành: -Phổ biến nội dung và yêu cầu thực hành. -Cho HS xem bài mẫu tham khảo. -Quan sát, hướng dẫn, động viên các em làm bài. -Gợi ý các em nhận xét bài của nhau *Đại diện nhóm lên bày mẫu. -Góp ý, chỉnh sửa cách bày mẫu. -Trả lời câu hỏi. *Thảo luận theo nhóm. -Đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi -Góp ý bổ sung cho nhau. *Tham khảo bài mẫu. -Tiến hành làm bài I.Quan sát và nhận xét: -Bố cục mẫu. -Nắm được đặc điểm, hình dạng cấu tạo của mẫu. -Xác định hướng ánh sáng. -Nhận biết được màu sắc và độ đậm nhạt của màu. -Xác định được bóng đổ, không gian, nền. II. Cách vẽ màu: -Chọn màu giấy phù hợp với mẫu vật, bóng đổ, không gian, nền. -Xé dán nền và không gian trước. -Ước lượng tỷ lệ của lọ hoa và quả để xé dán cho chính xác. -Lựa chọn màu đậm nhạt để xé dán cho phù hợp. *Chú ý: -Nét xé tự nhiên, không cầu kỳ, đường nét khi to, khi nhỏ. -Dán đúng vị trí như đã sắp xếp. III. Thực hành: a. Nội dung: -Xé dán giấy lọ hoa và quả bằng giấy màu. b. Yêu cầu: -Bố cục đẹp, hợp lý. -Có tỷ lệ gần giống mẫu. -Diễn tả được màu sắc và độ đậm nhạt của màu. -Trình bày bài hoàn chỉnh, sạch sẽ, có chiều sâu và đúng quy định. *Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - Bài tập về nhà: - Thông qua bài làm của các em để nhận xét, đánh giá. - Nhận xét, chốt lại nội dung của bài học. - Về nhà tiếp tục hoàn chỉnh bài nếu chưa xong. - Chuẩn bị giấy màu cho tiết sau trang trí đồ vật dạng hình vuông, hình chữ nhật. Ngày soạn: 20/4 Ngày dạy: 21/4/10 Tiết 32 - Bài 32: Vẽ trang trí trang trí đồ vật dạng hình vuông, hình chữ nhật I/ Mục tiêu bài học: Kiến thức: Học sinh biết cách trang trí các đồ vật dạng hình vuông, hình chữ nhật... Kỷ năng: HS biết cách tìm bố cục khác nhau. Trang trí được một đồ vật dạng hình vuông, hình chữ nhật. Thái độ: Qua bài HS có ý thức trang trí, làm đẹp những đồ vật mà mình yêu thích. II/ Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy học: + Một số đồ vật, tranh ảnh trang trí hình vuông, hình chữ nhật. + Hình gợi ý cách trang trí. + Bài mẫu tham khảo. 2. Đồ dùng học tập: + Sưu tầm một số đồ vật, bài trang trí hình vuông, hình chữ nhật. + Dụng cụ thực hành. 3. Phương pháp dạy học: + Phương pháp trực quan, gợi mỡ, vấn đáp, luyện tập. III/ Tiến trình dạy học: 1. ổn định lớp: Kiểm tra bài củ: - Nhận xét, đánh giá bài 31. Giảng bài mới: Hoạt động của thầy HĐ của trò Ghi bảng và minh họa *Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: -Thông qua một số đồ vật trang trí dạng hình vuông, hình chữ nhật GV phân tích, kết hợp vấn đáp: +Em có nhận xét gì về các đồ vật trang trí trên? +Em hãy cho biết sự khác nhau giữa trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng? *Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách trang trí: -Thông qua hình gợi ý GV vừa phân tích, kết hợp vấn đáp: +Nêu các bước hoàn chỉnh bài vẽ? +Yêu cầu khi tìm bố cục? +Yêu cầu khi tìm và vẽ họa tiết? +Yêu cầu khi vẽ màu? -Gợi ý HS trả lời. -Đánh giá nhận xét. *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài: -Phổ biến nội dung và yêu cầu thực hành. -Cho HS xem bài mẫu tham khảo. -Quan sát, hướng dẫn, động viên các em làm bài. *Thảo luận theo nhóm. -Đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi. -Góp ý bổ sung cho nhau. *Quan sát , nghiên cứu. -Trả lời câu hỏi. -Góp ý, bổ sung. *Tham khảo bài mẫu. -Tiến hành làm bài. 1.Quan sát và nhận xét: -Hoạ tiết: hoa lá, chim thú, phong cảnh, con người, con vật... -áp dụng nhiều trong kiến trúc, vật dụng gia đình... -Có 3 cách sắp xếp họa tiết: +Sắp xếp đối xứng. +Sắp xếp nhắc lại. +Sắp xếp mảng hình không đều. 2. Cách trang trí: -Chọn đồ vật trang trí. -Xác định hình dạng. a. Tìm bố cục: -Kẻ trục đối xứng. -Phác mảng hình chính, mảng hình phụ. b. Tìm và vẽ họa tiết: -Tìm họa tiết đẹp, phù hợp -Có họa tiết chính, hoạ tiết phụ. -áp dụng các quy tắc: nhắc lại, đối xứng, mảng hình không đều để xắp xếp họa tiết. c. Vẽ màu: -Tìm gam màu đẹp, hài hòa. -Có gam màu chủ đạo, rõ trọng tâm. 3. Thực hành: a. Nội dung: -Trang trí một đồ vật dạng hình vuông hay hình chữ nhật. b. Yêu cầu: -Thực hiện đúng phương pháp. -Bài vẽ thể hiện được hình thức trang trí đồ vật dạng hình vuông hay hình chữ nhật. -Bài làm đẹp, hoàn chỉnh, trình bày sạch sẽ. *Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - Bài tập về nhà: Thông qua bài làm của các em để nhận xét, đánh giá. Nhận xét, chốt lại nội dung của bài học. Về nhà tiếp tục hoàn chỉnh bài nếu chưa xong, Chuẩn bị mẫu cho bài sau. Ngày soạn: /4 Ngày dạy: /4/2008 Tiết 33-34: Kiểm tra học kỳ Ii I. Đề ra: Em hãy vẽ một bức tranh về đề tài tự chọn? II. Gợi ý lựa chọn nội dung đề tài: * Có thể vẽ một trong những đề tài sau: - Đề tài về Mẹ, thây cô giáo, chú Bộ đội, hay lực lượng vũ trang. - Đề tài về thể thao, văn nghệ hay lễ hội. - Phong cảnh quê hương. Cuộc sống quanh em. - Môi trường, an toàn giao thông. Ước mơ của em, lao đông sản xuất. III. Các yêu cầu đánh giá: 1. Hình thức: (4 điểm) a. Bố cục: - Có bố cục đẹp, hài hoà, cân đối, vừa khổ giấy A4. - Thể hiên rõ mảng chính, mảng phụ. b. Màu sắc: - Có điều hoà màu sắc (Nóng - Lạnh; Đậm - Nhạt). - Thể hiện rõ gam màu chủ đạo. Màu sắc phù hợp với nội dung đề tài. c. Đậm nhạt: - Phân bố hợp lý nhịp nhàng, hình mảng sáng tối rõ ràng. d. Phong cách thể hiện. - Tạo được phong cách riêng, độc đáo. e. Trình bày: -Trình bày đẹp, rõ ràng, sạch sẽ và nghệ thuật. 2. Nội dung: (6 điểm) a. Đề tài: - Khai thác tốt đề tài và làm nổi bật chủ đề. - Theo một trong những đề tài đã gợi ý được phản ánh cụ thể trong tranh. b. Hình tượng: - Nêu rõ tính chất điển hình của nhân vật, cảnh vật. - Phải cô động, điển hình theo từng nộidung bức tranh. Không nên kể lễ, rườm rà. c. Nội dung: - Bài vẽ phải có nội dung cụ thể, rõ ràng, sâu sắc và có tính giáo dục cao. d. Nêu rõ tính chất điển hình của nhân vật, cảnh vật. e. Thể hiện được tình cảm và cảm xúc của bản thâm qua tranh vẽ. IV. Hình thức đánh giá: - Bài vẽ của HS được đánh giá theo thang điểm 10. Căn cứ vào những yêu cầu đạt được về nội dung và hình thức mà đánh giá và chấm điểm cho HS. Ngày soạn: /4 Ngày dạy: /4/2008 Tiết 35: Trưng bày kết quả học tập trong năm học I/ Mục đích trưng bày: - Nhằm đánh gía kết quả học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh, đồng thời thấy được công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn của nhà trường. -Tổ chức nghiêm túc từ khâu chuẩn bị, trưng bày đến khâu hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá và rút kinh nghiệm cho năm học sau. II/ Chuẩn bị: Giáo viên: + Lựa chọn các bài vẽ đẹp của học sinh. + Nơi trưng bày và những phương tiện cần thiết. Học sinh: + Tham gia lựa chọn cùng giáo viên. + Tham gia trưng bày. + Các dụng cụ để trưng bày. III/ Hình thức trưng bày: Giáo viên Học sinh *Phổ biến cách thức, nội dung trình bày: - Trình bày theo phân môn. - Mỗi phân môn ít nhất 2 bài. - Ghi rõ họ tên, bài vẽ. - Gợi ý yêu cầu khi nhân xét, đánh gia. 1. Vẽ trang trí: + Bố cục. + Hoạ tiết. + Màu sắc. + Cách trình bày. 2. Vẽ theo mẫu: + Bố cục. + Hình vẽ. + Đậm nhạt, Màu sắc. + Cách trình bày. 3. Vẽ tranh đề tài: + Nội dung đề tài. + Bố cục. + Hình vẽ. + Màu sắc. + Cách trình bày. *Thông qua những nhận xét, đánh giá của các em, giao viên nhận xét, kết luận: rút ra được những ưu, nhược điểm và những bài học kinh nghiệm cho năm học sau. Biểu dương, khen thưởng cho những bài làm tốt, sáng tạo, trình bày đẹp. *Lưu ý: -Tổ chức xem trưng bày nghiêm túc để học sinh rút ra những bài học bổ ích cho bản thân. -Dùng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, tranh luận để tìm ra những ưu điểm và những thiếu sót ở các bài tập. -Đièu gì chưa rõ, chưa hiểu giáo viên giúp đỡ, phân tích vì học trên thực tế các bài vẽ. *Mỗi học sinh tự chọn cho mình các bài vẽ đẹp theo từng phân môn. - Dán các bài đó lên khổ giấy A4. * Học sinh chú ý đến những gợi ý mà giáo viên nêu ra, sau đó quan sát tranh của bạn và tiến hành nhận xét. -Đại diện nhóm lên nhận xét. -Nhóm này nhận xét nhóm kia và ngược lại sau đó thống nhất xếp loại chung. *Khi nhận xét học sinh phải rút ra được ưu, nhược điểm và những bài học kinh nghiệm cho năm học sau iV/ Phần kết thúc: Nhận xét, đánh giá và tổng kết năm học. Mua sách giáo khao MT-8 để nghiên cứu trước. Về nhà nếu có điều kiện tập vẽ lại các bài đã học

File đính kèm:

  • docMI THUAT 8.doc