1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
- HS hiểu thêm về cuộc đời sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của các hoạ sỹ thời kỳ Phục Hưng. ( Hoạt động 2 )
- HS biết được giá trị nghệ thuật của các tác phẩm mỹ thuật thời kì Phục Hưng Ý. ( Hoạt động 3 )
1.2 Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Phân tích được tranh mỹ thuật Ý thời kỳ Phục Hưng. ( Hoạt động 3 )
- HS thực hiện thành thạo: Tìm được đề tài trong tranh SGK. ( Hoạt động 3 )
1.3 Thái độ:
- Thói quen: trân trọng nền văn hóa nhân loại
- Tính cách: yêu mến các nền văn hóa nhân loại
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- HS hiểu được vài nét về thân thế, sự nghiệp, đóng góp to lớn của một số hoạ sĩ đối với nền nghệ thế giới.
3. CHUẨN BỊ:
3.1 Giáo viên:
- Một số tranh ảnh về thời kì Phục Hưng.
3.2 Học sinh:
- Đọc, tìm hiểu và trả lời câu hỏi GV đã đưa ra.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút )
4.2 Kiểm tra miệng: ( 4 phút )
Câu hỏi: cho biết đặc điểm của thời kì phục hưng cực thịnh và các tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong thời gian này?
Đáp án:
+ Giai đoạn Phục Hưng cực thịnh (TK XVI)
+ Trung tâm: Rô – ma (thủ đô nước Ý)
+ Họa sĩ: Lê – ô – na Đờ Vanh – xi, Mi – ken – lăng giơ, Gióc – giôn
+ Mĩ thuật Ý đã phát triển đến đỉnh cao về sự cân bằng, trong sáng và mẫu mực.
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 7 - Tiết 27, Bài 30: Thưởng thức mĩ thuật - Một số tác giả - Tác phẩm tiêu biểu của Mĩ thuật Ý thời kì phục hưng - Nguyễn Thị Ngân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28
Tiết PPCT 27
Ngày dạy: 10/3-15/3/2014
Bài 30: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
MỘT SỐ TÁC GIẢ - TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
CỦA MĨ THUẬT Ý THỜI KỲ PHỤC HƯNG
{
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
HS hiểu thêm về cuộc đời sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của các hoạ sỹ thời kỳ Phục Hưng. ( Hoạt động 2 )
HS biết được giá trị nghệ thuật của các tác phẩm mỹ thuật thời kì Phục Hưng Ý. ( Hoạt động 3 )
Kĩ năng:
HS thực hiện được: Phân tích được tranh mỹ thuật Ý thời kỳ Phục Hưng. ( Hoạt động 3 )
HS thực hiện thành thạo: Tìm được đề tài trong tranh SGK. ( Hoạt động 3 )
Thái độ:
Thói quen: trân trọng nền văn hóa nhân loại
Tính cách: yêu mến các nền văn hóa nhân loại
NỘI DUNG HỌC TẬP:
HS hiểu được vài nét về thân thế, sự nghiệp, đóng góp to lớn của một số hoạ sĩ đối với nền nghệ thế giới.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
Một số tranh ảnh về thời kì Phục Hưng.
Học sinh:
Đọc, tìm hiểu và trả lời câu hỏi GV đã đưa ra.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút )
Kiểm tra miệng: ( 4 phút )
Câu hỏi: cho biết đặc điểm của thời kì phục hưng cực thịnh và các tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong thời gian này?
Đáp án:
Giai đoạn Phục Hưng cực thịnh (TK XVI)
Trung tâm: Rô – ma (thủ đô nước Ý)
Họa sĩ: Lê – ô – na Đờ Vanh – xi, Mi – ken – lăng giơ, Gióc – giôn
Mĩ thuật Ý đã phát triển đến đỉnh cao về sự cân bằng, trong sáng và mẫu mực.
GV nhận xét, đánh giá đạt theo đáp án trên.
Tiến trình bài học:
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Vào bài: ( 1 phút )
Bài nay, ta sẽ tìm hiểu một số hoạc sĩ tiêu biểu của mĩ thuật Ý thời kỳ Phục Hưng.
Phân chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ tìm hiểu một tác giả, tác phẩm. ( phương pháp giao nhiệm vụ )
Nhóm 1: Họa sĩ Lê-ô-na đơ Vanh-xi,
Nhóm 2: Họa sĩ Mi-ken-lăng-giơ.
Nhóm 3: Họa sĩ Ra-pha-en.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs tìm hiểu vài nét về tiếu sử, sự nghiệp của các họa sĩ: ( 10 phút )
_ Các nhóm có 7 phút tìm hiểu theo các câu hỏi sau:
Năm sinh, năm mất của họa sĩ?
Sở trường?
Tác phẩm nổi tiếng?
_ HS thảo luận. Đại diện nhóm trình bày và bổ sung ý kiến.
_ Các nhóm còn lại lắng nghe và đặt câu hỏi.
_ GV tóm tắt, giải đáp các vấn đề, nhấn mạnh các nét chính.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu một số bức tranh tiêu biểu: ( 22 phút )
1/. Mô-na Li-da ( Lê-ô-na Đờ Vanh-xi)
_ Treo tranh cho HS quan sát.
_ Đặt câu hỏi:
Tranh miêu tả nội dung gì?
Cách sắp xếp hình ảnh? Gam màu chủ đạo?
Lối vẽ của họa sĩ?
_ Hs trả lời, GV bổ sung các ý còn thiếu.
2/. Tượng Đa-vít ( Mi Ken lăng giơ)
_ _ Treo tranh cho HS quan sát.
_ Đặt câu hỏi:
Tượng thể hiện điều gì?
Tượng đẹp bởi điều gì?
Em cảm nhận như thế nào về bức tượng?
_ HS trả lời.
_ GV nếu tóm tắt các ý chính.
3/. Trường học A-ten ( Ra-pha-en )
Treo tranh cho HS quan sát.
_ Đặt câu hỏi:
Nội dung tranh thể hiện điều gì?
Cách diễn tả như thế nào?
Em có cảm nghĩ gì về bức tranh?
_ HS trả lời.
_ GV bổ sung một số ý chính về bức tranh. Treo tranh cho HS quan sát.
*Nhấn manh lại một số nội dung đã học cho Hs nắm rõ hơn.
I/. Tìm hiểu vài nét về một số tác giả: (SGK)
1/. Họa sĩ Lê-ô-na đơ Vanh-xi
2/. Họa sĩ Mi-ken-lăng-giơ
3/. Họa sĩ Ra-pha-en.
II/. Một số tác phẩm MT tiêu biểu:
1/. Mô-na Li-da ( Lê-ô-na Đờ Vanh-xi):
_ Tranh còn có tên là La- giô công đơ.
- Tranh vẽ về người phụ nữ đẹp không chỉ ngoại hình mà còn đẹp trong sắc thái tình cảm trên nét mặt.
- Nụ cười của người phụ nữ đã tốn không biết bao nhiêu giấy, mực của những nhà phê bình nghệ thuật.
- Phía sau còn miêu tả không gian mờ ảo có sự xuất hiện luật xa gần
_ Là tác phẩm nổi tiếng của Lê-ô-na đơ Vanh-xi.
2/. Tượng Đa-vít ( Mi Ken lăng giơ)
_ Tượng về vị vua vĩ đại Đa-vit.
- Tượng đẹp bởi cách diễn tả vẻ đẹp thân thể của con người.
_ Cách diễn tả khoẻ khoắn, thể hiện mẫu hình lí tưởng của con người. đây là tác phẩm hoàn chỉnh nổi tiếng khắp thế giới.
3/. Trường học A-ten ( Ra-pha-en)
_ Diễn tả cảnh tranh luận tư tưởng giữa hai nhà triết học duy tâm và duy vật của thời kì phục hưng.
_ Màu sắc hài hoà.
_ khung cảnh gây ấn tượng cho người xem vì có rất nhiều người đang tranh luận sôi nổi.
Tổng kết ( 5 phút )
HS làm bài kiểm tra 5phút.
Em hãy nêu cảm nhận về một bức tranh mà em thích?
HS làm bài cá nhân.
Thu và đọc một cảm nhận, cùng HS đánh giá.
Gv đánh giá tiết học.
Hướng dẫn học tập: ( 2 phút )
Đối với bài cũ:
Học bài ở vở ghi chép, đọc lại bài đọc ở SGK.
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
Chuẩn bi bài 28: “Trang trí đầu báo tường”.
Sưu tầm chữ đẹp, hình ảnh đẹp trang trí đầu báo tường.
Dụng cụ học tập: giấy A4, vở ghi chép, bút, màu,
PHỤ LỤC:
File đính kèm:
- tiet 27bai 30 Mot so tac gia tac pham mi thuat Y thoi phuc hung.doc