I. MỤC TIÊU :
- H/S củng cố thêm về kiến thức lịch sử, thấy được những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới mĩ thuật nói riêng với kho tàng văn hóa dân tộc.
- Nhận thức đúng đắn và càng thêm yêu quý các tác phẩm hội họa phản ánh về đề tài chiến tranh Cách mạng.
II- NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN
1,Tài liệu thiết bị:
a,Giáo viên
- Sưu tầm một số tác phẩm của các họa sĩ trong giai đoạn này
- Bài viết về tác giả, tác phẩm trong giai đoạn này.
b,Học sinh
- Đồ dùng học tập, sách vở
- Đọc trước nội dung bài, nghiên cứu theo câu hỏi SGK
2. Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, diễn giảng, thảo luận, trực quan
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Tổ chức : Học sinh chào, kiểm tra sĩ số (1p)
7B: 7F:
7C: 7K:
* Kiểm tra : Đồ dùng học tập; sách vở, bài tập giờ trước(1p)
* Khởi động vào bài mới: (1p)
7 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 7 - Bài 14: Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc thể hiện NTN?
- Người đi đầu trong nền hội họa mới của Việt Nam là ai? Tác phẩm tiêu biểu của ông ?
- Thực dân Pháp thành lập những trường nào thuộc về ngành mĩ thuật, điều đó có ý nghĩa NTN với nền mỹ thuật nước nhà?
- Kể tên các họa sĩ được đào tạo chính quy trong thời kì này là những ai?
- Giai đoạn này VN đã có những phong cách nghệ thuật nào ?
- Kể tên các tác phẩm nổi tiếng?
- Giai đoạn 1945 – 1954 Mĩ thuật VN có những dấu ấn nào ?
- Nêu các tác giả và tác phẩm nổi tiếng trong giai đoạn này?
1.Vài nét về bối cảnh xã hội
- Năm 1858 Thực dân Pháp xâm lược Việt nam, nhân dân sống cực khổ dưới 2 tầng áp bức của thực dân, phong kiến.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp nổ ra song lại chìm trong bể máu.
- 1930 Đảng CSVN thành lập đã lãnh đạo nhân dân đứng lên giải phóng dân tộc.
- 1945 CMT8 thành công, nhà nước công nông ra đời.
- Thực dân Pháp xâm lược nước ta lần 2, các họa sĩ hăng hái tham gia kháng chiến, họ vẽ về cuộc sống chiến đấu của cả dân tộc.
2. Một số hoạt động mĩ thuật
a. Giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930
- Hoàn thành các công trình kiến trúc lăng tẩm, đền miếu (giai đoạn chịu nhiều ảnh hưởng của nghệ thuật Trung hoa, Pháp)
- Cuối thế kỉ 19, họa sĩ Lê Văn Miến từ Pháp về nước, ông là hoạ sĩ đầu tiên vẽ các tác phẩm bằng chất liệu sơn dầu: Bình văn, Chân dung cụ Tú Mền - 1898.
- Ngoài ra các họa sĩ Huỳnh Tựu và Nam Sơn cũng là những người đầu tiên sáng tác theo cách vẽ của phương Tây.
- Năm 1925 Pháp thành lập trường cao đẳng mỹ thuật Đông Dương, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng với nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam.
- Những họa sĩ, nhà điêu khắc được đào tạo chính quy: Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Lê Văn Đệ, Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu, Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Nguyễn Khang, Nguyễn Đỗ Cung...
b. Giai đoạn từ năm 1930 đến 1945
- Hình thành những phong cách nghệ thuật đa dạng với nhiều chất liệu khác nhau: sơn dầu, sơn mài...
- Những tác phẩm nổi tiếng được đánh giá cao tại các triển lãm:
+ Thiếu nữ bên hoa Huệ (1943), Hai thiếu nữ và em bé (1944), Sơn dầu - Tô Ngọc Vân
+ Chơi ô ăn quan, Rửa rau cầu ao (1931), Đi chợ về (1937 ) - Lụa - Nguyễn Phan Chánh
+ Thiếu nữ bên hoa Phù dung(1944), Trong vườn (1938) - Sơn mài - Nguyễn Gia Trí
+ Em Thúy (1943) Sơn dầu - Trần Văn Cẩn
c. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954
- Cách mạng 8/1945 đã mở hướng mới cho Cách Mạng Việt Nam. Các họa sĩ vẽ tranh cổ động, vẽ kí họa thể hiện không khí Thủ Đô những ngày đầu Cách Mạng.
- Tháng 10 /1945 mở lại trường Cao đẳng Mĩ thuật Việt Nam do họa sĩ Tô Ngọc Vân làm Hiệu trưởng
- Tổ chức triển lãm mĩ thuật đầu tiên mừng độc lập.
- Tháng 12/1946 kháng chiến toàn quốc bùng nổ, các họa sĩ đã tham gia kháng chiến.
- Năm 1952 trường mĩ thuật kháng chiến được thành lập đây là sự chuyển mình tích cực của Mĩ thuật Cách Mạng Việt Nam.
- Tác phẩm:
+ Dân quân Phù Lưu - Nguyễn Tư Nghiêm.
+ Du kích tập bắn - Nguyễn Đỗ Cung.
+ Bát nước - Sĩ Ngọc.
+ Bác Hồ ở Bắc bộ phủ -Tô Ngọc Vân.
+ B.Hồ với các cháu T.nhi - Diệp Minh Châu Đặc biệt kí họa ở giai đoạn này phát triển mạnh là cơ sở để xây dựng tác phẩm sau này.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập (7p)
- Mời HS tóm tắt lại các phần chính của bài theo câu hỏi SGK
- GV củng cố chốt các ý kiến
* Dặn dò (2p)
- Về nhà chuẩn bị bài theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.
- Xem trước bài tuần sau kiểm tra học kì (2t) - Vẽ tranh đề tài tự chọn, làm trước phác thảo.
Tuần 15,16
Giảng:
Đ15 + 16: Bài 15 + 16: Kiểm tra học kỳ
vẽ tranh đề tài tự chọn
--------------------------- & ---------------------------
I. Mục tiêu :
- Đánh giá về khả năng nhận thức và thể hiện bài vẽ của học sinh
- Đánh giá những kiến thức đã thu được của học sinh, những biểu hiện tình cảm, óc sáng tạo ở nội dung đề tài thông qua bố cục, hình vẽvà mầu sắc
II- Những thông tin cơ bản
1. Tài liệu thiết bị
a. Giáo viên: Đề kiểm tra, yêu cầu của đề
b. Học sinh: Đồ dùng học tập, giấy kiểm tra
2. Phương pháp: Trực quan, gợi mở, kiểm tra thực hành
III. tiến trình dạy học
* Tổ chức (1p) Học sinh chào, kiểm tra sĩ số
7B: 7F:
7C: 7K:
* Kiểm tra (1p) Đồ dùng học tập, giấy kiểm tra
* Khởi động vào bài mới (1p)
Hoạt động 1
* GV quán xuyến khi HS làm bài kiểm tra
Hoạt đông 2
* GV chốt ý kiến nhận xét cho điểm và khuyến khích học sinh làm bài tốt hơn
1. Kiểm tra
* Tiết 15: Làm phác thảo (35 phút)
- Vẽ tranh theo đề tài tự chọn
- HS chủ động làm bài trên giấy A4
* Tiết 16: Vẽ màu (35 phút)
2. Đánh giá kết quả học tập
* Tiết 15:
- Treo bài lên bảng cho hoc sinh đánh giá nhận xét cách sắp xếp bố cục
Chọn các bài vẽ đẹp để trưng bày
* Tiết 16:
- Treo bài lên bảng cho hoc sinh đánh giá nhận xét cách vẽ màu
- Chọn các bài vẽ đẹp để trưng bày
*Dặn dò (1p) Đọc trước bài 17,phác thảo bìa lịch
Tuần 17:
Giảng:
Đ17: Bài 17: Vẽ trang trí
trang trí bìa lịch treo tường
--------------------------- & ---------------------------
I. Mục tiêu :
- Học sinh biết cách trang trí bìa lịch treo tường
- Trang trí được bìa lịch treo tường theo ý thích để sử dụng trong dịp tết Nguyên đán
- Học sinh hiểu biết hơn về việc trang trí ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày
II- Những thông tin cơ bản
1, Tài liệu thiết bị
a, Giáo viên chuẩn bị
- Một số bìa lịch treo tường mẫu
- Bài vẽ của học sinh
b. Học sinh: Đồ dùng học tập, sách vở
2, Phương pháp: Trực quan, gợi mở, luyện tập
III. tiến trình dạy học
* Tổ chức (1p) Học sinh chào, kiểm tra sĩ số
7B: 7F:
7C: 7K:
* Kiểm tra (1p)
* Khởi động vào bài mới (1p)
Treo lịch là một nhu cầu , là nếp sống văn hóa của nhân dân ta, ngoài mục đích để biết thời gian, lịch còn trang trí cho căn phòng đẹp hơn. có rất nhiều loại lịch khác nhau nhưng trong bài học này chúng ta sẽ trang trí bìa lịch cho loại lịch tờ theo ngày (blốc). Hi vọng các em sẽ tạo cho riêng mình một bìa lịch đẹp góp phần đón xuân mới.
Hoạt động 1
* GV giới thiệu một số mẫu bìa lịch cho HS quan sát
- Em cho biết hình dáng chung của bìa lịch thường gặp ?
- Bìa lịch thường chia làm mấy phần? Là những phần nào?
- Cách sắp xếp bố cục trên bìa lịch NTN?
Hoạt đông 2
- Cần tiến hành trang trí bìa lịch NTN?
- Khi trang trí bìa lịch có thể sử dụng các họa tiết nào?
(Cho HS quan sát một số bài vẽ của HS các năm để HS tham khảo)
Hoạt động 3
* GV hướng dẫn học sinh trong quá trình làm bài, chú ý nhắc HS cách bố cục trong trang giấy
1. Quan sát nhận xét (6p)
- Bìa lịch thường có hình dáng chung là hình chữ nhật đứng (ngoài ra còn có hình tròn, vuông, chữ nhật ngang ...)
- Bìa lịch thường có 3 phần chính
+ Phần hình ảnh: có thể sử dụng hình ảnh hoặc tranh vẽ (thiên nhiên, con người, đời sống xã hội...)
+ phần chữ: Tên năm tháng (bằng chữ và bằng số), tên và biểu tượng của cơ quan, ban ngành, nhà xuất bản...
+ phần lịch ghi ngày tháng (Blôc)
2, Cách trang trí (6p)
+ Chọn hình trang trí: Có thể dùng hình ảnh, ảnh chụp về bản thân, gia đình, những tranh ảnh mình yêu thích, những vật kỉ niệm như búp bê, đồ chơi, xác các côn trùng đẹp, hoa lá, vỏ sò...để gắn lên bìa lịch
+ Xác định khuôn khổ bìa lịch: Vuông, tròn, chữ nhật
+ Phác bố cục, tìm vị trí của chữ, hình ảnh: Tên năm, hình ảnh, chủ đề phải rõ, nổi bật.
+ Mầu sắc: Nên dùng các mầu tươi sáng (có thể cắt dán phối hợp với vẽ màu)
3,Bài tập (24p)
- HS làm bài tập
- Yêu cầu hoàn thành bài tại lớp
Hoạt đông 4: Đánh giá kết quả học tập (4p)
- Treo một số bài lên bảng cho hoc sinh đánh giá nhận xét về tạo dáng, trang trí màu sắc
- GV chốt ý kiến nhận xét cho điểm và khuyến khích học sinh làm bài tốt hơn
*Dặn dò (1p) Về nhà hoàn thành bài tập, chuẩn bị bài 18
Tuần 18:
Giảng:
Đ18: Bài 18: Vẽ heo mẫu
kí hoạ
------------------- & -----------------
I. Mục tiêu :
- Học sinh biết thế nào là kí họa và cách kí họa
- Kí họa được một số đồ vật, cây cối, hoa lá , các con vật quen thuộc đơn giản về hình và cấu trúc
- Thêm yêu quý cuộc sống xung quanh
II- Những thông tin cơ bản
1. Tài liệu thiết bị
a. Giáo viên
- Một số kí họa về cây cối , con người gia súc ...
- Bài vẽ của học sinh các năm.
b. Học sinh Đồ dùng học tập, sách vở, một số hoa lá, đồ vật...
2. Phương pháp: Trực quan, gợi mở, luyện tập...
III. tiến trình dạy học
* Tổ chức (1p) Học sinh chào, kiểm tra sĩ số
7B: 7F:
7C: 7K:
* Kiểm tra (1p) Bài tập,đồ dùng học tập
* Khởi động vào bài mới (1p)
Kí họa là một hình thức ghi lại mọi sự vật hiện tượng bằng hình vẽ để làm tư liệu sáng tác MT. Nhờ có kí họa nên có rất nhiều tác phẩm MT nổi tiếng ra đời phản ánh được hiện thực cuộc sống một cách sinh động. Bài học hôm nay chúng ta sẽ học phương pháp kí họa phục vụ tốt hơn cho môn học MT trong nhà trường
Hoạt động 1
* GV cho học sinh quan sát một số kí họa SGK hoặc kí họa đã chuẩn bị (GV kí nhanh lên bảng một số đồ vật)
- Thế nào là kí họa?
- Mục đích của kí họa là gì?
- Kí họa và vẽ theo mẫu khác nhau NTN?
Hoạt đông 2
- Có thể dùng các chất liệu nào để kí họa?
Hoạt động 3
- Vẽ kí họa như thế nào?
* Cho HS quan sát cách vẽ
Hoạt động 4
* GV hướng dẫn học sinh trong quá trình làm bài, chu ý nhắc HS cách bố cục trong trang giấy
1, Khái niêm về kí họa (6p)
- Kí họa là hình thức vẽ nhanh nhằm ghi lại nhữnh nét chính , chủ yếu nhất , đồng thời ghi lại cảm xúc của người vẽ về thiên nhiên cảnh vật, con người
- Mục đích của kí họa : lấy dáng hình, lấy thế động tĩnh để làm tài liệu sáng tác giúp cho ta cảm nhận vẻ đẹp của mọi vật xung quanh, giúp học vẽ theo mẫu, vẽ tranh được tốt hơn
2. Chất liệu để kí họa (4p)
- Bút chì, bút sắt, bút dạ, mực nho, màu nước tiện lợi dễ sử dụng
3. Cách kí họa (6p)
- Quan sát nhận xét về hình dáng , đường nét, đậm nhạt, đặc điểm của đối tượng
- Chọn hình dáng đẹp, tiêu biểu
- So sánh ,ước lượng tỷ lệ các bộ phận
- Vẽ nét bao quát, nét chính
- Vẽ chi tiết
4, Luyện tập (20p)
- HS làm bài tập
- Yêu cầu hoàn thành bài tại lớp
Hoạt đông 4: Đánh giá kết quả học tập (4p)
- Treo một số bài cho hoc sinh đánh giá nhận xét
- GV chốt ý kiến nhận xét cho điểm và khuyến khích HS làm bài tốt hơn
* Dặn dò (1p): Về nhà hoàn thành bài tập, chuẩn bị bài 19
File đính kèm:
- bai 1415161718.doc