I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được vài nét về bối cảnh lịch sử và những thành tựu về mỹ thuật của thời Nguyễn.
2/. Kỹ năng: Học sinh phân biệt được những đặc điểm của mỹ thuật Việt Nam thông qua từng giai đoạn lịch sử. Phát triển khả năng phân tích, tích hợp kiến thức của học sinh.
3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có thái độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Tranh ảnh về các tác phẩm mỹ thuật thời Nguyễn.
2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh, bài viết về MT thời Nguyễn.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/. Ổn định tổ chức: (1/) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.
2/. Kiểm tra bài cũ:
3/. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: Nghệ thuật là một phần tất yếu của cuộc sống. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, các triều đại phong kiến ở Việt Nam đã để lại không ít những di tích, công trình mỹ thuật có giá trị. Để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc đó chúng ta cần phải có trách nhiệm và biết được đặc điểm, giá trị nghệ thuật để có biện pháp giữ gìn, bảo quản tốt hơn. Do đó hôm nay thầy cùng các em nghiên cứu bài “Sơ lược về mỹ thuật thời Nguyễn”.
68 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mỹ thuật Khối 9 - Chương trình cả năm - Nguyễn Ánh Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giới biết đến và đánh giá cao. Nhiều họa sĩ nổi tiếng ở cả trong nước và thế giới như: Hô-ku-sai, U-ta-ma-rô
4/. Các công trình kiến trúc của Lào và Cam-Pu-Chia.
a/. Thạt Luổng (Lào):
- Được xây dựng vào năm 1566, là công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của nước Lào. Tháp Thạt Luổng là kiến trúc chính, trung tâm tháp là 1 khối lớn vươn cao, xung quanh là các tháp nhỏ. Toàn bộ khối trung tâm đều được dát vàng tạo nên vẻ uy nghi, rực rỡ.
b/. Ăng-co-Thom (Cam-Pu-Chia):
- Thuộc loại kiến trúc “Đền núi” được cách điệu, xây dựng theo một kết cấu hết sức bay bổng, là sự kết hợp độc đáo giữa nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc tinh tế, hoàn mỹ. Ấn tượng nổi bật ở ngôi đền là 54 ngọn tháp, chóp tháp là tượng Phật 4 mặt, mỗi mặt mang một nụ cười khác nhau.
3/
HOẠT ĐỘNG 4:
Đánh giá kết quả học tập.
- GV cho HS nêu cảm nhận của mình về các tác phẩm trên. Nêu trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa thế giới.
- Nhận xét về tiết học và ý thức học tập của học sinh.
- HS nêu cảm nhận và trách nhiệm của mình về các tác phẩm.
4/. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo (1/).
+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà học bài theo câu hỏi ở SGK.
+ Chuẩn bị bài mới: HS về nhà đọc trước bài “Vẽ biểu trưng”, sưu tầm một số mẫu biểu trưng của các cơ quan, ngànhnghề khác nhau, chuẩn bị chì, tẩy, màu, vở bài tập.
RÚT KINH NGHIỆM
VẼ BIỂU TRƯNG
Ngày soạn: 12.12.2008
Tiết: 17 Bài: 17 - Vẽ trang trí.
* * * * * * * * * * * * * * *
I/. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1/. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm và phương pháp vẽ biểu trưng
2/. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc xác định nội dung, lựa chọn hình ảnh minh họa hợp lý, thể hiện bố cục chặt chẽ, màu sắc hài hòa.
3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh mang tính tượng trưng cho một nội dung nhất định.
II/. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS:
1/. Giáo viên: Một số mẫu biểu trưng. Hình minh họa cách vẽ.
2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm mẫu biểu trưng.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/. Ổn định tổ chức: (1/) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.
2/. Kiểm tra bài cũ: (3/)
- Em hãy nêu hiểu biết của mình về mĩ thuật Ấn Độ?
- Em hãy nêu hiểu biết của mình về mĩ thuật Trung Quốc?
- Em hãy nêu hiểu biết của mình về mĩ thuật Nhật Bản?
3/. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: Biểu trưng rất quen thuộc trong xã hội, mỗi cơ quan, ban ngành đều có mẫu biểu trưng của mình, để giúp các em có khái niệm và biết cách vẽ biễu trưng cơ bản, hôm nay thầy, trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Vẽ biểu trưng”.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
5/
HOẠT ĐỘNG 1:
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV cho HS xem tranh ảnh về các mẫu biểu trưng khác nhau. Yêu cầu HS nhận xét về nội dung, các thành phần, cách trình bày, màu sắc và ý nghĩa của các mẫu biểu trưng đó.
- GV củng cố và bổ sung những thiếu sót, nhấn mạnh đến đặc trưng cơ bản của biểu trưng là hình ảnh mang tính tượng trưng cao, ít mang tính hiện thực.
- Xem tranh ảnh về các mẫu biểu trưng và nhận xét về các mẫu biểu trưng đó.
- Quan sát GV phân tích, giảng giải đặc trưng tiêu biểu của biểu trưng.
I/. Quan sát - nhận xét:
- Biểu trưng là hình ảnh tượng trưng của một đơn vị, ban ngành, trường học thường có hình ảnh tượng trưng và chữ. Biểu trưng thường dùng trang trí trên tạp chí, báo của đơn vị, trang trí trong hội trường hoặc đeo ở ngực áo. Màu sắc thường đơn giản, nổi bật.
7/
HOẠT ĐỘNG 2:
Hướng dẫn HS cách vẽ biểu trưng trường học.
+ Hướng dẫn HS tìm và chọn hình ảnh.
- GV lấy một số ví dụ: Chiến tranh, hòa bình, nông nghiệp, công nghiệp, trường học để HS chọn lựa hình ảnh cho phù hợp với nội dung đó.
- GV phân tích trên tranh minh họa để HS thấy đuợc việc chọn lựa hình ảnh phải mang tính tượng trưng, cô đọng và thể hiện rõ nội dung.
- GV gợi ý để HS chọn lựa hình ảnh tượng trưng cho trường học của mình.
+ Hướng dẫn HS cách vẽ biểu trưng:
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách làm bài trang trí cơ bản.
+ Vẽ khung hình.
- GV cho HS quan sát tranh minh họa để nhận xét về sự đa dạng của hình dáng chung một số mẫu biểu trưng.
- GV gợi ý để HS chọn lựa hình dáng chung theo ý thích.
- GV hướng dẫn trên bảng các bước tiến hành cách vẽ khung hình.
+ Sắp xếp mảng chữ, mảng hình.
- GV cho HS nhận xét về bố cục một số mẫu biểu trưng.
- Trên tranh ảnh GV phân tích việc sắp xếp mảng chữ và hình cần tập trung, tránh dàn trải. Chú ý đến tỷ lệ của chữ và hình cho hợp lý làm nổi bật trọng tâm.
- GV hướng dẫn trên bảng các bước tiến hành cách sắp xếp hình mảng.
+ Vẽ chi tiết (Hình ảnh, chữ).
- GV cho HS nhận xét về hình ảnh, chữ trên một số mẫu biểu trưng để các em nắm được đặc trưng về đường nét của hình ảnh và của các kiểu chữ, từ đó hình dung ra việc chọn lựa đường nét thể hiện và kiểu chữ trong bài vẽ của mình.
- GV phân tích về sự đơn giản, khái quát của hình ảnh, chữ trên một số mẫu biểu trưng.
- GV hướng dẫn trên bảng các bước tiến hành cách vẽ chi tiết.
+ Vẽ màu.
- GV yêu cầu HS nhận xét về màu sắc trên tranh minh họa.
- GV gợi ý để HS chọn lựa gam màu mình thích.
- Phân tích trên tranh minh họa về sự đơn giản, hài hòa, nổi bật của màu sắc ở biểu trưng.
- GV hướng dẫn trên bảng các bước tiến hành cách vẽ màu.
- Chọn lựa hình ảnh cho các ví dụ mà GV đưa ra.
- Quan sát GV phân tích đặc điểm của biểu trưng.
- Chọn lựa hình ảnh tượng trưng cho trường học của mình.
- Nhắc lại cách làm bài trang trí cơ bản.
- Quan sát tranh minh họa và nhận xét về hình dáng chung một số mẫu biểu trưng.
- Chọn lựa hình dáng chung theo ý thích.
- Quan sát GV hướng dẫn vẽ khung hình.
- Nhận xét về bố cục một số mẫu biểu trưng.
- Quan sát GV phân tích việc sắp xếp mảng chữ và hình
- Quan sát GV hướng dẫn sắp xếp hình mảng.
- Nhận xét về hình ảnh, chữ trên một số mẫu biểu trưng
- Quan sát GV phân tích về hình ảnh, chữ trên một số mẫu biểu trưng.
- Quan sát GV hướng dẫn cách vẽ chi tiết.
- Nhận xét về màu sắc trên tranh minh họa.
- Chọn lựa gam màu mình thích.
- Quan sát GV phân tích màu sắc ở biểu trưng.
- Quan sát GV hướng dẫn cách vẽ màu.
II/. Cách vẽ biểu trưng trường học:
1. Tìm và chọn hình ảnh.
2. Cách vẽ biểu trưng:
a. Vẽ khung hình.
b. Sắp xếp mảng chữ, mảng hình.
c. Vẽ chi tiết (Hình ảnh, chữ).
d. Vẽ màu.
25/
HOẠT ĐỘNG 3:
Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV cho 4 nhóm cử thành viên thi vẽ biểu trưng.
- Quan sát và động viên những HS làm bài tập cá nhân. Nhắc nhở HS làm bài theo đúng hướng dẫn.
- 4 nhóm cử thành viên thi vẽ biểu trưng.
- Làm bài tập cá nhân.
3/
HOẠT ĐỘNG 4:
Đánh giá kết quả học tập.
- GV cho HS nhận xét bài vẽ trên bảng của 4 nhóm.
- GV chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp để HS nhận xét và xếp loại bài tập theo cảm nhận của mình.
- GV tóm tắt lại những ưu điểm và khuyết điểm của các bài vẽ.
- Nhận xét tiết học và tinh thần học tập của học sinh.
- Nhận xét bài vẽ trên bảng của 4 nhóm.
- Nhận xét và xếp loại bài tập theo cảm nhận của mình.
4/. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo (1/).
+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà xem lại cách vẽ tranh đề tài và các bài vẽ tranh đã học để tiết sau làm bài thi HKI.
+ Chuẩn bị bài mới: Chuẩn bị chì, tẩy, màu, Giấy A4.
RÚT KINH NGHIỆM
[
ĐỀ TÀI: TỰ DO
(Bài kiểm tra HK I )
Ngày soạn: 19.12.2008
Tiết: 18 Bài: 18 – Vẽ tranh.
* * * * * * * * * * * * * * *
I/. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1/. Kiến thức: Học sinh củng cố lại kiến thức vẽ tranh đề tài đã học.
2/. Kỹ năng: Học sinh thể hiện bài vẽ linh hoạt, sắp xếp bố cục, hình tượng hợp lý, sử dụng màu sắc phù hợp với đề tài. Biết đưa cảm xúc vào tranh vẽ.
3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được vẻ đẹp của tranh vẽ, nâng cao nhận thức thẩm mỹ..
II/. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS:
1/. Giáo viên: Đề kiểm tra HK I.
2/. Học sinh: Chì, tẩy, màu, giấy A4.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/. Ổn định tổ chức: Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.
2/. Kiểm tra bài cũ:
3/. Bài mới:
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1:
GV ra đề kiểm tra HK I
HOẠT ĐỘNG 2:
Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra.
- GV gợi ý để HS chọn lựa đề tài vẽ tranh nhằm tránh sự trùng lặp.
HOẠT ĐỘNG 3:
Đánh giá kết quả buổi kiểm tra.
- GV nhận xét thái độ làm bài của HS.
- Cho HS nêu nhận xét và xếp loại một số bài vẽ.
- HS làm bài kiểm tra.
- HS nêu nhận xét và xếp loại một số bài vẽ.
Đề kiểm tra HK I – Thời Gian: 45/
Em hãy vẽ một bức tranh – Đề tài: TỰ CHỌN.
KẾT QUẢ KIỂM TRA HỌC KỲ 1
+ Loại Giỏi:... HS – Tỷ lệ: %. + Loại Khá:.. HS – Tỷ lệ: %.
+ Loại T.Bình:... HS – Tỷ lệ: %. + Loại Yếu:.. HS – Tỷ lệ: %.
+ Loại Kém:.... HS – Tỷ lệ: %.
4/. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo.
+ Bài tập về nhà:
+ Chuẩn bị bài mới:
RÚT KINH NGHIỆM
.
.
File đính kèm:
- GIAO AN MY THUAT 9 CHUAN DA BO SUNG.doc